Giáo án ngữ văn 8 Tuần 5 Tiết 16- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

I Mục tiêu giáo dục

- Học sinh hiểu được thế nào là biệt ngữ xã hội, thế nào là từ ngữ địa phương .

- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ .Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn cho giao tiếp .

- Rèn kĩ năng dùng từ trong giao tiếp.

– Tích hợp với văn bản tự sự .

- Giáo dục sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ .

II Chuẩn bị

- Thầy : nghiên cứu bài , bảng hoặc giấy trong ghi ví dụ và bài tập

- Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn

III Tiến trình lên lớp

Họat động 1

1, Ổn định lớp (1)

2, Kiểm tra bài cũ :(4)

3, Bài mới

Họat động 2

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 5 Tiết 16- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn 13/9/2007 Tiết 16 Ngày dạy : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội I Mục tiêu giáo dục - Học sinh hiểu được thế nào là biệt ngữ xã hội, thế nào là từ ngữ địa phương . - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ .Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn cho giao tiếp . - Rèn kĩ năng dùng từ trong giao tiếp. – Tích hợp với văn bản tự sự . - Giáo dục sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ . II Chuẩn bị - Thầy : nghiên cứu bài , bảng hoặc giấy trong ghi ví dụ và bài tập - Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn III Tiến trình lên lớp Họat động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, kiểm tra bài cũ :(4’) 3, bài mới Họat động 2 Họat động 3 ? Bảng phụ( hoặc máy chiếu) ghi ví dụ SGK/56 GV: Hai câu thơ ở ví dụ a trích trong bài “ Tức cảnh Pác Pó của Hồ Chí Minh nói lên tinh thần lạc quan phong thái ung dung của bác Hồ khi sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian nan vất vả ở 4 câu thơ tiếp theo giới thiệu với chúng ta về một bức tranh vào hè sôi động đầy màu sắc và hình ảnh trong tâm tưởng của nhà thơ Tố Hữu khi ông đang bị giam cầm tại nhà lao Thừa phủ của tỉnh Thừa Thiên Huế ? Đọc những đoạn thơ ở ví dụ , chú ý những từ in đậm trong ví dụ , a, Sáng ra bờ suối , tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng ( Tức cảnh Bắc Pó – Hồ Chí Minh ) b, Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chính , trái cấy ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đậy sân nắng đào . ( Khi con tu hú – Tố Hữu ) ? Từ “bẹ, bắp” trong ví dụ là chỉ sự vật gì ? ( ngô) - loại cây lương thực , ngũ cốc nuôi sống lòai người ? Em hãy tìm những từ ngữ toàn dân có ét nghĩa tương ứng với từ “ Bắp, bẹ” ngô GV: Như vậy cùng một khái niệm , cùng biểu thị một sự vật nhưng ở hai địa phương lại có hai cách gọi khác nhau Em hãy chỉ rõ cách gọi ở những địa phương ấy ? bẹ – Việt Bắc - Bắp – Thừa thiên Huế GV: Chính hai cách gọi ấy đã làm cho vốn ngôn ngữ ở địa phương đó phong phú hơn đa dạng hơn Sự phong phú ấy đã tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ giữa địa phương này với địa phương khác . Các dùng như thế người ta gọi đay là từ ngữ địa phương . Có nghĩa là từ ngữ đó chỉ đượng duùng ở địa phương ấy. ? Qua phân tích ví dụ , em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương ? HStrả lời GVbật máy ghi phần nghi nhớ ? Đọc ghi nhớ GV: Đưa từ toàn dân “ mẹ” : chỉ người phụ nữ sinh ra mình ? Em hãy tìm những từ ngữ địa phương có cùng khái chỉ người sinh ra mình mà em biết? HS: bầm, bủ, má, u ,bầu.. ? Các từ mà em vừa tìm được thuộc những địa phương nào? HS -Việt băc, nam bộ, ĐB bắc bộ ? Đặt câu trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương và chỉ rõ trong câu đó em đã sử dụng từ ngữ địa phương nào? HS1: Con heo này nặng thật ( lợn) (nam bộ) HS2: Bạn có đôi bông tai đẹp thế.