I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Ngắm trăng: Cảm nhận được tình yêu th/nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh từ ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời ; thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
2. Đi đường: Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường CM ; cảm nhận được sức mạnh truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở tập – Sửa bài tập.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Thời gian ở Pắc-Bó, Bác đã hoạt động và sáng tác nhiều bài thơ đặc sắc. Tháng 8/1942, Người sang TQ và bị bắt giam, tại đây, Người đã sáng tác tập Nhật Ký trong tù Ngắm trăng & Đi đường.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 22 tiết 85- Ngắm trăng – đi đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/2/2008
TUẦN 22 Tiết: 85 NGẮM TRĂNG – ĐI ĐƯỜNG
-Hồ Chí Minh-
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Ngắm trăng: Cảm nhận được tình yêu th/nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh từ ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời ; thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
Đi đường: Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường CM ; cảm nhận được sức mạnh truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở tập – Sửa bài tập.
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Thời gian ở Pắc-Bó, Bác đã hoạt động và sáng tác nhiều bài thơ đặc sắc. Tháng 8/1942, Người sang TQ và bị bắt giam, tại đây, Người đã sáng tác tập Nhật Ký trong tù à Ngắm trăng & Đi đường.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
*Bài thơ Ngắm trăng:
-Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác và tập thơ NKTT ; tình yêu t/nhiên của Bác.
àHoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt trong bài Vọng nguyệt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích, phần dịch nghĩa và dịch thơ.
-Chú ý bản dịch với câu “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”àthiếu chính xác, làm mất đi cái xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm ; hai câu sau có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối 2 câu với nhauàhai câu dịch làm mất cấu trúc đăng đối đó, giảm sức truyền cảm ; từ nhòm àchưa nhã.
H1: Thể thơ ? Câu thơ nào nói về cái không có trong cuộc ngắm trăng ? Câu nào diễn tả những điều có sẵn trong cuộcngắm trăng ?
H2: Biểu cảm trong bài trực tiếp hay gián tiếp ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản :
*Tìm hiểu hoàn cảnh ngắm trăng và phân tích 2 câu đầu:
H3: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ? Câu 1 có 2 từ VÔ, có ý nghĩa gì ? Câu thơ còn có ý nghĩa nào khác ?
àKhẳng định & nhà tù không phải là chỗ để con người thưởng thức cái đẹp.
H4: Thiếu nhiều thứ để ngắm trăng, con người ở đây như thế nào ?
àNiềm say mê lớn, tình yêu mãnh liệt với th/nhiên ; yếu tố tinh thần có thể vượt lên trên cảnh ngộ ngặt nghèo.
H5: Sự khác nhau giữa nguyên văn và câu thơ dịch thứ 2 về kiểu câu ? Câu nghi vấn dùng để làm gì ?
àCâu dịch: trần thuật ; nguyên văn: câu nghi vấn(dùng để tự hỏi & bộc lộ cảm xúc trước cảnh đêm đẹp)
àSự rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp, cái xốn xang bối rối rất ng/sĩàTrong hoàn cảnh lao tù, điều này càng thể hiện rõ tư chất nghệ sĩ ấy.
*Hai câu sau:
H6: Sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt(và minh nguyệt )có gì đáng chú ý ? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt 2 câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
àGiữa nhân và minh nguyệt đều có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Nhưng người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng(Khán minh nguyệt)tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng ở ngoài trời èVà ngược lại cũng vậy.
àBiện pháp nhân hóa làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăngàSự gắn bó thân thiết, trở thành tri âm tri kỷ ; sứcmạnh lỳ diệu của người chiến sĩ –thi sĩ .
H7: Qua bài thơ, ta thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào ?
àVừa thể hiện tình cảm th/nhiên sâu sắc, mạnh mẽ, nổi bật tâm hồnnghệ sĩ của Bác vừa là sứcmạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó èTinh thần thép, biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt lên cái nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
H7: Nhà phê bình H. Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết. Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý ?
àTrung thu, Thu dạ, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận…
èDiễn ra trong cảnh tù đày, như các bài trong NKTTàhình ảnh trăng mỗi nơi một khác nhưng tất cả đều cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ, luôn mở ra giao hòa với trăng, một biểu tượng cho cái đẹp tuyệt vời, vĩnh cửu trong vũ trụ.
*Tổng kết: Bài thơ có những đặc sắcnào về giá trị nội dung và nghệ thuật ? àTâm hồn và bản lĩnh của người chiến sĩ vĩ đại ; phong cách thơ trữ tình vừa có màu sắc cổ điển (Đề tài, thi liệu cổ ; cấu trúc đăng đối, hình ảnh của chủ thể trữ tình)vừa mang tinh thần thời đại ; giản dị hồn nhiên, hàm súc, dư ba.
