Giáo án ngữ văn 8 Tuần 21 năm học 2011-2012

1- Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

- HS biết : Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nĩi chung v ở bi thơ

ny : tình yu qu hương đằm thắm .

- HS hiểu:Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người v sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xc trong sng, thiết tha .

1.2.Kĩ năng :

- HS thực hiện được:Nhận biết được tc phẩm thơ lng mạn .

- HS thực hiện thnh thạo:Đọc diễn cảm tc phẩm thơ .

- HS thực hiện thnh thạo:Phn tích được những chi tiết miu tả, biểu cảm đặc sắc trong bi thơ .

1.3.Thái độ:

-Tính cch: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

2-Nội dung học tập: Tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

3- Chuẩn bị :

3.1.GV: Tranh minh họa SGK

3.2.HS: tìm hiểu bài mới.(Sưu tầm một bức tranh hoặc ảnh một làng ven biển, cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.)

4- Tổ chức cc hoạt động học tập:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :

8A1: HD / Vắng:

8A2: HD / Vắng:

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 21 năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÊ HƯƠNG-TẾ HANH Tuần 21 - Tiết 77 Ngày dạy: 1- Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HS biết : Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nĩi chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm . - HS hiểu:Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha . 1.2.Kĩ năng : - HS thực hiện được:Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn . - HS thực hiện thành thạo:Đọc diễn cảm tác phẩm thơ . - HS thực hiện thành thạo:Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ . 1.3.Thái độ: -Tính cách: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. 2-Nội dung học tập: Tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật của tác giả. 3- Chuẩn bị : 3.1.GV: Tranh minh họa SGK 3.2.HS: tìm hiểu bài mới.(Sưu tầm một bức tranh hoặc ảnh một làng ven biển, cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.) 4- Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8A1: HD / Vắng: 8A2: HD / Vắng: 4.2. Kiểm tra miệng: 1. Bài thơ “ Quê hương” miêu tả hình ảnh của ai? (1đ) 2. Ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”? (2đ) 3/Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng” hoặc một đoạn. (7đ) 1/Cảnh dân chài ra khơi đánh cá. 2/Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ. 3/Đọc đúng diễn cảm bài thơ 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1:(10’)Đọc-hiểu văn bản(Thực hiện thành thạo:Đọc diễn cảm tác phẩm thơ .) GV hướng dẫn HS đọc:giọng nhẹ nhàng trong trẻo, chú ý nhịp phổ biến trong bài: 3-2-3 hoặc 3-5. GV đọc mẫu ,3 hoặc 4 HS đọc GV nhận xét GV gọi HS đọc phần chú thích - Tìm hiểu tác giả – tác phẩm. GV cho HS xem tranh minh họa Bài thơ thuộc phong trào thơ mới (1932 – 1945). Thể thơ 8 chữ, thể thơ tự do gồm nhiều khổ, gieo vần ôm và vần liền. GV:Tìm bố cục bài thơ? Hoạt động 2:(25’)Tìm hiểu bài thơ(Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ . HS đọc lại 2 câu thơ đầu? GV:Hai câu thơ đầu tiên đã giới thiệu quê hương của tác giả như thế nào? (về vị trí địa lý, đặc điểm nghề nghiệp của làng quê: làm nghề chài lưới) à dân chài. GV: làng quê của tác giả nằm giữa con sông Trà Bồng êm đềm và xanh trong bốn mùa. Tác giả từng nói về con sông quê hương mình. “Trước khi đổ ra biển, dòng sông lượn vòng ôm trọn làng biển quê tôi” GV:Nêu nhận xét về 2 câu thơ giới thiệu? ¨ Giản dị, tự nhiên nhưng rất đầy đủ ý nghĩa, thông tin. GV:Khi giới thiệu làng quê là một làng ven biển, dân làng sinh sống bằng nghề chài lưới, tác giả nói về cảnh gì của làng chài trước tiên? HS đọc 6 câu thơ tiếp theo GV:Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá được miêu tả trong khung cảnh như thế nào? ¨ Ngày đẹp trời. GV:Khung cảnh ấy gợi cho người đọc cảm giác gì? ¨ Một không gian bát ngát và rực rỡ ánh bình minh. GV:Những hình ảnh nào nổi bật nhất? GV:Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của việc miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi? ¨So sánh: Thuyền hăng như con tuấn mã à thể hiện trạng thái đầy phấn chấn mạnh khoẻ, ẩn đằng sau là hình ảnh con người: thuyền nhẹ trai tráng khoẻ mạnh ra khơi đầy khí thế sôi nổi và hào hứng. Nhân hoá: Cánh buồm … rướn thân trắng à cánh buồm như một sinh thể biết cử động và hơn thế nữa nó mang hồn quê ra biển. Những người dân chài là máu thịt của làng, là một phần linh hồn của làng, giờ theo thuyền ra khơi. Cánh buồm trở thành biểu tượng của họ. GV: Chỉ với 6 câu thơ mà tác giả đã miêu tả thật đặc sắc cảnh thuyền chài ra khơi. GV:Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy nhằm mục đích gì? “Bút pháp lãng mạn hố trong sự miêu tả” : + Cánh buồm trắng căng giĩ biển đẹp và lãng mạn với so sánh đọc đáo bất ngờ . + Nhà thơ vẽ ra chính xác cái hình, cảm nhận được cái hồn của sự vật GV:Những câu thơ tiếp theo miêu tả sự việc gì? GV:Cảnh đón đoàn thuyền được miêu tả trong những câu thơ nào? GV:Tại sao tác giả lại nói “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”? câu thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? ¨ Tiếng reo vui, thở phào nhẹ nhõm, cảm tạ thiên nhiên trời đất đã giúp đỡ cho chuyến đi biển bình yên. GV:Không khí của buổi đón đoàn thuyền như thế nào? ¨ Vui vẻõ, rộn ràng, thoả mãn, có cả âm thanh “ồn ào”, màu sắc “ bạc trắng”, trạng thái “tấp nập” GV:Hình ảnh trai tráng sau chuyến đi biển về được đặc tả ra sao? GV:Những hình ảnh ấy cho thấy con người ở làng biển có gì đặc biệt? ¨ Khoẻ khoắn, giàu sức sống. Hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn. GV:Còn chiếc thuyền được tác giả nhắc đến như thế nào sau chuyến đi biển đầy gian nan? -Vừa thực vừa lãng mạn - Miêu tả nhân hĩa con thuyền sau chuyến ra khơi trở nên cĩ hồn. GV:Nêu nhận xét về nghệ thuật của 2 câu thơ này? ¨ Ẩn dụ, nhân hoá, à sáng tạo nghệ thuật của tác giả. GV:Với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nói trên đã bộc lộ tình cảm gì của tác giả đối với làng quê? ¨ Con thuyền vô tri vô giác trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. GV:Cảnh đoàn thuyền về bến được miêu tả trong một không khí ra sao? Nhớ về quê hương của mình, một quê hương miền biển, tác giả nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi, đoàn thuyền trở về, cảnh sinh hoạt đặc thù của người dân miền biển đồng thời gởi vào đó nỗi nhớ quê của mình. GV:Tình cảm của nhà thơ với quê hương thể hiện trong hoàn cảnh nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó? (xa quê) GV:Nỗi nhớ của tác giả có điều gì đặc biệt? ¨ Nhớ những ấn tượng của làng chài GV:Nỗi nhớ ấy chỉ xuất hiện trong thoáng chốc có phải không? *Tích hợp GDKNS:Suy nghĩ sáng tạo:Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Thơ đầy chất trữ tình bao trùm là phương thức biểu cảm xen miêu tả . -So sánh đẹp, bay bổng đầy lãng mạn ; sử dụng biện pháp nhân hố một cách độc đáo . - Nghệ thuật nổi bật nhất là: sự sáng tạo hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng, sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại và cĩ sáng tạo mới, phĩng khống HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập(Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .) Ÿ Đọc lại bài thơ Ÿ Cảm nhận của em khi học bài thơ I.