I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
2. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Phong trào TM, ngoài một VĐL rất nhẹ nhàng, sâu lắng, Thế Lữ sôi nổi mạnh mẽ, Tế Hanh là một nhà thơ viết nhiều về đề tài quê hương, nó trở thành một nguồn mạch chính trong sáng tác của ông mà bài thơ Quê hương là một điển hình rõ nét.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 20 tiết 77- quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/1/2008
TUẦN 20 Tiết : 77 QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Phong trào TM, ngoài một VĐL rất nhẹ nhàng, sâu lắng, Thế Lữ sôi nổi mạnh mẽ, Tế Hanh là một nhà thơ viết nhiều về đề tài quê hương, nó trở thành một nguồn mạch chính trong sáng tác của ông mà bài thơ Quê hương là một điển hình rõ nét.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm :
-Đọc tiểu dẫn SGK.
-Lưu ý: Quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, giọng thơ trữ tình đằm thắm, được HT đưa vào tập Thi nhân VN, đoạt giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn với tập Nghẹn Ngào lúc 18 t.
Viết theo thể thơ 8 chữ, mới xuất hiện trong TM, trước đây chỉ có ở thể hát nói. Thơ 8 chữ mới có hình thức tự do, độ dài ngắn không hạn định ; có thể liền mạch hoặc nhiều khổ, số câu, số khổ trong bài thơ ko bắt buộc ; gieo vần liền và vần ôm với sự hoán vị bằng trắc đều đặn(2 câu vần bằng đến 2 câu vần trắc)àTự do nhưng vần điệu vẫn nhịp nhàng, đều đặn, khả năng diễn đạt phong phú.
Hoạt động 2: hướng dẫn đọc & tìm hiểu chú thích :
-Học sinh đọc, giáo viên nhận xét & đọc lại.
-Đọc chú thích, lưu ý cảm hứng quê hương trong sáng tác của TH.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc-tìm hiểu văn bản:
H1: Bài thơ có mấy hình ảnh chính về nỗi nhớ quê hương ? Phương thức biểu đạt chính ?
Đoạn 1: Hai câu đầu : Giới thiệu chung về làng tôi
Đoạn 2: Hình ảnh con người và cuộc sống làng chài quê hương(m/tả)
Đoạn 3: Nỗi nhớ quê hương. (biểu cảm)
H2: Đọc phần đầu và cho biết làng tôi ở có gì đặc biệt ? Hình ảnh làng chài được miêu tả nổi bật ở những điểm nào ?
à Làm nghề chài lưới, đơn sơ, bình dị
H3: Cảnh dân làng đi đánh cá đượcmiêu tả như thế nào ?
àBuổi sớm mai, trời đẹp
H4: Hình ảnh nào đáng chú ý trong cảnh đó ? BPTT ở đây là gì và tác dụng của BP đó ?
àCon thuyền và cánh buồm
H5: Con thuyền được miêu tả có gì đặc sắc ? Trong hình ảnh con thuyền có ẩn chứa tình cảm gì của tác giả ?
àVật thể hữu hình biến thành cái trừu tượng vô hìnhàVẻ đẹp cường tráng, sức vóc tung tỏa, 1 vẻ đẹp LM và bất ngờ, trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng ; đó cũng là biểu tượng của làng chài quê hương ; vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận cái hồn của sự vật.
H6: Đọc đọan thơ tả cảnh thuyền và người về bến và cho biết chúng đượcmiêu tả bằng những chi tiết nào ?
àBức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ k/khí ồn ào, tấp nập, đông vui ; mang chiều sâu của tâm lý cọâng đồng, tiêu biểu cho đời sống tâm linh của một làng chài ven biển,
H7: Hình dung cuộc sống của người dân nơi đây như thế nào ? Em có cảm nhận gì về sự miêu tả người dân vùng biển với làn da ngăm…thân hình …vị xa xăm ?
àNhư những sinh thể được tách ra từ biển, mang vị mặn mòi của biển, mang theo về cả những hương vị biển xa, là những đứa con của biển khơi, là nét đặc trưng của người dân vùng biển.
