Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Tiết 15: Đọc văn bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) - Cao bá quát

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854

-Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật cả bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung

B. CHUẨN BỊ

-Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, tài liệu tham khảo,

-Học sinh: SGK, SBT, bài soạn, phần sưu tầm về tác giả tác phẩm

C. PHƯƠNG PHÁP:

-GV hướng dẫn, gợi mở cho HS hiểu và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài

-Kết hợp các phương pháp dạy bài thơ cổ: đọc diễn cảm văn bản, so sánh bản dịch với nguyên bản chữ Hán, phân tích từ ngữ, phân tích hoàn cảnh lịch sử, phân tích khía cạnh văn hoá mà bài thơ đặt ra

-Có thể cho HS thuyết trình hay thảo luận, tranh luận để tạo ra hứng thú cho bài học

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Tiết 15: Đọc văn bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) - Cao bá quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 15: Đọc văn Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)-Cao Bá Quát A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854 -Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật cả bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh…Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung B. Chuẩn bị -Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, tài liệu tham khảo, -Học sinh: SGK, SBT, bài soạn, phần sưu tầm về tác giả tác phẩm C. Phương pháp: -GV hướng dẫn, gợi mở cho HS hiểu và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài -Kết hợp các phương pháp dạy bài thơ cổ: đọc diễn cảm văn bản, so sánh bản dịch với nguyên bản chữ Hán, phân tích từ ngữ, phân tích hoàn cảnh lịch sử, phân tích khía cạnh văn hoá mà bài thơ đặt ra -Có thể cho HS thuyết trình hay thảo luận, tranh luận để tạo ra hứng thú cho bài học d. tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Bài ca ngất ngưởng Bài thơ làm hiện lên con người NCT như thế nào? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung -Từ phần tiểu dẫn, nêu vài nét về tác giả Cao Bá Quát HS trả lời GV nhấn mạnh lại và nói thêm Nửa đầu thế kỉ 19, CBQ là một trong những người nổi tiếng nhất. Nổi tiếng vì học giỏi, thơ hay, chữ đẹp:Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán, thiên hạ có 4 bồ chữ thì ông hai bồ… Càng nổi tiếng nữa vì tư tưởng tự do phóng khoảng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền, vì lối sống thanh cao, mạnh mẽ: nhất sinh đê thủ bái mai hoa Không bằng lòng với thực tại, không chấp nhận và cũng không chịu thoả hiệp với thực tại, CBQ can án chữa quyển thi, bị bắt giam, bị đưa cải tạo “dương trình hiệu lực”, bị đẩy là giáo thụ phủ Quốc Oai và rút cuộc đi đến cuộc khởi loạn “châu chấu”.Thế rồi cuộc khởi loạn mà ông tham gia rốt cuôc không thành. Trong một ý nghĩa nào đó, xét đến cùng, cuộc khởi loạn như một cách trả lời, một lần trả lời, một câu trả lời đến tận độ để ông vĩnh viễn không còn phải băn khoăn vương vấn nữa. Suy xét từ căn rễ lịch sử-xã hội đương thời có thể khẳng định CBQ đã trở thành một hiện tượng lịch sử, hiện thân cho dự cảm yêu cầu một cuộc canh tân và là mầm mống báo hiệu cho sự ra đời nhưng tiếng nói canh tân quyết liệt của một thế hệ nối tiếp ngay sau đó như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ àCó thể coi ông là đứa con ngỗ nghịch của chế độ phong kiến đương thời -Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS đọc trong SGK -Trình bày hiểu biết của em về thể loại của bài thơ HS trình bày, GV nhấn mạnh lại: Thể hành: một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu -HS đọc bài thơ. GV nhận xét và nêu hướng tìm hiểu bài thơ: +Bốn câu đầu: hình ảnh bãi cát dài và người đi trên cát +Sáu câu tiếp:Tâm sự của nhà thơ +Sáu câu cuối: khúc ca về con đường cùng Tiết 2: ở tiết trước, trong phần tìm hiểu chung, ta đã tìm hiểu vài