Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 Tiết 81 Tức cảnh Pác Bó

 I. Mục tiêu cần đạt :

 - Cảm nhận được niềm vui thích thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó ; qua đó, thấy được tâm hồn của Bác , vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung sống hòa hợp với thiên nhiên .

 - Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ .

 II. Chuẩn bị :

 1. Gv : giáo án + sgk + đèn chiếu.

 2 Hs : vở soạn + sgk .

 III. Các bước lên lớp :

 1. Ổn định tổ chức :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 - Gv cho học sinh chơi trò chơi “Cửa sổ tri thức” gồm 4 câu hỏi, lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi, tạo không khí thi đua giữa các nhóm .

 - Gv nhận xét và ghi điểm khuyến khích các em.

 3. Bài mới :

 Gv giới thiệu bài mới .

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 Tiết 81 Tức cảnh Pác Bó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 tiết 81 : TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chí Minh - I. Mục tiêu cần đạt : - Cảm nhận được niềm vui thích thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó ; qua đó, thấy được tâm hồn của Bác , vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung sống hòa hợp với thiên nhiên . - Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ . II. Chuẩn bị : 1. Gv : giáo án + sgk + đèn chiếu. 2 Hs : vở soạn + sgk . III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gv cho học sinh chơi trò chơi “Cửa sổ tri thức” gồm 4 câu hỏi, lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi, tạo không khí thi đua giữa các nhóm . - Gv nhận xét và ghi điểm khuyến khích các em. 3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới . ? Nhắc lại vài nét về tác giả mà em đã học ở lớp 7. - Nguyễn Aùi Quốc ( 1890 – 1969 ) tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Ái Quốc là tên dùng chủ yếu trong quãng đời hoạt động cách mạng trước năm 1945 của Hồ Chí Minh . - Người là lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, dân tộc VNam đồng thời là nhà văn , là nhà thơ lớn. Là danh nhân văn hóa thế giới . ? Nhắc lại cho cô vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ . I. Giới thiệu : 1. Tác giả : 2. Tác phẩm : Sáng tác vào tháng 2 – 1941 khi Người sống và làm việc ở hang Pác Bó tỉnh Cao Bằng . Gv hdẫn đọc : Bài thơ đọc với giọng vui , nhẹ nhàng thể hiện đúng nhịp thơ 2/2/3 hoặc 4/3 . ? Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ . ? Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? Tìm những bài thơ có cùng thể loại mà em đã học . ? Theo em , bài thơ được chia ra làm mấy phần căn cứ vào nội dung . - 2 phần : + 3 câu thơ đầu : cuộc sống của Bác ở Pác Bó . + 1 câu thơ cuối : cảm nghĩ của Bác II. Đọc – hiểu văn bản : Gv chuyển ý . Gv giải thích tựa đề bài thơ . ? Đọc 3 câu thơ đầu . ? Đọc lại câu thơ thứ nhất. ? Cho biết cách ngắt nhịp câu thơ. ? Qua cách ngắt nhịp và sử dụng dấu phẩy, em thấy câu thơ có gì đặc biệt . - Tạo thành 2 vế sóng đôi . ? Vậy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ này . - Phép đối. ? Hãy chỉ ra các nghệ thuật đối trong câu thơ này . - Đối vế câu , đối thời gian, đối không gian. đối hoạt động . ? Hãy cắt nghĩa “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” ? - Ra suối tức là ra nơi làm việc , bên bờ suối Lê Nin . - Vào hang là vào hang Pác Bó , nơi sinh hoạt hằng ngày sau một ngày làm việc mệt nhọc . ? Vậy qua phép đối, em có nhận xét gì về cuộc sống của Bác được thể hiện ở câu thơ này như thế nào . - Lời thơ cân đối đều đặn , sự đều đặn này thể hiện cuộc sống nề nếp, nhịp nhàng, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. ……………………….. Đọc câu thơ thứ 2 . ? Nhận xét cách ngắt nhịp câu thơ thứ 2 này . ? Cách ngắt nhịp này có tác dụng gì . - Liệt kê 2 món ăn của Bác . ? Dựa vào chú thích 1, giải thích nghĩa “ cháo bẹ, rau măng”. ? “Bẹ” thuộc lớp từ nào mà em vừa mới học xong ? Tìm từ toàn dân tương ứng . ? “ Cháo bẹ, rau măng vẵn sẵn sàng”, em hiểu câu thơ như thế nào . * Gv hướng dẫn có 2 cách hiểu : - Cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng đầy đủ, cần là có ngay . - Dù ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần cách mạng của Bác vẫn luôn sẵn sàng * Gv gợi ý : Ta nên hiểu theo cách hiểu 1 là phù hợp với giọng điệu của bài thơ . ? Vậy câu thơ thứ 2 nói về vấn đề gì ? Em có nhận xét gì về thức ăn của Bác được thể hiện ở câu thơ thứ 2 này . Gv chốt lại câu 