H8: Hãy chỉ ra nét đẹp nghệ thuật của hình ảnh: ”Chiếc thuyền …chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ?
àCô đúc, nói lên sự nghỉ ngơi thư giãn, vừa nói lên vẻ yên lặng của bến đỗ ; Con thuyền nghe như vị muối đang chuyển động râm ran trong cơ thể mình, cũng là nói về những ngư dân đang thư giãn, nghĩ ngơi mà giờ đây dư vị chuyến đi chỉ còn là những hình ảnh thấp thoáng trong tưởng tượng êm dịu.
H9: Từ đó, em có cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn nhà thơ ?
àTấm lòng gắn bó sâu nặng và một sự rung động chân thành +cảm nhận tinh tế và tài hoa.
H10: Nỗi nhớ quê hương được biểu hiện bằng những hình ảnh nào ? Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn ở đây thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào ?
àlời thơ chân thành, giản dị, nỗi nhớ da diết, sâu đậm, hương vị quyến rũ quen thuộc của làng chài QH là điều ko thể nào quên.
Hoạt động 4: Tổng kết:
H11: Đọc bài thơ, em cảm nhận đượcnhững điều tốt đẹp nào của sự sống và lòng người ? àBức tranh tươi đẹp & tấm lòng yêu quê.
H12: Qua đó, em hiểu gì về nhà thơ TH ?
àTinh tế trong cảm nhận, tấm tình thuần hậu, thủy chung, gắn bó
H13: Tình cảm trong bài thơ đem lại cho em cảm xúc gì ?
àđọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 5: Luyện tập: Thực hiện theo SGK.
-Học thuộc và đọc diễn cảm.
-Sưu tầm một số tác phẩm viết về quê hương(Bài học đầu cho con, Quê hương, bức tranh quê, Nhớ con sông…Lời con đường quê…)
I. Tác giả –tác phẩm :
-Sinh 1921, quê Quảng Ngãi.
-Sáng tác nhiều về chủ đề quê hương.
II. Tìm hiểu bài thơ :
1. Giới thiệu chung về làng tôi(hai câu đầu):
-Làng tôi ở vốn…
Nước bao vây cách biển…
àNgôn ngữ tự sự giản dị.
àLàng tôi làm nghề chài lưới, đơn sơ, bình dị.
2. Con người và cuộc sống làng chài quê hương :
a. Cảnh dân làng ra khơi đánh cá:
-Trời trong … mai hồng.
Chiếc thuyền nhẹ hăng… phăng mái chèo…
àHình ảnh s/sánh+đtừ mạnh, gây ấn tượng.
àPhong cảnh th/nhiên tươi sáng và bức tranh lao động đầy hứng khởi, dào dạt sự sống.
b. Cảnh thuyền về bến & cuộc sống của những ngư dân :
-Oàn ào …tấp nập…
Nhờ ơn trời…tươi ngon …
àBức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
-Dân chài lưới … nồng thở vị xa xăm…
àVẻ đẹp vừa chân thực vừa LM.
-Chiếc thuyền im… thớ vỏ…
àN/hóa: Cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống
èSự gắn bó sâu nặng với con người và c/vật của QH.
3. Nỗi nhớ QH:
-Nay …luôn tưởng nhớ.
Màu nước xanh…
Thấy nhớ … nồng mặn quá !
àNỗi nhớ thương da diết, chân thành và sâu nặng.
III. Tổng kết:
Học ghi nhớ SGK/18
IV. Luyện tập:
4. Củng cố (Luyện tập): Đọc diễn cảm một số câu thơ khác về quê hương mà em biết.
5. Dặn dò:
Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
Soạn bài Khi con tu hú.
Tìm hiểu tác giả tác phẩm
Phân tích theo câu hỏi gợi ý SGK
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày soạn:27/1/2008
Tiết 78: KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu sự sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Bên cạnh phong trào TM lãng mạn với nhiều khát vọng hướng tới một cuộc sống tự do, ko bị trói buộc về tinh thần, thơ trong giai đoạn 30-45 cũng có nhiều bài được sáng tác bởi những chiến sĩ CM, tiêu biểu trong số đó là Tố Hữu với những bài thơ được sáng tác trước 1945 trong tập thơ “Từ ấy”.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm :
-Đọc tiểu dẫn SGK.