àĐọc ghi nhớ /38.
**Hướng dẫn học bài Đi đường:
Hoạt động 1: Đọc –giới thiệu về hoàn cảnh ra đời+chú giải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ:
H1: Kết cấu bài thơ có gì đặc biệt ?
àKiểu k/cấu tứ tuyệt Đường luật, với trình tự: Khai(mở ra), thừa(Nâng cao, triển khai ý câu khai), chuyển(Chuyển ý), hợp(Tổng hợp).
*Hai câu đầu:
H2: Câu thơ mở đầu với ý nghĩa như thế nào ?
àCâu khai mở ra ý chủ đạo của bài thơàNỗi gian lao của người đi đường ; giọng thơ suy ngẫmàCâu thơ đơn sơ nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa.
H3: Đi đường khó như thế nào ? Tác dụng của điệp ngữ ?
àđiệp ngữ trùng san làm nổi bật hình ảnh và ý thơàcảm nhận thấm thía của nhân vật trữ tình về đường đời, đường CM.
H4: Hai câu cuối có ý nghĩa gì ? Chuyển ý ở câu 3 có gì đặc biệt ?
àCâu chuyển có vị trí riêng, nổi bật ; hình tượng thường bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ èMọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên tới đỉnh cao chót-gian nan nhất-nhưng cũng lúc kết thúc khó khăn, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng, có thể thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ, bao la trước mắtàcon đường CM cũng vậy.
H5: Câu 4 mang ý gì ?
àCon người từ chỗ kiệt sức bỗng chốc thành du khách ung dung say đắm ngắm cảnh đẹpàNiềm vui sướng bất ngờ, thú vịàSự nghiệp CM cũng vậy àTư thế của người làm chủ thế giới.
àCâu 3 có tứ thơ vút theo chiều cao, câu 4 thì hình ảnh thơ lại mở ra bát ngát theo chiều rộng, gợi ra cảm giác về sự cân bằng, hài hòằHoàn thành vai trò: quy tụ cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
*Tổng kết: Bài thơ có mấy lớp nghĩa, là những lớp nghĩa nào ?
àKhông phải là thơ tức cảnh mà thiên về suy nghĩ, triết lýèCó tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn thử thách.
I. Giới thiệu tập Nhật ký trong tù:
-Hồ Chí Minh sang TQ để tranh thủ CM VN ; Người bị TGT bắt giam.
-Trong tù, Bác đã sáng tác cho khây khỏầTập thơ chữ Hán: Nhật ký trong tù.
-Ngắm trăng và Đi đường đều ra đời trong hoàn cảnh này.
II. Tìm hiểu bài thơ :
A. Ngắm trăng:
1. Hai câu đầu:
-Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt:
-Trong tù…không hoa
Cảnh đẹp …hững hờ.
àTiếc cảnh trăng sáng đẹp không có rượu, hoa để thưởng thức thú vui tao nhã.
àCái xốn xang bối rối của người nghệ sĩ trước cái đẹp sững sờ của đêm trăng.
èDáng vẻ ung dung của người tù CM.
2. Hai câu tiếp:
-Nhân …song khán minh nguyệt.
Nguyệt tòng …khán thi gia.
àNhân hoá.
àCon người đã vượt khỏi chốn lao tù để ngắm vầng trăng và vầng trăng cũng chủ động tìm đến ngắm nhìn thi sĩ.
àĐôi bạn tri âm tri kỷ tìm đến nhau.
èSức mạnh tinh thần to lớn, biểu hiện cho một tinh thần, bản lĩnh CM kiên cường.
3. Tổng kết:
-Học ghi nhớ SGK/38.
B. Đi đường:
1. Hai câu đầu:
Câu 1: Giọng điệu tự nhiên như suy ngẫm.
àCó trải qua mới biết đường đi khó khăn.
-Câu 2: Điệp ngữ nhằm nhấn mạnh.
àKhó khăn liên tiếp, chồng chất.
2. Hai câu sau:
-Câu 3: Ý thơ mở ra hình tượng mới, con người đã lên tới chỗ cao nhất, chấm dứt khó khăn
-Câu 4: Niềm vui sướng sau khi kết thúc mọi gian khổ.
àHạnh phúc của người CM ; bản lĩnh của người làm chủ thế giới.
3. Ý nghĩa bài thơ:
-Nghĩa đen: Việc đi đường núi nhiều khó khăn, vất vả.
-Nghĩa bóng: Con đường đời, con đường CM là vô cùng gian nan, hiểm trở ; nếu kiên trì bền chí để vượt qua sẽ đi đến thành công.
4. Tổng kết:
-Học ghi nhớ SGK/40.
Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm một số câu thơ khác về trăng của Bác Hồ, về thiên nhiên hoặc những bài có chủ đề tương tự bài Đi đường mà em biết.
Dặn dò:
-Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
-Soạn bài Câu cảm thán.
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
.......................................................................................................................... Ngày soạn:7/2/2008
Tiết 86: CÂU CẢM THÁN
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc hai bài thơ: Ngắm trăng & Đi đường ; phân tích ý nghĩa từng cặp câu.
Bài mới:
* Giới thiệu bài : Để thể hiện yêu cầu, mệnh lệnh, ta dùng câu cầu khiến ; muốn thể hiện cảm xúc, có thể dùng những kiểu câu nào ? àBài học : Câu cảm thán.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
-VD 1: Đọc các đoạn trích SGK/43 và cho biết:
H1: Trong những câu trên, câu nào là câu cảm thán ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ?
àCó từ ngữ : Hỡi ơi ; than ôi ; àĐọc bằng giọng diễn cảm(Ko phải tất cả)
H2: Câu cảm thán cùng để làm gì ? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải toán có thể dùng được không ?
àBộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(Người viết) ; có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác(Câu nghi vấn, cầu khiến, trần thuật)Nhưng trong câu CT, cảm xúc của người nói được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: Từ ngữ cảm thán.
àKhông thể vì đó là ngôn ngữ duy lý, ngôn ngữ của tư duy logic.
H3: Qua các VD vừa tìm hiểu, có thể thấy câu cảm thán câu có những đặc điểm nào về hình thức ? về chức năng ?
àHệ thống hóa kiến thức àghi nhớ /44.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
I. Đặc điểm hình thức và chức năng :
1. Ví dụ:
a. Hỡi ơi lão Hạc !
b. Than ôi !
àCâu cảm thán.
àBộc lộ trực tiếp cảm xúc.
2. Ghi nhớ:
Học SGK/44.
II. Luyện tập:
-Bài tập 1-4/45.
Gợi ý giải bài tập:
Bài 1: Các câu: Than ôi ! ; Lo thay ! ; Nguy thay ! ; Hỡi cảnh rừng … ; Chao ôi, có biết… thôi.
àCâu có từ ngữ cảm thán.
Bài 2: Đều là câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu a: Lời than thở của người nông dân dưới chế độ PK ; Câu b: Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra ; Câu c: Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (Trước CM tháng 8) ; Câu d: Sự ân hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của DC
àKhông phải là câu cảm thán vì ko có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
Củng cố (luyện tập): Làm bài tập 4 ; ôn lại lý thuyết
Dặn dò:
- Học bài-làm bài tập.
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra TLV.
*****
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày soạn:7/2/2008
Tiết 87 & 88: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Làm bài văn thuyết minh để ôn luyện, kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về kiểu bài này.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
A. Đề ø bài:Thuyết minh về cách làm 1 trò chơi dân gian mà em yêu thích.
B. Yêu cầu và biểu điểm :
a. Yêu cầu :
Nội dung:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh (cách làm trò chơi cụ thể )
Thân bài :
Yêu cầu : Nguyên vật liệu ( để làm trò chơi )
Cách làm : Theo đúng trình tự về cách làm trò chơi dân gian mà em giới thiệu
Yêu cầu thành phẩm
Cách sử dụng
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về trò chơi dân gian mà em giới thiệu.
Hình thức:
Bài làm đầy đủ 3 phần
Câu văn thuyết minh rõ ràng dễ hiểu, diễn đạt trôi chảy, chú ý lỗi chính tả
b. Biểu điểm :
*Điểm 9+10:
-Bài làm hòan chỉnh, bảo đảm các nội dung theo yêu cầu .
-Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, viết sạch sẽ.
-Thuyêùt minh đúng phương pháp, giọng điệu thu hút, hấp dẫn .
*Điểm 7+8:
-Thuyết minh đúng đối tượng, đảm bảo nội dung theo yêu cầu .
-Diễn đạt rõ ràng, còn mội vài lỗi về chính tả, dùng từ nhưng không đáng kể.
-Thuyết minh đúng phương pháp.
*Điểm 5+6:
-Thuyết minh đúng đối tượng nhưng chưa thật đầy đủ các đặc điểm, cấu tạo, công dụng hoặc thuyết minh còn sơ lược .
-Có sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt ở mức trung bình .
*Điểm 3+4:
-Thuyết minh sơ sài, bài làm thiếu nhiều ý .
-Diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ .
*Điểm 1+2:
-Bài làm không đúng yêu cầu .
Củng cố (luyện tập):
Dặn dò: Soạn bài Chiếu dời đô.
Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
Soạn theo câu hỏi gợi ý phần đọc hiểu văn bản.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
..........................................................................................................................
File đính kèm:
- 8-22.DOC