nét về Cao Bá Quát- một nhà thơ tài năng, bản lĩnh, một nhà nho có nhân cách cứng cỏi “ nhất sinh đê thủ bái mai hoa”- ở đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai, một đứa con ngỗ nghịch của chế độ phong kiến đương thời- một nhà nho đỗ đạt, làm quan cuối cùng lại khởi nghĩa chống lại triều đình. Nguyên nhân nào đã dẫn đến hành động quyết liệt ấy, thơ văn của CBQ sẽ trả lời chúng ta và tác phẩm chúng ta đang tìm hiểu cũng sẽ phần nào giúp chúng ta lí giải hành động đó -GV hỏi: nhắc lại vài nét về tác phẩm đã tìm hiểu ở tiết trước -Bốn câu đầu bài thơ giúp em hình dung ra không gian, thời gian và con người như thế nào? HS thảo luận trả lời. GV nhấn mạnh lại Dường như cả không gian và thời gian như hùa với nhau làm tăng thêm nỗi vất vả nhọc nhằn của người đi đường (GV cho HS xem hình ảnh minh hoạ) - Có ý kiến cho rằng cảnh trong 4 câu đầu là cảnh trong tưởng tượng, chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Lại có ý kiến khác: đây là cảnh thực, chỉ có ý nghĩa thực. Và ý kiến thứ 3: đây là cảnh thực, vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. ý kiến của em như thế nào? HS lựa chọn, phân tích, phát biểu GV nhận xét, định hướng Trước hết, đây là cảnh thực, việc người đi trên cát cũng là thực-chính bản thân tác giả đã nhiều lần đi qua những bãi cát trắng mênh mông dọcbờ biển Quảng Bình, Quảng Trị để vào Huế thi Hội. Hình ảnh bãi cát mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xoá là hình ảnh thiên nhiên đẹp mà dữ dội, khắc nghiệt của miền Trung nước ta Cảnh còn có ý nghĩa tượng trưng: bãi cát dài là con đường phải vượt qua để vào kinh thi Hội, để có thể mưu cầu sự nghiệp, công danh Như vậy, tác giả đã tả cảnh bãi cát và sự việc đi trên bãi cát để từ đó dẫn suy nghĩ về con đường công danh, rộng hơn là con đường đời đầy chông gai, nhọc nhằn mà người đi trên cát-người trí thức thời phong kiến buộc phải dấn thân để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, cho dòng họ . Đó là lối cảm vật nhi động- cảm xúc, suy nghĩ thường bắt nguồn từ một cảnh vật, một sự việc nào đó- thường thấy trong văn học trung đại -Từ tâm trạng của người đi trên cát, ta thấy được điều gì ở thái độ của nhà thơ đối với con đường công danh mà ông và rất nhiều trí thức đương thời đang theo đuổi? HS trả lời, GV nhấn mạnh lại Trong tâm trạng mệt mỏi ấy, người đi trên cát có rất nhiều tâm sự. Mà tâm sự đầu tiên là: GV đọc câu 5,6 -Em hiểu câu 5,6 như thế nào? (GV lưu ý học sinh phần chú thích) Hai câu thơ là lời tự trách Tự trách mình không học được phép ngủ- đó chính là sự thờ ơ trước cuộc đời, nhắm mắt trước bao cảnh trái tai gai mắt, bao cảnh lầm than của người dân do sự trì trệ bảo thủ của chế độ phong kiến mà nên. Lời tự trách mình này cũng toả sáng nhân cách CBQ, một trí thức lớn không biết ngủ, luôn tỉnh táo trước việc đời Đồng thời còn trách mình đã thấy con đường công danh là mịt mờ rồi mà vẫn phải vẫn vả đeo đuổi nó Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ được theo phép thuỵ du của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Dường như nhà thơ tự trách mình vì không có khả năng như người xưa, chán nản, mệt mỏi vì tự mình phải hành hạ thân xác mình trên con đường đeo đuổi công danh -GV dẫn dắt: Nhưng tại sao CBQ lại tự trách mình cứ phải đeo đuổi mãi chuyện công danh. Công danh là hai tiếng vô cùng quan trọng với các nhà nho thuở trước, vì họ quan niệm đã là thân nam nhi thì phải khẳng định được vị thế tồn tại của mình giữa cuộc đời, phải phấn đấu lập công và lập danh Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Liệu có phải nhà thơ thấy chán nản mệt mỏi vì thi mãi không đỗ không, hay vì thấy con đường công danh quá gian nan, quá vất vả. Ta sẽ lí giải được điều đó khi tìm hiểu 4 câu tiếp -Em hiểu cụm từ “phường danh lợi” như thế nào? HS trả lời, GV nhận xét “Phường danh lợi” : những kẻ coi công danh là con đường tìm kiếm phú quý vinh hoa (mồi danh lợi, bả công danh). CBQ đã nhắc