Giáo án ngữ văn 8 Tuần 29 tiết 113: kiểm tra văn 1 tiết

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kỹ năng diễn đạt và làm văn.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

A. Yêu cầu chung:

B. Đề (Xem đề kèm theo)

C. Đáp án và biểu điểm:

4. Củng cố (luyện tập):

5. Dặn dò:

- Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài hịch

- Soạn bài Lựa chọn trật tự từ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 29 tiết 113: kiểm tra văn 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TUẦN 29 Tiết 113: KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kỹ năng diễn đạt và làm văn. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: A. Yêu cầu chung: B. Đề (Xem đề kèm theo) C. Đáp án và biểu điểm: Củng cố (luyện tập): Dặn dò: Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài hịch Soạn bài Lựa chọn trật tự từ. ***** Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 114: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là: Khả năng thay đổi trật tự từ. HIệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong lời nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Vở soạn –vở học. Bài mới: * Giới thiệu bài : Nói năng như thế nào là tốt ? Chọn từ ngữ, diễn đạt ra sao là những vấn đề khi giao tiếp ta cần chú ý, trong đó, việc lựa chọn một trật tự từ thích hợp cũng là một việc quan trọng àBài học. **Lưu ý trong bài học: 1-Trình tự sắp xếp trong các từ trong chuỗi lời nói gọi là trật tự từ . 2-Trật tự từ là một phương thức ngữ phápàLà cách biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp. 3-Ngoài ra, còn có các chức năng khác : +Trật tự từ biểu thị cấu trúc thông tin(Phân đoạn thực tại)của phát ngôn: VD: Từ cuối bãi, hai cậu bé tiến lại(Câu miêu tả) àTừ cuối bãi, tiến lại hai cậu bé. (Câu tồn tại) +Trật tự từ biểu thị thông tin bổ sung về hiện thực. Biểu thị thứ tự trước sau của sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái. VD: Chúng ta …Bà Trưng, Bà Triệu, THĐạo, L. Lợi, Q. Trung … Biểu thị thứ bậc quan trọng của sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái VD: Run rẩy…, cai lệ và người nhà lý trưởng đã …tiến vào … +Trật tự từ biểu thị điểm nhấn của người nói(người viết): VD: Lom khom …. vài chú - Lác đác …mấy nhà. +Trật tự từ đảm bảo sự liên kết của câu với các câu khác trong VB: VD: Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. +Trật tự từ đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. VD: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. àMục tiêu bài học: Chọn trật tự từ để đạt hiệu quả diễn đạt cao. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về sự thay đổi trật tự từ trong câu. H1: Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? à2/Cai …gõ đầu … đất, thét … xái cũ. à3/Cai …thét bằng… cũ, gõ đầu roi… đất . à4/Thét bằng…cũ, cai lệ gõ … đất. à5/Bằng giọng của … cũ, cai lệ …xuống đất, thét. à6/Bằng giọng …cũ, gõ đầu …đất, cai lệ thét. à7/Gõ đầu roi …đất, bằng giọng …cũ, cai lệ thét. (có 7 cách ) H2: Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích ? àViệc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước. àViệc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau. àViệc mở đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ. H3: Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy ? à Câu Nhấn mạnh sự hung hãn Liên kết chặt với câu đứng trước Liên kết chặt với câu đứng sau. (2) - + + (3) - + - (4) - - - (5) - - + (6) - - + (7) + - + H4: Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau ko ? Từ đó, em rút kinh nghiệm gì trong việc đặt câu ? Hoạt động 2: Tổng kết về Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ . H5: đọc đoạn văn của Thép Mới, so sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm ? àCâu văn của TM có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. H6: Qua các VD trêïn, em rút được điều gì về tác dụng của cách sắp xếp các trật tự từ trong câu ? àGhi nhớ /SGK/111. I. Nhận xét chung: -Lựa chọn trật tự từ như tác giả để nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của nhân vật cai lệ. II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật trật tự từ : 1. Tìm hiểu : VD 1: SGK /111. àa. /thứ tự trước sau của hoạt động . àb/Cai lệ và NHLT là thứ bậc cao thấp của nhân vật ; roi song …và dây thừngàtương ứng với trật tự cụm từ trước. VD 2: SGK/112. àĐảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. 2. Ghi nhớ: -Học SGK/111. III. Luyện tập : Bài tập SGK/112. Gợi ý giải bài tập : a/Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử ; b/Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi ! : Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước hô ngữ TQ ta ơi để nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng. -Cụm từ Hò ô tiếng hát: Đảo Hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô(Vần lưng), tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời cũng đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước(Vần chân: Ngạt – hát). Như vậy trật tự từ đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ. c/Lặp lại các từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở hai đầu hai vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước. Củng cố (luyện tập): Thế nào là trật tự từ trong câu ? Dặn dò: Học thuộc- làm bài tập Soạn bài Tìm hiểu yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 115: TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về phép lập luận CM và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, …và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm. Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ TLV của bản thân mình so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: * Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu chung về mục đích yêu cầu của việc sửa bài. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: trình tự các hoạt động : -Chép đề bài. -Giáo viên nêu nội dung, những yêu cầu chính cần đạt của bài làm. -Nhận xét chung về bài làm: ưu, khuyết điểm. -Sửa bài làm của học sinh: 1/Về bố cục: Theo bố cục 3 phần của một VB: Mở bài, thân bài, kết bài àNhận xét về bố cục của các bài làm, nhiệm vụ của từng phần. 2/Về nội dung : Nhận xét về những sai sót trong yêu cầu đề. Nội dung có đảm bảo đầy đủ các luận điểm theo đáp án ? + Mở bài có giới thiệu chung về vai trò, tác dụng của sách trong đời sống con người àtừ đó có ý nghĩa khái quát của câu nói của M. Gorki ? + TB đã trình bày các luận điểm như thế nào ? Có tập trung làm rõ những LĐ chính : -Sách là gì ? -Sách là nguồn kiến thức nghĩa là thế nào ? Tác dụng của sách ? -Tại sao nguồn kiến thức là con đường sống của loài người ? Kiến thức có liên quan như thế nào đến đời sống, sự tồn tại của loài người ? -Yêu sách như thế nào ? Đọc sách như thế nào để có tác dụng tốt ? + Kết bài đã nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung hoặc liên hệ, mở rộng rút ra bài học về vai trò, giá trị của sách đối với con người như thế nào ? 3/Về phương pháp: Sửa cách vận dụng sai phương pháp nghị luận. 4/Về cách diễn đạt: Lỗi chính tả ; Lỗi dùng từ ; Câu … àNêu một số trường hợp tiêu biểu để nhắc nhở, lưu ý. Hoạt động 2: Trả bài cho học sinh tự sửa. Hoạt động 3: Đọc những bài hay, đoạn hay. A. Đề bài: Câu nói của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”gợi cho em suy nghĩ gì ? B. Sửa bài : 1. Nhận xét chung: -Có bài NL tốt, tập trung vào phần trình bày LĐ khá đầy đủ, chi tiết, dẫn chứng tốt, phong phú, trình bày rõ rành, mạch lạc. 2. Sửa bài: a. Về bố cục: -Còn có bài hạn chế về bố cục, các phần chưa rõ ràng b. Về nội dung : Có bài còn chưa đầy đủ, sơ sài. c. Về phương pháp : Cá biệt có bài sa vào liệt kê dẫn chứng hoặc giải thích sơ sài, dẫn chứng không chính xác, không phù hợp. d. Về cách diễn đạt : có nhiều câu sai về ngữ pháp : Đặt câu, dùng từ . v. v. Củng cố (luyện tập): Học sinh sửa bài ; vào điểm Dặn dò: Soạn bài mới “Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 116: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe(Người đọc)nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn. Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao . II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Vở soạn. Bài mới: * Giới thiệu bài : Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò như thế nào trong văn nghị luận ? àHãy tìm hiểu bằng bài học hôm nay. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Xem xét các đoạn trích và tìm hiểu: H1: Tại sao đoạn (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự ? Còn đoạn (b) có yếu tố miêu tả nhưng ko phải là văn bản miêu tả ? àVì ko phải là mục đích của của việc viết văn bản đó, chúng chỉ có tác dụng minh họa thêm. H2: Nếu đoạn trích (a) ko có những chi tiết kể lại cảnh bắt lính thì ta có hình dung sự việc một cách rõ ràng như thế ko ? Còn đoạn trích (b) nếu thiếu những chi tiết miêu tả về người lính VN thì ta có hình dung sự giả dối, lừa gạt của cđ thực dân trong lời nói về lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và ko ngần ngại được không ? H3: Từ việc tìm hiểu trên, em nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ? àChúng làm cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và có sức thuyết phục hơn. èChốt lại ghi nhớ 1/116. Hoạt động 2: Đọc đoạn văn của CHĐ, tìm hiểu theo cách sử dụng của yếu tố tự sự và miêu tả. H4: Đoạn văn của CHĐ có những yếu tố tự sự, miêu tả nào, cho biết tác dụng của chúng ? H5: Vì sao tác giả không kể lại đầy đủ và cặn kẽ hai truyện trên mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể một vài chi tiết trong câu chuyện ấy ? àChỉ những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kỹ. H6: Từ việc tìm hiểu trên, khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì ? àPhải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và ko phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn . èChốt lại ghi nhớ 2/116. èĐọc lại ghi nhớ cả bài. Hoạt động 3: Luyện tập : I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 1. Tìm hiểu VD 1/113: àĐoạn (a) và (b) có yếu tố tự sự miêu tả nhưng ko phải là văn bản tự sự hay miêu tả vì ko phải là mục đích của của việc viết văn bản đó, chúng chỉ có tác dụng minh họa thêm. à Việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục hơn. 2. Tìm hiểu VD 2/114: àYếu tố tự sự và miêu tả có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kỹ. 3. Ghi nhớ : - Học ghi nhớ SGK/116. II. Luyện tập : Bài 1-2 /116. Gợi ý giải bài tập : Bài 1: yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ . Còn yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù – thi sĩ, để nhận rõ hơn chiều sâu của một tâm tư ; ở đó, bên trong sự lặng im, có chứa đựng biết bao tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái lành cái đẹp. Bài 2: Có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen. Cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại một kỷ niệm về bài ca dao đó. Củng cố (luyện tập): làm bài tập . Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ –làm bài tập. Soạn bài Ông Guốc- đanh mặc lễ phục. ***** Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-29.DOC