A/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
-Thấy đuợc tình cảnh khốn khổ và nhân cách cao quý của nhân vật cũng như của người nông dân .
-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam cao, thương cảm và trân trọng người nông dân. Hiểu được nghệ thuật truyện ngắn của Nam cao.
2/ Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện
3/Thái độ:
- Giáo dục lòng thương người, thương yêu loài vật, biết cảm thông chia sẻ
B/Chuẩn bị dạy học:
1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án, hình ảnh Nam Cao
2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, bình, giảng.
Đ/Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Em hiểu gì về thân phận và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích “tức nước võ bờ”?
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm ?
3/ Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5564 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 4 tiết 13 văn bản: lão hạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 9/ 2013
TUẦN 4: TIẾT 13
Văn bản:
LÃO HẠC
Tác giả: Nam Cao
A/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
-Thấy đuợc tình cảnh khốn khổ và nhân cách cao quý của nhân vật cũng như của người nông dân .
-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam cao, thương cảm và trân trọng người nông dân. Hiểu được nghệ thuật truyện ngắn của Nam cao.
2/ Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện
3/Thái độ:
- Giáo dục lòng thương người, thương yêu loài vật, biết cảm thông chia sẻ
B/Chuẩn bị dạy học:
1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án, hình ảnh Nam Cao
2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, bình, giảng.
Đ/Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Em hiểu gì về thân phận và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích “tức nước võ bờ”?
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Gọi học sinh đọc chú thích * trong SGK
? Nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao.
? Vị trí của ông trong dòng văn học hiện thực?
? Sự nghiệp sáng tác của ông
? Nêu đôi nét về văn bản “Lão Hạc”.
Đọc với giọng biến hoá đa dạng ,chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phù hợp với từng nhân vật) và đọc mẫu.
? Giải thích từ ''bòn'', ''ầng ậng''.
? Nếu tách thành hai phần theo dấu cách trong SGK thì nội dung mỗi phần là gì?
- Phần 1: Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Phần 2: Cái chết của lão Hạc .
? Kể tóm tắt đoạn truyện từ tr 38 đến tr41.
? Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán cậu?
? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão khi lão kể chuyện bán cậu Vàng với ông giáo?
=> Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước ...Mặt lão đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại , ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít...hu hu khóc.
? Câu ''Những vết nhăn xô lại ... ép cho nước mắt chảy ra'' có sức gợi tả như thế nào?
=> Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hôn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương.
? Cái hay của cách miêu tả ở đoạn văn trên của tác giả là gì
=> Cách thể hiện chân thật cụ thể, chính xác diển biến tâm trạng nhân vật rất phù hợp với tâm lý, hình dáng của người già.
? Qua đó em có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào
? Sâu xa hơn, đằng sau sự đau đớn của việc bán cậu Vàng, ta còn hiểu gì về lão Hạc?
Cho 2 nhóm học sinh thảo luận
? Qua lời phân trần của lão với ông giáo và ngược lại: không nên hoãn sự sung sướng lại, chuyện hoá kiếp...
Ta còn hiểu thêm được gì về những người như lão Hạc?
HSthảo luận và phát biểu:
I.Tìm hiểu chung :
1. Tác giả:
- Nam Cao(1915-1951)
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ.
2. Tác phẩm :
- Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân (1943)
3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
+ Bòn: tận dụng, nhặt nhạnh một cách chi ly tiết kiệm .
+ Ầng ậng: nước mắt dâng lên, sắp sửa tràn ra ngoài mi mắt.
3. Thể loại và bố cục:
+ Thể loại: Truyện ngắn.
+ Bố cục: 2 phần
- P1: Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- P2: Cái chết của lão Hạc.
II . Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhân vật lão Hạc :
a. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng :
- Cậu Vàng là kỉ vật cuối cùng, là bạn của lão. Bán nó là việc bất đắc dĩ vì lão nghèo, yếu sau trận ốm, …. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi.
- Tác giả sử dụng một loạt từ láy (…) đặc tả sự dằn vặt đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, vỡ oà trong tâm trạng lão Hạc .