-Tố Hữu, tham gia hoạt động CM từ rất sớm(Kết nạp Đảng năm18 t- Từ ấy)Sứcmạnh trong thơ ông chính là sức hấp dẫn của lý tưởng CS cao đẹp, của chân lý CM. Có sức truyền cảm mạnh mẽ, rộng rãi, một phần do tiếp thu tinh hoa của nền thơ dân tộc và làm phong phú những tinh hoa truyền thống đó ; về hình thức là thơ mới.
Hoạt động 2: Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
-Lưu ý thời điểm sáng tác: tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ(Huế)
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài thơ
*Tìm hiểu chung về bài thơ :
H1: Em có suy nghĩ gì về tên của bài thơ ? Hãy viết một câu văn có 4 chữ đầu là “khi con tu hú”để tóm tắt nội dung bài thơ ?
àKhi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đã đến, người tù CM càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống ngoài kia.
*Tiếng chim tu hú có vai trò gì trong bài thơ này ? Vì sao tiếng tu hú lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy ? àTín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng tự dồtác động mạnh mẽ đến người tù.
H2: Bài thơ diễn tả tiếng chim tu hú hay là qua đó diễn tả cảm xúc của lòng người ? Nếu vậy thì có thể lấy lời thơ nào trong bài này để đặt tên khác cho bài thơ ? àTa nghe hè dậy bên lòng…
H3: Nhân vật trữ tình xưng Ta là ai ? Có quan hệ gì với nhà thơ ?
àLà tác giả ; là 1 nét chân dung tinh thần của TH thời kỳ mới giác ngộ CM
H4: Thể thơ ? Hình thức ấy có tác dụng diễn tả cảm xúc như thế nào ?
H5: Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Ý chính mỗi phần ? PTBĐ ?
àĐoạn 1: Miêu tả ; đoạn 2: Chủ yếu biểu cảm.
*Phân tích chi tiết:
H6: Đọc đoạn thơ 1, cho biết thời gian mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào ?
H7: Một sự sống như thế nào được gợi lên tư ønhững âm thanh ấy ? (Liên hệ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt)
H8: Hãy tìm những chi tiết khác tả cảnh mùa hè ? (Màu sắc, đường nét, h/ ảnh tiêu biểu…)Sự sống ở đây đã được hình dung như thế nào ?
H9: Qua những chi tiết ấy, cảnh tượng mùa hè hiện lên với những vẻ đẹp nào ? àTươi thắm, lộng lẫy, rực rỡ chói chang và yên bình.
H10: Từ sự cảm nhận của nhà thơ về cảnh vật mùa hè, em có nhận xét gì về năng lực cảm xúc, tâm hồn của nhà thơ ?
àGắn bó với cuộc sống, tha thiết với cuộc đời tự do, nhạy cảm, luôn mở ra và đón nhận mọi biểu hiện phong phú của cuộc sống.
H11: Điều đó thể hiện đặc điểm nổi bật nào ở nhà thơ-người chiến sĩ CM trẻ tuổi ấy ?
H12: Đoạn 2 với câu thơ “Ta nghe … lòng”ta hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn ? Từ đó hình dung trạng thái tâm hồn tác giả như thế nào ?
àBằng sứcmạnh tâm hồn, rất nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do,
H13: Những chi tiết diễn tả tâm trạng tác giả lúc này là gì ? Em cảm nhận từ những lời bộc bạch đó một tâm hồn như thế nào ?
àCảm giác bực bội u uất, ngột ngạt ko chịu nổi, muốn phá tung tất cả phong giam để trở về với k/gian tự do ngoài kia.
H13: Mở đầu và kết thúc đều có tiếng tu hú nhưng chúng khác nhau như thế nào ?
àCâu đầu là hòa hợp với sự sống, với mùa hè, biểu hiện niềm say mê c/sống ; câu cuối gợi lên cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải-tâm trạng của kẻ bị cưỡng đạt tự do, bị tách rời c/sống.