(hoa)(nam bộ) GV: Đây là yêu cầu của bài tập 1 SGK về nhà các em thực hiện tiếp. GV: Các em hãy quan sát lên các ví dụ mà bạ vừa tìm ra, em hãy nhận xét các từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương có điểm gì giống và khác nhau? Từ địa phương có gì khác với từ toàn dân ? - Giống: Nghiã giống nhau ( cùng nghĩa) - Khác nhau Các phát âm khác nhau GV: cô có ví dụ sau: Vườn bông, hoa nở trắng muốt. ? Em có nhận xét gì về từ “bông” trong ví dụ này so với từ “bông” trong ví dụ của bạn - HS: + Bông1- Vật trang sức của người phụ nữ , có hình giống như hoa tai + Bông 2: Loại cây lấy sợi Họat động 4 Bảng phụ có ghi ví dụ /57 a, Nhưng đời nào ... mẹ tôi ... - Không ! Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về . B,....Nhận con ngỗng ... - Trúng tủ , hắn ..... ? Đọc ví dụ a? Những từ mẹ , mợ là chỉ ai ? - Mẹ bé Hồng ? Tại sao có chỗ tác giả dùng từ mẹ , có chỗ lại dùng từ mợ ? - Trước cách mạng tháng tám ở nước ta tấng lớp giàu có học đòi gọi mẹ là mợ , cha là câu . ? Đọc ví dụ b? Từ ngỗng ở đây có ý nghĩa gì ? - Chỉ đỉêm 2 , vì có đsầu như đầu ngỗng ? Trứng tủ ở đây có nghĩa là gì? - Học kĩ bài mà đoán là sẽ được kiểm tra hoặc khi kiểm tra viết mà đúng phần mà mình đã học thuộc có chủ định . ? Những từ này thuộc tầng lớp xã hội nào hay dùng - học sinh *GV: Những từ ngữ “mợ, ngỗng, trúng tủ” chỉ dùng ở ngôn ngữ của một tầng lớp xã hội nhất định gọi là biệt ngữ xã hội . ? Em hiểu biệt ngữ xã hội là gì? ? Đọc ghi nhớ ? ? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh mà em biết ? - Nó lười học nên bị xơi cọc trâu -( Cọc trâu : Điểm 1) ? Tìm một số từ ngữ của một số tầng lớp xã hội khác - khanh – trẫm , ái phi : tầng lớp thống trị xã hội phong kiến Họat động 5 * Từ ngữ địa phương thường chỉ dùng ở một địa phương hay một số địa phương nhất định – Biệt ngữ chỉ quen dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định . ? Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải chú ý điều gì ? ? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? - Vì dùng nhiều có khi gây khó hiểu . Quan sát lại ví dụ phần a,b cho biết tác giả dùng từ “ bẹ, bắp” có tác dụng gì? - HS: * GV: Nhận xét sửa bổ sung Có thể để cho tác phẩm mang màu sắc địa phương theo dụng ý của tác giả . ? Trong thơ văn tác giả dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có ý nghĩa gì? *GV: ví dụ :” Mọc giữa dòng sông xanh .... Hót chi mà vang trời...” – làm cho bức trang mùa xuân thiên nhiên xứ Huế không lẫn với một miền quê nào . Trong các ví dụ II Tác giả dùng từ “Mợ, Trúng tủ, ngỗng” có tác dụng gì? HS : GV: Nhận xét bổ sung ? Muốn không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ta cần phải làm gì? - Cần tìm hiểu từ toàn dân tương ứng để sử dụng khi cần thiết . ? Đọc ghi nhớ SGK Họat động 6 GV: Giới thiệu về hai đoạn trích ? Đọc bài tập ? nêu yêu cầu bài tập ? Muốn thực hiện được yêu cầu bài tập ta phải làm như thế nào ? - nắm chắc khái niệm của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Hs : Nhắc lại khái niệm GV: Chia lớp thành hai nhóm mỗi nhóm thực hiện một phần của bài tập Yêu cầu các nhóm phải xác định được : ? Đọc bài tập ? nêu yêu cầu bài tập ? Muốn thực hiện được yêu cầu bài tập ta phải làm như thế nào ? Cho học sinh thực hiện yêu cầu ? Vì sao? Học sinh trả lời ? Nhận xét, bổ sung GV:Nhấn mạnh lưu ý khi nào thì cần sử dụng từ ngữ địa phương và khi nào thì cần sử dụng biệt ngữ xã hội Yêu cầu học sinh bỏ bài kiểm tra đọc và phát hiện ra các lỗi sai , sau đó thống kê và sửa lại cho đúng vớiyêu cầu và phù hợp với bài văn viết của mình Học sinh làm , GV giám sát Cho đọc một bài cụ thể trên lớp và sửa để các em học tập Họat động 7 4: Củng cố: đọc lại các phần ghi nhớ trong SGK 5: Hướng dẫn về nhà : (1’) - Học và làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài tóm tắt văn bản . Bài tập về nhà 8G : Viết một đoạn văn ngắn trong dó có sử dụng từ ngữ địa phương nói về phong cảnh của làng quê em 8B : Viết một doạn văn ngẵn có sử dụng biệt ngữ xã hội nói về tâm trạng của em khi bị điểm kém * Rút kinh nghiệm : I từ ngữ địa phương (10’) * ví dụ 2, Kết luận : Từ địa phương là từ chỉ sử dụng ở một hoắc một số địa phương nhất định II Bịêt ngữ xã hội (10’) * ví dụ : Kết luận : Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định . * Bài tập 2 /59 III Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .(10’) - Phải phù hợp với tình huống giao tiếp . - Trong thơ văn dùng từ địa phương để tô đậm màu sắc địa phương . - Dùng biệt ngữ xã hội để tô dậm màu sắc xã hội . IV Luyện tập (10’) Bài tập 1: Bài tập 3/59 Khoanh tròn những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương b,c,d,e,g - Trường hợp a, nên dùng từ ngữ địa phương Bài tập 5/59 Đọc và sửa các lỗi lạm dụng từ dịa phươngtrong bài tập làm văn của học sinh Tiết 18 Ngày soạn : 13/9/2007 ngày dạy : Tóm tắt văn bản tự sự I Mục tiêu cần đạt - Học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và các thao tác tóm tắt văn bản tự sự - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các loại văn bản khác nói chung, vận dụng vào khi học văn . - Giáo dục ý thức học tập bộ môn . II Chuẩn bị : -Thầy : nghiên cứu soạn bài, máy chiếu, giấy trong - trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy III Tiến trình lên lớp Họat động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ : (4’) 3, Bài mới Họat động 2: (1) Họat động 3 Học sinh trao đổi nhóm và chuẩn bị trước ở nhà - đại diện trình bày GV: phát giấy trong cho học sinh về nhà chuẩn bị theo yêu cầu ? Hãy kể tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” Nam cao ? - mỗi nhóm trình bày bằng một tờ giấy trong , chiếu lên máy * GV: So với văn bản trong SGK thì có điểm gì giống ? - Giống đều có nội dung chính ( Có sự việc và nhân vật tiêu biểu ) ? Các sự việc chính trong câu chuyện bạn trình bày ở trên đã đầy đủ chưa ? ? Ngôn ngữ kể tóm tắt là ngôn ngữ của ai ? ngôn ngữ của người tóm tắt , không phải là ngôn ngữ trong văn bản . GV: ? Em hiểu tóm tắt văn bản tự sự là gì ? ? Em hiểu nội dung chính của văn bản bao gồm những gì - Gồm những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng . ? Nội dung của văn bản tóm tắt với văn bản phải như thế nào? Họat động 4 GV: Lời văn của văn bản tóm tắt có thể được sáng tạo theo sự hiểu biết của người tóm tắt. Nhưng phải đảm bảo được nội dung chính và ý nghĩa của văn bản được tóm tắt . * Bảng phụ có ghi văn bản tóm tắt /60? ? Đọc văn bản tóm tắt trên bảng phụ ? ? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ? - Văn bản Sơn Tinh , Thuỷ tinh. ? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ? - Dựa vào nhận vật Hùng Vương 18, mị nương , Sơn Tinh , Thuỷ Tinh - Các sự việc nội dung chính : kén rể – Cầu hôn , điều kiện thi tài kén rể – Sơn Tinh thắng cuộc – thuỷ Tinh thua dâng nước đánh Sơn Tinh. ? Muốn biết được những nhân vật , sự việc nội dung chính này ta cần phải làm gì ? * Bước đọc văn bản là bước không thể thiếu ? Muốn hiểu đúng chủ đề của văn bản ta phải làm gì ? - Xác định sự việc , đối tượng chính trong văn bản ( Thường có ở nhan đề) Họat động 5 Gợi ý : Nhân vật chính trong văn bản là ai ? Ngoài ra còn có những nhân vật nào nữa ? - Bé Hồng , bà cô bé Hồng , mẹ bé Hồng ... ? Các nhân vật đều xoay quanh sự việc gì? ? Dựa và những chitết này hãy kể tóm tắt “ Trong long mẹ”. Có thể hướng dẫn học sinh về nhà làm bài Họat động 6 4: Củng cố: GV: Khái quát lại nội dung kiến thức bài học để khắc sâu kiến thức cho các em 5: hướng dẫn về nhà : (1’) - Nắm chắc các bước tóm tắt văn bản tự sự - Vận dụng vào tóm tắt những văn bản đã học - Chuyển bị tiết sau luyện tập . * Rút kinh nghiệm : I Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự (10’) 1 Ví dụ * kết luận : là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung văn bản đó . 