-> Lão Hạc nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương, tình nghĩa, thuỷ chung.
-> Lão rất thương con.
Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn ''mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy .Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con.
+ Những lời chua chát của người nông dân nghèo thất học t/h nỗi buồn về số phận hiện tại và tương lai mờ mịt.
+ ''Không nên hoãn ...''thể hiện sự lạc quan, pha chút hóm hỉnh của người bình dân
4. Củng cố: ? Kể tóm tắt truyện ''Lão Hạc''.
? Nêu và phân tích những nét tâm trạng chính của lão Hạc sau khi bán con chó.
E. Dặn dò: - Học lại bài cũ.
- Soạn tiếp phần bài còn lại của truyện theo câu hỏi SGK
-----------------------------------------
Ngày soạn: 02/ 9/ 2013
TUẦN 4: TIẾT 14
Văn bản:
LÃO HẠC (Tiếp)
Tác giả: Nam Cao
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS cần:
- Hiểu được: nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo (thương cảm, trân trọng) của nhà văn qua việc làm nổi bật tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc. Qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- thấy được tài năng nt xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện,mt, kể chuyện, hắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt đc tp truyện viết theo khuynh hướng hiện thực
- Vận dụng KT về các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để pt tp tư sự theo khuynh hướng hiện thực.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ ,hành động.
3. Tư tưởng:
Giáo dục lòng yêu thương con người.
B. Chuẩn bị:
- GV: ảnh chân dung Nam Cao, tập truyện ngắn Nam Cao, soạn bài.
- HS: tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'', xem tiếp phần còn lại.
C. Phương pháp:
- Vấn đáp tái hiện, thảo luận, nêu vấn đề, bình giảng
Đ. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt truyện: “Lão Hạc”
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
? Sau khi kể chuyện bán "cậu vàng", lão Hạc đi vào việc chính đó là việc gì?
Lão Hạc nhờ ông Giáo 2 việc:
- Việc thứ nhất: Lão nhờ ông Giáo giữ hộ 3 sào vườn cho thằng con trai lão; khi nào nó về thì sẽ nhận lại.
- Việc thứ hai: Lão gửi tiền nhờ ông giáo lo việc hậu sự để khỏi phiền cho hàng xóm
? Cuộc sống của lão Hạc sau khi gửi ông Giáo mảnh vườn và số tiền mà lão có ntn?
? Có ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là gàn dở, lại có ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là đúng. Vậy ý kiến của em ntn?
HS: Thảo luận
=> Hoàn cảnh cùng cực đẩy lão Hạc tới chỗ phải lựa chọn: Tiếp tục kéo dài sự sống tàn để trở thành kẻ báo hại con hay là chết đi để trọn đạo làm cha. Một người cha thương con rất mực như lão tất yếu sẽ tìm đến cái chết để giữ chọn mảnh vườn cho con.
? Cái chết của lão Hạc được Nam Cao miêu tả ntn? NX về cái chết đó?Tìm chi tiết?
=> Đã cực tả 1 cái chết thật dữ dội, đau đớn.
? N.nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
HS Thảo luận nhóm
N1,3: Lão đành chọn cái chết để tương lai của đứa con trai được đảm bảo. Lão chết vì thươngcon. Hy sinh vì hp của con.
N2,4: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:
+ P/a 1 hiện thực: sự nghèo khổ, bế tắc cùng đường của nhiều người nông dân trước CM.
+ Tố cáo XH TD nửa PK.
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong Xh cũ.
? Nói tóm lại, qua tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng và qua diễn biến của cái chết của lão, em nhận thấy lão Hạc là một người ntn?
GV: Lão Hạc là một ông lão nông dân không được học hành, càng không biết nhiều về tình phụ tử. Nhưng cái chết dữ dội của lão là bằng chứng cảm động về cái tình phụ tử nguyên sơ, mộc mạc, nhưng thăm thẳm, thiêng liêng biết chừng nào.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai kể? Tác dụng?