đến loại người này với sự chán ghét, khinh bỉ à từ ý thơ nói về phường danh lợi, người đọc hiểu ra niềm trăn trở của tác giả đối với chuyện công danh: hai chữ công danh đã bị gắn liền với danh lợi, con đường tìm kiếm công danh trở thành con đường mưu cầu danh lợi tầm thường Bằng con mắt sắc sảo, ông đã nhận ra công danh đã bị biến tướng trong thời buổi điên đảo,trở thành một miếng mồi ngon, có sức cám dỗ lớn đối với người đời.Vì danh lợi mà con người phải tất tả xuôi ngược, khó nhọc mà vẫn đổ xô vào -GV hỏi: Như vậy, hai câu thơ nói lên suy tư gì của tác giả? Và em có thể lí giải câu hỏi cô đặt ra lúc trước như thế nào? àHai câu thơ là suy tư của tác giả về hiện thực xã hội: người đời đua chen danh lợi, vì danh lợi mà tất tả xuôi ngược -GV dẫn dắt: không những trăn trở về hiện thực mà bằng con mắt tỉnh táo, nhà thơ còn phát hiện ra một vấn đề lớn lao hơn,cấp thiết hơn. GV đọc hai câu tiếp -Hai câu tiếp cho em những hình dung gì? Hình ảnh về một quán rượu ngon, mọi người say men rượu mà đổ xô đến Từ đó phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng -Có người cho rằng hai câu thơ này chính là đánh gía rất sắc sảo của CBQ về xã hội ông đang sống. Em nghĩ như thế nào? .à Chuyện công danh chưa phải là tất cả những gì khiến tác giả dằn vặt,mà niềm ưu tư của ông còn hướng về vấn đề có ý nghĩa cấp thiết hơn lớn lao hơn: cả xã hội đang sống giữa cơn say danh lợi và qúa hiếm người tỉnh để nhận ra thực trạng này -Cả 6 câu thơ cho thấy, CBQ đã nhận ra điều gì về con đường công danh mà mình đang theo đuổi -GV dẫn dắt: chán ghét con đường công danh, nhưng những nho sĩ như CBQ lại chỉ có một con đường duy nhất: học hành- thi cử- đỗ đạt-làm quan. Nhà thơ lâm vào bế tắc GV bình sự lặp lại của hai từ “trường sa’ àTừ trường sa lại vang lên, dường như muốn gợi ra không gian tâm trạng đang náo động với những câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp. Và trường sa bỗng chốc hoá thành người bạn có thể lắng nghe tâm sự. Phải chăng, điều đó là vì nhờ chuyến sa hành, nhờ trường sa mà nhà thơ có thể hiểu thêm mình, hiểu thêm bản chất thực và kết cục của con đường tìm kiếm công danh, hiểu thêm về sự phức tạp của cuộc đời, do vậy mà trường sa lại trở nên thân thiết -Câu thơ giúp em hình dung như thế nào về hình ảnh người đi trên cát? Nhận xét về nghệ thuật.Tác dụng -GV dẫn dắt: những tưởng trước một loại các câu hỏi rơi vào bước đường cùng, nhà thơ sẽ bế tắc và tuyệt vọng, sẽ tắt ngấm mọi tiếng nói, nhưng ở đây lại bật lên lời ca -Các hình ảnh thiên nhiên lại được xuất hiện để nói lên điều gì? Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện vừa là cảnh thực vừa bao hàm nghĩa tượng trưng: những con đường đi tới đều đầy khó khăn hiểm trở àTác giả đã có sự lựa chọn: nên chăng là quay về ở ẩn, giữ riêng mình trong sạch , hoặc có thể là có những lựa chọn mới ở phía bắc núi bắc, phía nam núi nam nhưng ông cũng ý thức được những thử thách lớn khác đang đón chờ ở phía trước, một khi mình theo một sự lựa chọn mới, bởikhông có gì yên bình ở phía bắc, cũng như ở phía nam. Núi muôn trùng, sóng muôn đợt đã giăng sẵn để đợi người -Bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi tu từ.Có người cho rằng câu hỏi đó thể hiện sự bế tắc tuyệt vọng, cô đơn của nhà thơ.Em nghĩ thế nào? GV mở rộng: âm hưởng bi kịch bao trùm bài thơ: bi kịch của một nhà nho nhận thức được sự trì trệ, lạc hậu của chế độ nhưng không tìm ra lối thoát- nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì có ý nghĩa tích cực. Độc giả có thể qua đó mà thêm lòng tin vào phẩm hạnh , dũng khí của con người.Dù gặp bao thách thức trong đời sống, nó vẫn tồn tại, vẫn sống mạnh mẽ và bảo vệ những lí tưởng nhân văn cao đẹp Bài ca ngắn nhưng ý nghĩa có thể vô hạn “anh đứng làm chi trên bãi cát”, câu hỏi mà nhà thơ tự đặt cho mình từ thế kỉ 19, giờ đây đang được đặt lại trước lương tâm của mọi độc giả, một câu hỏi vẫn đầy tính thời sự:thúc giục, khuyến khích con người