H14: cảm nhận điều gì mãnh liệt trong tâm hồn con người từ những lời cuối cùng của bài thơ ?
àThèm khát cao độ c/sống tự do, cháy lên khát vọng yêu sống, yêu t. do
*Tổng kết về bài thơ:
H15: 2 đoạn thơ là tiếng nói về tâm hồn cao đẹp như thế nào ?
àLòng yêu sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày ; hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống ; yêu cuộc sống mãnh liệt, một hồn thơ CM.
H16: Thể thơ lục bát đã đem lại tác dụng gì cho bài thơ ?
àMềm mại, linh hoạt, uyển chuyển, dễ thuộc, dễ nhớ, giàu nhạc điệu, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ
H17: Liên hệ với những bài thơ khác có cùng chủ đề, đề tài mà em biết của Tố Hữu và những nhà thơ khác ?
àTâm tư trong tù, một tiếng rao đêm, con chim của tôi, lấy củi, …
àĐọc ghi nhớ/SGK-Giáo viên tổng kết bài.
I. Tác giả –tác phẩm :
(1920-2002)
-Tham gia CM từ rất sớm, là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ CM Việt Nam.
-Bài thơ sáng tác 7/1939 khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
II. Tìm hiểu bài thơ :
1. Bức tranh mùa hè( 6 câu đầu):
*Âm thanh:
-Tu hú gọi bầy…, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều…
*Cảnh vật:
-Lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, trời xanh, diều sáo…
*Màu sắc:
-Vàng, xanh, đỏ…
àTừ ngữ gợi tả, nhịp điệu sôi nổi.
àBức tranh mùa hè tươi đẹp với â/thanh rộn rã, màu sắc tươi đẹp và cảnh tượng sống động.
èBiểu hiện một tâm hồn trẻ trung yêu đời, gắn bó với cuộc sống.
2. Tâm trạng người tù (4 câu sau):
-Ta nghe hè dậy…
đạp tan phòng …
ngột …chết uất
àCảm xúc ngột ngạt bực bội, càng khao khát cuộc đời tự do và sự sống bên ngoài.
èTiếng tu hú như một ám ảnh day dứt về cuộc sống tự do.
3. Đặc sắc nghệ thuật :
-Thể thơ lục bát mềm mại, linh hoạt.
-Giọng điệu tự nhiên, hình ảnh, từ ngữ gợi tả với cảm xúc phong phú.
III. Tổng kết:
Học ghi nhớ/SGK
Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm.
Dặn dò:
-Học thuộc, tập phân tích.
-Soạn và chuẩn bị cho bài “câu nghi vấn” (tiếp theo)
****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày soạn:28/1/2008
Tiết 79: CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Ngoài việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác ? àbài học hôm nay.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu những chứcnăng khác của câu nghi vấn:
-Đọc các đoạn trích SGK/20 và cho biết:
H: Câu nào là câu nghi vấn ?
-Câu nghi vấn trong các đoạn trên có dùng để hỏi ko ? Nếu ko dùng để hỏi thì để làm gì ?
-Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên(Có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi ko ? )
àcâu (a): Bộc lộ tình cảm, cảm xúc(Sự hoài niệm, tiếc nuối)
(b): đe dọa ; (c): cả 4 câu dùng để đe dọa ; (d): Khẳng định ; (e): Cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc(Sự ngạc nhiên)
àKo phải đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu 2 ở (e)kết thúc bằng dấu chấm than.
H2: Từ những tìm hiểu trên, có thể rút ra được điều gì ? àngoài việc dùng để hỏi, CNV còn dùng với mục đích gì ? Nếu vậy, nó có nhất thiết phải kết thúc bằng dấu hỏi không ?
àĐọc ghi nhớ/22/SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1/22:
Câu a: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu b: trừ “Than ôi ! ”àPhủ định ; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu c: Cầu khiến ; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu d: Phủ định: bộc lộ tình cảm, cảm xúcàCó cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán nhưng vẫn là câu nghi vấn ; chức năng vẫn ko thay đổi.