HS: Ngôi thứ nhất, Nhân vật ông Giáo (một hình bóng gần gũi của chính Nam Cao) người chứng kiến, vừa tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, bộc lộ tâm trạng của bản thân.
? N.Vật ông giáo được giới thiệu ntn? Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc ntn?
HS: Ông giáo, một trí thức nghèo sống ở nông thôn, là một người giàu tình thương, lòng tự trọng. Đó chính là điểm làm cho ông và lão Hạc thân nhau. Ông giáo thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc , tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão Hạc.
GV đọc lại 2 đoạn văn sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…đáng buồn" và đọc đoạn: "Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn…..theo một nghĩa khác"
? Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy? Em có đồng ý với những suy nghĩ đó không? Vì sao?
=> Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, thì ông giáo càng buồn hơn. Vì ông đã thất vọng trước sự thay đổi cách sống của một người trong sạch đầy tự trọng như lão Hạc.
Nhưng sau cái chết bất ngờ và dữ dội của lão Hạc ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết đáng trân trọng như cái chết của lão Hạc. Bởi lòng tự trọng đã giữ đc chân con người trước bờ vực của sự tha hoá.
Nhưng c/đ lại đáng buồn theo một nghĩa khác là ở chỗ: những người tốt như lão Hạc cuối cùng vẫn hoàn toàn bế tắc. Mà đáng buồn hơn vì có phải ai cũng hiểu được nguyên nhân cái chết của lão như Binh Tư và ông giáo. Vì vậy ông giáo càng thương, càng xót xa cho số phận Lão Hạc và để an ủi với vong linh người vừa khuất ông nguyện sẽ cố hết sức để giữ trọn lời hứa giữ trọn vẹn mảnh vườn để có dịp gặp lại sẽ trao tận tay anh con trai của lão Hạc.
- Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn qua truyện ngắn?
- Nêu ý nghĩa văn bản?
Luyện tập:
? Qua câu truyện về lão Hạc, nhà văn Nam Cao thể hiện t/c, thái độ gì đối với những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng?
HS: T/h lòng yêu thương và thái độ trân trọng...
I.Tìm hiểu chung :
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhân vật lão Hạc :
a. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng :
b. Cái chết của lão Hạc :
Luôn mấy hôm, lão Hạc chỉ ăn khoai, khoai cũng hết. Từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.
Dồn dập trong mấy câu miêu tả là một loạt từ tượng hình, tượng thanh: "vật vã", "rũ rượi", "xộc xệch", "long sòng sọc", "tru tréo", "sùi ra", "giật mạnh", "nẩy lên", "đè lên"…
=> Cái chết của lão thật dữ dội, bất ngờ...
- Lão chết vì thương con, hy sinh vì tương lai của con.
- Cái chết của lão Hạc:
+ P/a hiện thực: sự nghèo khổ, bế tắc của người nông dân trước CM.
+ Tố cáo XH TD nửa PK.
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong Xh cũ.
=> Lão Hạc là một lão nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu nhưng nghèo khổ, bất hạnh.Tuy nghèo nhưng Lão sống trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con.
¦ Tất cả xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính ¦ chết tự nguyện ¦ chủ động ¦ chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo cho cái chết của mình từ khi bán "cậu vàng"
- Con người nhân hậu
- Giàu lòng tự trọng ( sống không muốn phiền hà đến mọi người xung quanh, ngay cả khi chuẩn bị cái chết cho mình)
- Người cha thương con - sống có trách nhiệm với con.
¦ Chọn cái chết ¦ không thể khác ¦ muốn chờ đợi con, ngày gặp con ¦ bất lực trước hoàn cảnh
- Nghèo khổ ¦ bế tắc ¦ con đường cùng
- Giàu lòng thương yêu, lòng tự trọng
2. Nhân vật ông giáo - Người kể chuyện
Ông giáo rút ra triết lý về nỗi buồn trước cuộc đời và con người. Ông hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc. Nhưng ông thông cảm với nỗi khổ tâm của vợ. Tác giả chỉ buồn mà không giận. Mặt khác, ông giáo buồn vì lòng tự ái của lão Hạc, của mình đều rất cao nên hai người cứ xa nhau dần.
- Thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc , tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão.
IV. Tổng kết: ( GV ghi bảng phụ)
1. Nghệ thuật:
- Ngôi kể: Thứ nhất người kể chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Kết hợp các phương thức tự sự, trữ tình, lập luận thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật.
- Khắc hoạ hình tượng nhân vật có tính có tính cá thể hóa cao.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
¦ Ghi nhớ: SGK
V.Luyện tập:
- " Lão Hạc " ý thức về nhân phẩm, lòng tự trọng của người nông dân trong cảnh khốn cùng.
4. Củng cố:
? Cái chết của lão Hạc đã thể hiện phẩm chất cáo quý nào của người nông dân bần cùng trước cách mạng tháng 8/1945?
? Em hãy nêu những nét chính về nội dung nghệ thuật của truyện ngắn lão Hạc.
E. Dặn dò:
- Tập tóm tắt lại truyện
- Làm bài tập trong sách BTNV
- Chuẩn bị bài : Từ tượng hình, từ tượng thanh.
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/ 9/ 2013
TUẦN 4: TIẾT 15
Tiếng Việt
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS cần:
- Học sinh hiểu được đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Hiểu công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanhphù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
3. Tư tưởng:
Học sinh có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
- Giáo dục kĩ năng sống
B/Chuẩn bị dạy học:
1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án,
2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, phân tích, tái hiện, phát hiện.
Đ/Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện “ Lão Hạc” ? Ý nghĩa của truyện ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- HS đọc bài tập ( sgk ), 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ? Từ nào gợi tả âm thanh tự nhiên, của con người ?
- Những từ đó có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự ?
-> gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
- Vậy thế nào là từ tượng hình ? Từ tượng thanh ? Công dụng ?
-> HS rút ra kết luận
- HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân
- HS dưới lớp làm vào vở, một HS lên bảng trình bày.
- HS làm cá nhân
-> Nhận xét
I. Tìm hiểu bài :
1 Đặc điểm, công dụng :
VD : đoạn trích từ “ Lão Hạc”
- Gợi tả hình dáng : móm mém, vật vã, rũ rượi, xồng xộc, sòng sọc.
- Gợi tả âm thanh : hu hu, ư ử .
2. Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập :
1/ ( SGK/ 49 )
- Tượng hình : rón rén, loẻo khoẻo, chỏng quèo.
- Tượng thanh : soàn soạt, bốp
2/ Từ gợi tả dáng đi của con người : lom khom, khập khểnh, lảo đảo, liêu xiêu, lò dò, chập chững.
3/ Phân biệt nghĩa các từ :
- Ha hả : tiếng cười to, tỏa ra rất khoái chí.
- Hì hì : tiếng cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú bất ngờ.
- Hô hố : Cười to va thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ : cười thoải mái, vui vẻ, há mồm rộng, hơi vô duyên.
4. Củng cố : những từ tượng thanh, tượng hình thuộc nhóm từ ghép hay từ láy?
E. Dặn dò :
- HS học bài và làm bài
- Chuẩn bị bài : “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản"
-------------------------------------------
Ngày soạn: 02/ 9/ 2013
TUẦN 4: TIẾT 15
Tập làm văn
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Hiểu và biết cách sử dụng các phươing tiện liệt kết đoạn văn để văn bản liền ý, liền mạch.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đoạn văn trong văn bản.
3/Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập.
B/Chuẩn bị dạy học:
1/ Giáo viên: Sgk,Giáo án,
2/ Học sinh: Sgk ,chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, phân tích, tái hiện, phát hiện.
Đ/Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cách xây dựng đoạn văn trong văn bản?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
*
Học sinh đọc VD
? Hai đoạn văn ở mục I.1 có mối liên hệ gì không? Tại sao.