Đọc –hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Tác giả: 3.Giải nghĩa từ: 4.Bố cục: -Hai câu thơ đầu : Giới thiệu về “làng tơi” . -6 câu tiếp theo: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá. -8 câu tiếp : Cảnh thuyền cá trở về . - Khổ cuối : Nổi nhớ của tác giả II- Tìm hiể u văn bản: 2 câu đầu: Giới thiệu làng quê của tác giả “ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá: … trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo … vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. à Thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi sáng cùng với sự khoẻû khoắn, dạt dào sức sống của dân miền biển – quê hương của tác giả. 8 câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền về bến. “ Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe, Những con cá tưôi ngon thân bạc trắng” Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm “Chiếc thuyền im … thấm dần trong thớ vỏ” à Đoàn thuyền về bến được miêu tả trong một không khí hết sức rộn ràng, vui tươi, thoả mãn. Khổ cuối: Nỗi nhớ quê của tác giả “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ” … nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, … con thuyền … … nhớ cái mùi nồng mặn… à Nỗi nhớ da diết không nguôi. Ghi nhớ: SGK/ 18 III- Luyện tập 4.4.Tổng kết: - Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của bài thơ “quê hương” . - Nêu nghệ thuật sử dụng trong bài thơ . -Bài thơ “Quê hương” đã vẽ ra 1 bức tranh sinh động, tươi sáng về 1 làng quê miền biển, trong đĩ nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ. - Thơ đầy chất trữ tình bao trùm là phương thức biểu cảm xen miêu tả . So sánh đẹp, bay bổng đầy lãng mạn ; sử dụng biện pháp nhân hố một cách độc đáo Nghệ thuật nổi bật nhất là : sự sáng tạo hình ảnh thơ . 4.5. Hướng dẫn học tập: -Bài học tiết này: - Hoc thuộc lịng và diễn cảm bài thơ . - Sưu tầm 1 số bài thơ viết về quê hương - Bài học tiết tiếp theo: + Đọc và tìm hiểu chú thích ¶ trong SGK/19,20 . + Tìm hiểu nhan đề và viết một câu cĩ 4 chữ đầu là “Khi con tu hú” , tìm hiểu sự tác động của tiếng kêu của tu hú tác động mạnh đến nhà thơ . + Phân tích cảnh mùa hè trong 6 câu thơ đầu . + Phân tích tâm trạng của người tù – chiến sĩ qua 4 câu thơ cuối . + Phân tích : Cảnh đầu và cuối bài thơ đều cĩ tiếng kêu tu hú và tâm trạng của tác giả (người tù-chiến sĩ) qua hai cảnh đĩ . + Tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ . 5-Phụ lục: KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG VÀ BGH Tuần 21KHI CON TU HÚ TỐ HỮU -Tiết 78 Ngày dạy: 1- Mục tiêu: 1.1.Kiến thức : - HS biết :Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu . - HS hiểu: Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do) . - HS hiểu:Niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả . 1.2.Kĩ năng : - HS thực hiện được:Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù . - HS thực hiện thành thạo:Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về càm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này . 1.3.Thái độ: - Tính cách :Giáo dục lòng yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu độc lập tự do. 2- Nội dung học tập: Nội dung và nghệ thuật bài thơ. 3- Chuẩn bị: 3.1.GV: chân dung tác giả, Tập thơ Tố Hữu. 3.2.HS: Thuộc bài và soạn theo SGK yêu cầu. 4- Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chưcù và kiểm diện: 8A1: HD / Vắng: 8A2: HD / Vắng: 4.2. Kiểm tra miệng: 1/ Đọc thuộc lòng 8 câu thơ đầu trong bài “Quê hương” của Tế Hanh (4đ) 2/ Phân tích 2 câu thơ: (5đ) “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” 3/ Bài thơ Khi con tu hú nĩi về tâm trạng của tác giả khi ở đâu(1đ) 1/Đọc đúng, diễn cảm “Từ đầu … góp gió” 2/ Miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh độc đáo bất ngờ. “Cánh buồm …góp giĩ”ù quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng thơ mộng biểu tượng của linh hồn làng chài 3/Tâm trạng của tác giả khi ở trong tù 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1:(10’)Đọc-hiểu văn bản(Thực hiện được:Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù . Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu .) GV hướng dẫn HS đọc .GV đọc mẫu .HS đọc Nhận xét .Hướng dẫn tìm hiểu chú thích Ÿ HS đọc chú thích GV nhấn mạnh lại: bài thơ sáng tác tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây. GV:Bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính ở từng phần? GV:Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? (Đã là một câu chưa? Vì sao?). ¨ Chưa trọn câu, chỉ là một mệnh đề bắt đầu bằng từ “khi” Hoạt động 2:(30’)Tìm hiểu văn bản(Nghệ thuật khắc họa hình ảnh thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do.Hiểu:Niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả .) GV:Qua việc tìm hiểu nội dung bài thơ, em hãy viết câu văn xuôi có bốn chữ đầu là “ Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ? ¨ Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. GV: Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của bài thơ. GV:Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? ¨ Tiếng chim tu hú có giá trị hoán dụ, liên tưởng báo hiệu một mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng tự do, vì vậy tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến trái tim người tù. Ÿ HS đọc lại 6 câu thơ đầu GV:Hãy kể những sự vật mà tác giả nhắc đến trong bức tranh mùa hè đó? ¨ HS kể, GV:Em có cảm nhận những gì về màu sắc, về âm thanh và hương vị? ¨ Màu sắc: rực rỡ và lộng lẫy (màu lúa chín, màu bắp vàng, màu nắng hồng…) Âm thanh: náo nức, rạo rực (tiếng tu hú, tiếng ve ran, tiếng sáo diều) Hương vị: (thơm) của đồng lúa chín; ngọt ngào của trái cây, của những bắp ngô vàng mẩy… GV:Nhận xét nghệ thuật trong 6 câu thơ đầu và nêu tác dụng của nó? ¨ Chọn lọc chi tiết đặc sắc, dùng động từ mạnh mẽ: dậy, lộn, nhào; những tính từ: chín, ngọt, đầy, rộng, cao để diễn tả sự hoạt động, sự căng đầy nhựa sống của mùa hè. Mặt khác bầu trời như được mở ra, như cao thêm để tạo ra một không gian thoáng đãng, phóng khoáng. GV:Tiếng chim tu hú đã thúc gọi tâm hồn người tù một khung cảnh mùa hè như thế nào? Ÿ HS đọc 4 câu thơ cuối. GV:Tâm trạng của người tù được thể hiện ở những dòng thơ nào? GV:Nhận xét về cách ngắt nhịp và cách dùng từ ngữ của 2 câu thơ 8 và 9? ¨ Nhịp 6/2; nhịp 3/3; dùng từ ngữ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, những từ ngữ cảm thán: ôi, thôi, làm sao đã thể hiện tâm trạng cảm xúc của tác giả. GV:Đó là tâm trạng gì? GV:Tại sao tác giả lại ngột ngạt và uất hận? ¨ Ngột ngạt vì sự chật chội, tù túng, nóng bức của phòng giam mùa hè. Uất hận vì sự vật thì tự do, cả vật vô tri như cánh diều cũng được bay lượn tự do, còn người chiến sĩ trẻ phải bị giam hãm, bị biệt lập cô đơn “cháy ruột mơ những ngày hoạt động” GV:Tất cả tâm trạng đó dẫn đến ước muốn gì của người tù? ¨ Đạp tan phòng *Tích hợp GDKNS:Suy nghĩ sáng tạo:Phân tích giá trị hình ảnh thơ:Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù ở hai đoạn đầu và cuối rất khác nhau, vì sao? - Ở câu đầu : Tiếng chim tu hú kêu gợi lên cảnh tượng trời đất bao la tưng bừng cuộc sống vào hè - Câu kết : Tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ bị giam cảm thấy hết sức đau khổ và bực bội . Cả hai là lời gọi tha thiết của tự do với nhân vật trữ tình . Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ GV:Nhận xét về cách tả tình, tả cảnh của bài thơ? ¨ Đoạn đầu tả cảnh: dạt dào, đầy sức sống Đoạn sau tả tình: sôi nổi, sâu và da diết. GV:Hiệu quả nghệ thuật có được là do đâu? ¨ - Sử dụng thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. - Nghệ thuật đối lập - Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ à Gọi HS đọc phần ghi nhớ I- Đọc –hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Tác giả: 3.Giải nghĩa từ: 4.Bố cục: 2 phần Ÿ 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè. Ÿ 4 câu thơ cuối: Tâm trạng của tác giả. II- Tìm hiểu văn bản: 1- Bức tranh mùa hè: Khi con tu hú … Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt … Trời xanh … rộng … cao Đôi con diều sáo lộn nhào à Mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do, >< phòng giam chật hẹp, tù túng, ngột ngạt. 2- Tâm trạng của người tù: Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi. à Tâm trạng ngột ngạt, uất hận *Nghệ thuật: - Viết theo thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển . - Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sơi nổi, mạnh mẽ . - Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê, … tạo nên tính thống nhất vể chủ đề . - Đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán vì bị giam hãm trong tù. Ghi nhớ: SGK/ 20 III- Luyện tập Đọc diễn cảm bài thơ 4.4.Tổng kết: Theo em cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở những điểm nào? ¨ Bài thơ có một kết cấu độc đáo - Đối lập, tương phản - Mở đầu và kết thúc bài thơ đều xuất hiện âm thanh tiếng chim tu hú với những ý nghĩa khác nhau (Tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng à tiếng gọi của khát vọng tự do da diết và cháy bỏng) 4.5. Hướng dẫn họctập : Bài học tiết này : + Thuộc bài thơ . + Nội dung và nghệ thuật . + Đọc thêm một số bài thơ trong tập “ Xiềng xích ” Bài học tiết tiếp theo : +Chuẩn bị bài : Câu nghi vấn (tt) . Cần chú ý : + Chức năng của câu nghi vấn : Xem các ví dụ : a,b,c,d,e và trả lời câu hỏi trong SGK/ 21 tập 2 . + Luyện tập : Học sinh chuẩn bị soạn kỷ 4 bài tập trong SGK/ trang 22,23,24. 5- Phụ lục: KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG VÀ BGH CÂU NGHI VẤN (TT) Tuần 21-Tiết 79 Ngày dạy: 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức : - HS hiểu :Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngồi chức năng chính 1.2.Kĩ năng : - HS thực hiện được:Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản . 1.3.Thái độ: - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. 2.Nội dung học tập: Các chức năng khác của câu nghi vấn. 3- Chuẩn bị: 3.1.GV: Tham khảo một số ví dụ. 3.2.HS: soạn theo yêu cầu SGKï. 4- Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1:HD / Vắng: 8A2:HD / Vắng: 4.2. Kiểm tra miệng: 1/ Thế nào là câu nghi vấn? ? Nêu chức năng chính của câu nghi vấn? (5đ) 2/Cho 2 ví dụ câu nghi vấn.(5đ) 3/Câu nghi vấn cịn chức năng nào khác? 1/¨ - Có các từ nghi vấn - Có từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn. - Khi viết, ở cuối câu có dấu chấm hỏi. ¨ Dùng để hỏi 2/(đúng theo yêu cầu ). 3/Bộc lộ cảm xúc,đe dọa… 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động 1(15’) HS tìm hiểu những chức năng khác của câu nghi vấn.( Hiểu :Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngồi chức năng chính) HS quan sát và đọc ví dụ GV:Xác định câu nghi vấn trong các đoạn trích trên? Gv dùng bút đỏ gạch những câu nghi vấn. GV: Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì? GV:Câu trong đoạn trích (a) dùng để làm gì? Gv phát vấn các câu sau tương tự như câu a GV:Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên? (Có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?) ¨ Có khi là dấu chấm than (như câu thứ 2 của câu e) GV:Những chức năng khác của câu nghi vấn là gì? ¨ HS trả lời,đọc ghi nhớ. Hoạt động 2(20’) Hướng dẫn luyện tập(Thực hiện được:Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản ) GV hướng dẫn hs đọc và tìm yêu cầu từng bài tập. BT1: Tìm câu nghi vấn và chức năng. BT2: Tìm câu nghi vấn, hình thức nhận biết câu nghi vấn và chức năng, Viết lại (không là câu nghi vấn nhưng có ý nghĩa tương đương). BT3: Đặt câu nghi vấn dùng để : Yêu cầu. Bộc lộ tình cảm cảm xúc. chú ý không dùng để hỏi. BT4: Tìm mối quan hệ giữa người nói, người nghe trong câu nghi vấn. a, b, c àHs viết lại III- Những chức năng khác VD: a, b, c, d, e (SGK/21) Nhận xét: a- Hồn ở đâu bây giờ? Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (Sự hoài niệm, tiếc nuối) b- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (đe doạ) c- Có biết không? Lính đâu? Sao bây dám … như vậy? Không còn phép … à? (đe doạ) d- Cả đoạn trích (khẳng định) e- Cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên) à Kết thúc câu nghi vấn có thể là dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Ghi nhớ: SGK/ 22 IV- Luyện tập: BT1: a- Con người … có ăn ư? (bộc lộ tình cảm, cảm xúc – ngạc nhiên) b- Cả khổ thơ Chỉ riêng “Than ôi” không phải là câu nghi vấn (Phủ định – bộc lộ tình cảm, cảm xúc) c- Sao ta … nhẹ nhàng rơi? (cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc) d- Ôi … bóng bay? (phủ định – bộc lộ tình cảm, cảm xúc) BT2: a- Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì … để lại? Ăn mãi … lo liệu? à phủ định b- Cả đàn bò … làm sao? à bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại. c- Ai dám bảo … mẫu tử? à khẳng định d- Thằng bé kia … mà khóc. à hỏi Viết lại a- Cụ không phải lo xa quá như thế Không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. b- Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không? c- Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử BT3: Đặt câu 4.4.Tổng kết: Làm thế nào để nhận biết câu nghi vấn? - Có từ nghi vấn, chức năng chính là dùng từ để hỏi. - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 4.5. Hướng dẫn học tập: -Bài học tiết này: - Thuộc ghi nhớ; làm lại các bài tập - Bài học tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp (xem lại văn Thuyết minh và cách làm bài) 5- Phụ lục: KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG VÀ BGH THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( CÁCH LÀM) Tuần 21-Tiết 80 Ngày dạy: 1- Mục tiêu: 1.1.Kiến thức : - HS biết: Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh . - HS hiểu: Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh . - HS hiểu:Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm ) . 1.2.Kĩ năng : - HS thực hiện được:Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm) . - HS thực hiện thành thạo:Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm cĩ độ dài 300 chữ . 1.3.Thái độ:- Giáo dục HS ý thức trong việc áp dụng lí thuyết vào thực hành. 2.Nội dung học tập: Cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp. 3- Chuẩn bị: 3.1.GV: một số tư liệu về các phương pháp nấu ăn, làm bánh, cách làm đồ chơi… . 3.2.HS: soạn theo SGK yêu cầu. 4- Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1:HD: / Vắng: 8A2:HD: / Vắng: 4.2. Kiểm tra miệng: không 4.3Tiến trình bài học: Hoạt động 1(10’): Giới thiệu một phương pháp (Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh .Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm ) . Đọc bài mẫu và nhận xét cách làm bài Gv cho Hs đọc bài (a) SGK/24 GV:Bài a có những mục nào khi thuyết minh về cách làm đồ chơi? ¨ 3 mục? GV:Kể tên các mục? ¨ - Nguyên vật liệu - Cách làm - Yêu cầu thành phẩm HS khác đọc mục (b) và GV cũng nêu câu hỏi tương tự. GV:Hai bài có những mục nào chung và vì sao lại như thế? ¨ Vật liệu, chế biến, thành phẩm. (tức là sản phẩm làm ra, à chất lượng)à Vì muốn làm một cái gì thì phải có nguyên liệu, có cách làm và có yêu cầu thành phẩm à( làm một cái gì cũng vậy.) GV:Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần …) người ta thường nêu những nội dung gì? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào? ¨ Tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. Hoạt động 2(20’) Hướng dẫn luyện tập(Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm) .Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm cĩ độ dài 300 chữ .) Gv nêu đề bài Hướng dẫn HS nắm vững đề Cách làm 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài)

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc
Giáo án liên quan