hành động Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nói thêm về cách xưng hô: khách-lữ khách- ngôi thứ 3 Quân- anh: ngôi thứ 2 Ngã- tôi: ngôi thứ 1 Tác giả muốn đặt mình vào vị trí khác nhau, các điểm nhìn khác nhau bộc lộ tâm trạng của chính mình, đối thoạivới chính mình Hoạt động 5: GV cho HS luyện tập Bài thơ chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo sự thay đổi tất yếu trong tương lai. Trong một bài thơ khác ông viết: Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn Mới cảm thấy vũ trụ là bao la Chuyện văn chương trước đây thực là trò trẻ con Trong thế giới này có ai thật là bậc tài trai Mà lại phí cả một đời đọc mấy pho sách cũ CBQ đã thấy phải làm được việc gì lớn lao hơn, có ích cho đời hơn. Đó là lí do dẫn ông đến cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn I- Tìm hiểu chung 1. Tác giả -Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh -Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX 2. Tác phẩm -Hoàn cảnh sáng tác:khi ông đi thi Hội -Thể loại: thể hành II- Đọc –hiểu văn bản 1.Hình ảnh bãi cát dài và người đi trên cát -Không gian: bãi cát, lại bãi cát dài àĐiệp từ gợi ra không gian mênh mông cát trắng, hoang vắng đến rợn người -Thời gian: mặt trời lặn -Con người: đi một bước lại lùi một bước Nước mắt rơi àđiệp từ, đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lạiàthể hiện rất sâu cảm giác sốt ruột, căng thẳng và mệt mỏi của người đi => Tả cảnh bãi cát, sự việc đi trên bãi cát để dẫn dắt suy nghĩ về con đường công danh , rộng hơn là con đường đời đầy chông gai, nhọc nhằn mà người đi trên cát-người trí thức thời phong kiến buộc phải dấn thân để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, cho dòng họ àLối cảm vật nhi động thường thấy trong thơ trung đại àThái độ của nhà thơ: đã nhận ra sự mịt mờ của con đường công danh mà mình đang đi, mệt mỏi, chán ngán, bế tắc 2. Tâm sự của người đi trên cát -Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi àLời tự trách mình +Không học…phép ngủ- sự thờ ơ trước cuộc đời +Vẫn phải vất vả đeo đuổi con đường công danh -Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời àNiềm trăn trở của tác giả trước hiện thực xã hội: công danh đã bị biến tướng, gắn liền với danh lợi, và người đời đua chen nhau vì danh lợi -Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số, tỉnh bao người à hình ảnh ẩn dụ: sự cám dỗ của danh lợi à Câu thơ là nhận xét có tính khẳng định : cả xã hội đang sống giữa cơn say danh lợi và quá ít người tỉnh để nhận ra thực trạng đó à toát ra niềm chua xót và nỗi u uất của nhà thơ à CBQ đã nhận thấy tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ và tỏ rõ thái độ chán ghét của mình, bộc lộ cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo trước hiện thực 3. Khúc ca về con đường cùng -Trường sa, trường sa… àĐiệp từ kết hợp với câu hỏi tu từ đã thể hiện những trăn trở của nhà thơ về bước đường đi tớiàSự bế tắc của nhà thơ -Hãy nghe ta hát khúc đường cùng: - Phía bắc núi bắc… àĐiển cố, điệp ngữ àTác giả đã cố gắng lựa chọn cho mình một con đường mới, một hướng đi mới nhưng vẫn lâm vào bế tắc -Anh đứng làm chi trên bãi cát? àcâu hỏi mang âm hưởng của một lời thúc giục: nhân vật trữ tình tự giục mình, từ bỏ con dường trước mắt, con đường công danh mờ mịt, cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩaàKhao khát thay đổi cuộc sống => Câu hỏi kết thúc đã gieo vào lòng độc giả niềm hi vọng, dù là thứ hi vọng khắc khoải, mong manh III- Tổng kết 1. Nội dung -Biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống àlàm hiện lên chân dung tinh thần một nhà trí thức lớn tỉnh táo trước hiện thực, nhân cách cứng cỏi, bản lĩnh 2. Nghệ thuật -Hình ảnh tượng trưng -Nhịp điệu diễn tả nội dung -Câu hỏi tu từ IV- Luyện tập Qua bài thơ này, hãy thử lí giải vì sao CBQ đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn

File đính kèm:

  • docBai ca ngan di tren bai cat.doc
Giáo án liên quan