2. ……………………………….. ? Câu thứ nhất nói về công việc hàng ngày, câu thứ 2 nói về cái ăn, câu thứ 3 nói về vấn đề gì . - Làm việc. ? Bác làm việc ở đâu . - Suối Lê Nin . - Bên bàn đá chông chênh. ? Em hiểu từ “chông chênh” như thế nào . - Là một từ láy gợi hình , gợi sự không vững chắc, bấp bênh, dễ đổ, dễ vỡ . ? “Chông chênh” góp phần thể hiện điều gì . - Sự thiếu thốn về phương tiện vật chất , phương tiện làm việc . ? “Dịch sử Đảng” có nghĩa là gì , mục đích gì . (dựa vào chú thích 2 sgk ). - Dịch lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô sang tiếng Việt để làm tài liệu tập huấn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam . ? Sự đối thanh và đối ý được thể hiện như thế nào qua câu thơ này . - Đối thanh : bằng (chông chênh ) / trắc ( dịch sử Đảng ). - Đối ý : điều kiện làm việc tạm bợ ( bàn đá chông chênh ) / nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm (dịch sử Đảng ). ? Vậy qua sự đối ý , đối thanh ấy , hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua câu thơ thứ 3 như thế nào . - Với người cách mạng , những khó khăn về vật chất không ngăn cản được tinh thần cách mạng . - Trong bất kì hoàn cảnh nào người cách mạng vẵn luôn hòa hợp . Gv mở rộng : Đây chỉ là nghĩa gần thôi. Còn cái nghĩa sâu xa hơn nữa đó là biện pháp tu từ ẩn dụ : “Bàn đá chông chênh” là tác giả muốn nói đến thế lực cách mạng. ? Tóm lại, 3 câu thơ đầu nói về vấn đề gì ? Cuộc sống của Bác hiện lên qua 3 câu thơ đầu như thế nào . Gv tổng kết , hs ghi bài học phần ( 1) ……………………………………. ? Vậy 3 câu thơ đầu này Bác viết có phải là để khổ không ? Mục đích viết là để làm gì ? ? Đọc câu thơ cuối cho cô. ? Theo em , từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong câu thơ, bài thơ này . - Sang -> sang là chữ thần , là nhãn tự đã kết tinh, tỏa sáng cho tinh thần của toàn bài thơ . ? Vậy , em hiểu nghĩa của từ ” Sang “ có nghĩa là gì . ? Em hiểu nghĩa của toàn câu thơ như thế nào. ? Vậy qua bài thơ , em thấy Bác Hồ là người như thế nào . - Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước luôn hòa hợp vào nhau . ? Vậy tình yêu thiên nhiên ( thú lâm tuyền ) của Bác giống và khác với các nhà thơ xưa như thế nào . - Giống : tìm được niềm vui , sự thoải mái khi sống giữa thiên nhiên . - Khác : người xưa là những ẩn sĩ lánh đời . Bác Hồ là một chiến sĩ thật sự. Vậy câu thơ cuối thể hiện nội dung gì. Gv chốt lại cho hs ghi phần ( 2) vào vở học . III. Phân tích : 1. Ba câu thơ đầu : Bằng giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, ba câu thơ đầu nói về cuộc sống đều đặn , nhịp nhàng và những khó khăn , thiếu thốn về vật chất của Bác vào những ngày ở Pác Bó . 2. Câu thơ cuối : Câu thơ thể hiện cái “sang” trong cuộc đời cách mạng : - Sang là niềm vui sướng lớn lao sau ba mươi năm xa nước , nay được trở sống giữa lòng đất nước . - Sang vì nhãn quan chính trị , Người tin chắc rằng thời cơ giải phảng dân tộc đang tới gần. - Sang vì được sống hòa mình với thiên nhiên . ? Mạch cảm xúc của bài thơ. - Đi từ tự sự -> biêủ cảm trực tiếp . ? Nhắc lại giọng điệu của bài thơ . ? Nhận xét ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ này . ? Qua bài thơ , em học tập được điều gì ở Bác . - Tinh thần lạc quan. - Phong thái ung dung. ? Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan còn được thể hiện qua bài thơ nào, câu thơ nào mà em biết ? Giải thích ? Học sinh trả lời theo sự cảm nhận của mình . ? Nói đến thơ Bác , mà không nói đến chất “thép” trong thơ Bác thì thật là một thiếu soát lớn . Vậy chất”thép” được thể hiện như thế nào qua bài thơ này . - Giọng điệu thơ. - Tinh thần nghị lực . Quan niệm sống của Người là biết hòa hợp, sự vượt lên hoàn cảnh sống thiếu thốn mà vui với cái nghèo của cách mạng. IV. Tổng kết : Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyện bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian kho à ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn Gv hướng dẫn cho hs về nhà làm . Các nhà thơ xưa như nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến . V. Luyện tập : Sưu tầm những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, với thú lâm tuyền trong thơ của các nhà thơ xưa. 4. Củng cố : Cảm nhận của em về Bác qua bài thơ này ? 5 .Dặn dò : - Học bài cũ . - Sọan bài : Câu cầu khiến . * Rút kinh nghiệm : Gv thực hiện : Nguyễn Trang Mỹ Dung ------------- —¯– -------------

File đính kèm:

  • doctiet 81 Tuc canh pacbo.doc
Giáo án liên quan