Bài 2/22:
Câu a: Sao… quá thế ? ; Tội gì … ? ; Ăn mãi … gì mà lo liệu ? àPhủ định.
Câu b: … làm sao ? àBộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
Câu c: Ai dám bảo … ? àKhẳng định.
Câu d: …việc gì ? ; Sao lại… mà khóc ? àHỏi.
Thay thế :
Câu a = Cụ không phải … ; Không nên nhịn đói …lại ; Ăn hết thì lúc chết ko có tiền để mà lo liệu
Câu b=Không biết chắc là thằng bé có thể …hay không.
Câu c=Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
Bài 4/22: Dùng để chào, người nghe ko nhất thiết trả lời, có thể đáp lại bằng câu chào khácàQuan hệ thân mật.
III. Những chức năng khác:
1. Ví dụ:
a/Năm nay…
Hồn … bây giờ ?
àBộc lộ tình cảm, cảm xúc(Sự hoài niệm, tiếc nuối)
b/Mày định nói … nghe đấy à ?
àdùng để đe dọa.
c/Chả lẽ… lục lọi ấy !
à kết thúc bằng dấu chấm than.
èKhông dùng để hỏi.
2. Ghi nhớ:
Học SGK/22.
IV. Luyện tập:
Bài 1- 4/ SGK 23
4. Củng cố: Những chức năng khác của câu nghi vấn ? Cho VD minh họa.
5 . Dặn dò: Học bài-làm bài tập SGK và vở
Chuẩn bị bài thuyết minh về 1 phương pháp
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày soạn:29/1/2008
Tiết 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
I. Mục tiêu cần đạt :
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Ngoài việc TM một đồ dùng, một thể loại văn học, còn có TM một phương pháp, cách làm àBài học hôm nay.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đoc bài mẫu và nhận xét cách làm bài:
Buớc 1: Học sinh đọc bài a & b:
H1: Hai văn bản trên TM vấn đề gì ? Gồm có những mục nào ? hai văn bản có điểm nào chung ? Vì sao lại như thế ?
àMuốn làm một cái gì đó thì phải có nguyên vật liệu, có cách làm và có yêu cầu thành phẩmèLàm cái gì cũng vậy.
Bước 2: TM cách làm.
H2: Khi TM cách làm một vật, cách nấu. v. v. thì phải làm như thế nào ?
àCái nào làm trước, làm sau cần theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả như mong muốn.
H3: Qua hai văn bản TM một cách làm trên, em rút ra được điều gì về :
+Khi giới thiệu một p/pháp, người viết phải như thế nào ?
+Khi TM, cần làm rõ những yếu tố nào ? Lời văn ra sao ?
àGhi nhớ /26SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Bước 1: Nêu đề bàiàhọc sinh cần nắm vững yêu cầu đó.
Bước 2: Cách làm bài: 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
Thân bài:
a-Số người chơi, dụng cụ chơi ; b. Cách chơi(Luật chơi), thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật ; c. Yêu cầu đối với trò chơi.
àRút ra kết luận: Việc TM một đối tượng mới: khi cần TM một p/pháp, một cách làm thì phải làm gì, bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu.
Bài 2:
àGợi ý: Ngoài cách đọc văn bản thông thường vẫn còn có một cách đọc nhanh, đọc thầm để nắm bắt thông tin nhanh, chính xác. Cần chú ý p/pháp TM nêu số liệu, ví dụ.
I. Giới thiệu một p/pháp(cách làm):
Văn bản (a)+(b)giống nhau :
-Cách làm với các bước như nhau.
2. Ghi nhớ:
Học SGK / 26.
II. Luyện tập:
Bài 1/26.
Bài 2/26.
Củng cố (luyện tập): Thế nào là giới thiệu một p/pháp ? Cần trình bày những gì khi làm ?
Dặn dò:
-Học bài-làm bài tập.
-Soạn bài: Tức cảnh Pắc-Bó.
- TÌm hiểu tác giả, tác phẩm. Soạn theo câu hỏi SGK
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
..........................................................................................................................
File đính kèm:
- 8-20.DOC