Hai đoạn văn không có mối liên hệ.
= >Vì hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường nhưng việc tả cảnh hiện tại và việc tả cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau, đánh đồng hiện tại và quá khứ nên sự liên kết giữa 2 đoạn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy khó hiểu.
? Hai đoạn văn ở mục I.2 có đặc điểm khác gì với 2 đoạn mục I.1
Có cụm từ ''Trước đó mấy hôm''
? Cụm từ đó có tác dụng gì.
? Vậy em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn.
GV: chốt KT theo ghi nhớ.
HS: đọc ghi nhớ ý 1
G: hd HS làm bài tập (a).
? Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
HS: Khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.
? Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên?
? Kể tiếp các từ ngữ liên kết có quan hệ liệt kê?
HS làm bài tập (b).
? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
Q/h ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ.
? Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?
HS: Từ ngữ liên kết : Trước đó mấy hôm – Nhưng lần này
? Kể tiếp các từ ngữ liên kết có quan hệ đối lập?
HS: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngươc lại, song, thế mà, ...
HS đọc hai đoạn văn ở mục I.2 tr.50-51 và cho biết đó thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?
HS:Đó: chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn
? Kể tiếp các chỉ từ, đại từ có t/d liên kết đoạn?
HS: đó, này, ấy, vậy, thế....
HS đọc hai đoạn văn mục (d) tr. 52.
? Phân tích mqh ý nghĩa giữa hai đoạn văn?
H: đoạn văn sau có ý nghĩa tổng kết những gì đã nói ở đoạn trước.
? Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?
HS: Từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn : Nói tóm lại.
? Kể tiếp từ ngữ có ý nghĩa tổng kết kquát sự việc?
HS: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung,
? Vậy, từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn trong văn bản thường dùng là những loại từ gì?
HS: đọc đoạn văn mục II.2 tr. 53.
? Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn đó?
HS: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
? Tại sao câu đó có tác dụng liên kết?
HS: nó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách vở cho mà đi học ở đoạn trước
? Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết có mấy cách liên kết đoạn văn trong văn bản ?
HS: đọc ghi nhớ.
Bài 1: G gọi 3 H lên bảng làm, các em khác theo dõi, NX
G: KL, cho điểm.
Bài 2: G gọi 4 H lên bảng làm, các em khác theo dõi, NX
G: KL, cho điểm.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Ví dụ: SGK / tr50; 51
2. Nhận xét:
- > Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn. Từ ''đó'' tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Chính sự liên tưởng này tạo lên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho 2 đoạn văn liền ý liền mạch.
Cụm từ: '' trước đó mấy hôm'' là phương tiện liên kết 2 đoạn văn.
*Ghi nhớ (ý 1 trang 53)
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
Từ ngữ liên kết đoạn:
Bắt đầu và Sau khâu tìm hiểu
Các từ: trước hết, đầu tiên, cuôí cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...
Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ.
Từ ngữ liên kết : Trước đó mấy hôm – Nhưng lần này
Các từ: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngươc lại, song, thế mà, ...
Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn trong văn bản thường dùng là: quan hệ từ đại từ, chỉ từ các cụm từ thể hiện liệt kê so sánh đối lập, tổng kết, khái quát...
2- Dùng câu nối để liên kết các đoạn:
QH từ,đại từ,chỉ từ,các cụm từ thể hiện ý liệt kê,so sánh,đối lập,tổng kết,khái quát.
* Ghi nhớ
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
a. Nói như vậy: tổng kết
b. Thế mà: tương phản
c. Cũng: nối tiếp, liệt kê,
Tuy nhiên: tương phản
2. Bài tập 2:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
4. Củng cố: Nhắc lại các ý chính của bài.
E. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ; làm bài tập 3 (tr55- SGK)
- Xem trước bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
---------------------------------------------------------------------
Ngày… tháng… năm 2013
Tổ trưởng kí duyệt
Phạm Thị Hường
File đính kèm:
- GA VAN 8 TUAN 4 CKTKN(1).doc