I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3. Thái độ:
Giáo dục HS :Tình cảm yêu quý, cảm thông với hoàn cảnh của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày và khâm phục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 Tiết 78 Khi con tu hú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn 31 /12 /2012
Tuần 21
Tiết 78 : KHI CON TÚ HÚ
Tố Hữu
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3. Thái độ:
Giáo dục HS :Tình cảm yêu quý, cảm thông với hoàn cảnh của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày và khâm phục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
- Gv hướng dẫn tìm hiểu chung.
* Gv cho Hs quan sát tranh.
- Hãy nêu vài nét về tác giả ?
Gv chốt ý, giới thiệu thêm về tác giả.
- Nêu xuất xứ của bài thơ ?
- GV đọc mẫu GV-cho HS đọc bài thơ
- GV cho HS xác định bố cục của bài thơ: mấy đoạn, nội dung từng đoạn
- GV nhận xét, sửa chữa
Hoạt động 2
- Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết
- GV: Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ CM trong tù một khung cảnh mùa hè như thế nào? (màu sắc, cảnh vật, hoạt động. . ) Cảnh mùa hè đựoc miêu tả trong bài thơ (6 câu đầu) em có nhận xét gì?
- GV gọi HS đọc 4 câu cuối.
- GV: Tâm trạng của người chiến sĩ được miêu tả như thế nào? Nhịp thơ thay đổi như thế nào? Sự thay đổi đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả?
- Mở đầu và kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú nhưng tâm trạng của tác giả hoàn toàn khác nhau? Vì sao?.
-Nét đặc sắc về NT của bài thơ?
-Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ vừa tìm hiểu?
- GV cho HS đọc mục ghi nhớ SGK Tr20 và ghi phần ghi nhớ.
- Học sinh đọc
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh đọc
- Học sinh nhận xét .
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm 5’
- Đại diện nhóm trình bày
- Thảo luận nhóm
Đại diện trình bày
Nhận xét bổ sung
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Nỗi nhớ da diết, đằm thắm, thuỷ chung
I. Tìm hiểu chung..
1. Tác giả:
Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Thừa Thiên Huế là lá cờ đầu của thơ ca CM và kháng chiến.
2. Tác phẩm:
Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác vào tháng 7 – 1939 trong nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
3. Đọc văn bản
4. Bố cục: 2 đoạn
a. Đoạn 1 (6 câu đầu): Tiếng chim tu hú báo hiêu mùa hè
b. Đọan 2 (còn lại): Tâm trạng người chến sĩ bị giam trong tù.
II.Tìm hiểu chi tiết :
1. Nội dung:
a.Cái đẹp ,tự do:
Khi con tu hú là thời khắc của mùa hè tràn đầy sức sống . ở thời điểm đó , trí tưởng tượng của tác giả gọi về những âm thanh , màu sắc ,hương vị và cảm nhận về không gian của cuộc sống tự do . Đặt biệt cuộc sống tự nhiên trong bài thơ còn có ý nghĩa là cuộc sống trong cuộc đời tự do.
b.Cái ác , tù ngục:
Khi con tu hú còn là thời khắc hiện thực phủ phàng trong tù ngục bị giam cầm , xiềng xích . tác giả bày tỏ tâm trạng bực bội , muốn phá tung xiềng xích , thể hiện niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đầy đang hướng tới cuộc đời tự do.
2. Nghệ thuật:
-Viết theo theo thể thơ lục bát , giàu nhạc điệu , uyển chuyển.
-Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để bộc lộ cảm xúc .
-Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ ,liệt kê…Tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản , vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm .
3. Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh tù ngục
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố:
- Có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Qua văn bản này em thấy nghệ thuật có gì độc đáo?
- Văn bản trên, người viết muốn nhắn gởi đến chúng ta điều gì?
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ
- Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của chiến sỹ CM đã học trong chương trình
- Về nhà học bài : Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa
- Soạn bài: ''Câu nghi vấn (tt).
* Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 78.doc