2, những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt - văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt II Cách tóm tắt văn bản tự sự (13’) Các bước tóm tắt văn bản - Đọc kĩ văn bản - Hiểu đúng chủ đề văn bản - Xác định và sắp xếp nội dung chính theo một thứ tự hợp lí - Viết văn bản tóm tắt * Ghi nhớ /SGK III Luyện tập (16’) Bài tập : Hãy tóm tắt văn bản “ Trong lòng mẹ” _ trích “ Những ngaỳ thơ ấu “ – Nguyên Hồng * Gợi ý: Bà cô gọi bé Hồng đến nói chuyện về mẹ bé với ý định chia rẽ tình mẹ con . Nhưng bé Hồng vẫn thương yêu kính trọng mẹ – Hồng căm ghét những cổ tục đã đầy đoạ mẹ và cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của mẹ - Hồng được gặp mẹ – bé giành tất cả để tận hượng tình mẹ con mà quên đi tất cả những tủi cực trước đó. Ngày soạn : 13/9/2007 Tiết 19 ngày dạy : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự I Mục tiêu cần đạt - Qua một số bài tập học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản về tóm tắt văn bản tự sự : Đó là mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự . - Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự . - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự . - Giáo dục lòng yêu thích , tìm hiểu văn bản tự sự . II Chuẩn bị Thầy : Nghiên tìm bài tập - Trò : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của thầy III Tiến trình lên lớp Họat động 1 1, ổn định lớp(1’) 2, Kiểm tra bài cũ (4’) ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự những yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự ? Các bước khi tóm tắt văn bản tự sự ? Yêu cầu học sinh nêu đầy đủ nội dung phần ghi nhớ 3, bài mới Họat động 2 - Giới thiệu bài mới Họat động 3 Bảng phụ ? Đọc những sự việc tiêu biểu mà bạn nêu để tóm tắt truyện ngắn” Lão Hạc” Nam Cao? a,b,c,d,e,g,h,i,k ? Bạn đã nêu đủ các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng có trong tác phẩm chưa? nếu phải bổ sung thì em bổ sung thêm những gì? - Lão Hạc sang nhà ông giáo thông báo sẽ bán chó. - Ông giáo dửng dưng nghĩ về những quyển sách quí. - Con trai lão vì phẫn trí không lấy được vợ nên đi phu đồn điền cao suđã lâu không có tin. - Lão sống thủi thủi một mình với con chó để làm khuây, lão yêu thương chăm sóc nó như tình ruột thịt. - Lão bòn tiền bán hoa màu ở mảnh vườnđể riêng định để cho con về cưới vợvà giết chó làm cỗ trong ngày cưới. - lão ốm, mất mùa, đói kém, lão phải bán con chó. ? Những sự việc trên có sự việc nào chưa hợp lí không?Vì sao? -ý d chưa hợp lí . Vì “ không phải vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão bán chó”. Mà theo văn bản thì vì lão ốm, mất màuđói kém lão không nuôi được nên lão phải bán chó. ? Hãy sắp xếp các sự việc trên theo một trật tự hợp lí? Lão Hac sang nhà ông giáo thông báo về việc bán chó. Ông giáo dửng dưng nghĩ về những qiuyển sách quí. - b, lão hạc có một người con trai đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng” Lão bàn tiến bán hoa màu chờ con vè cưới vợ và giết chó làm cỗ cưới. Lão ốm, mất muà đói kém nên phải bán con vàng. - c, lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáogiữ hộ và trông coi mảnh vườn. - g,Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn vậy. - e,Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. - i, Ông giáo rất buồn khi nghe binhTư kể chuyện ấy. - h, Bỗng nhiên lão Hạc chết –Cái chết thật dữ dội. - k, Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, trừ Binh tư và Ông giáo. ? Hãy viết tóm tắt truyện lão Hạcbằng một văn bản ngắn gọn( khoảng 10 dòng) Học sinh viết – giáo viên gọi đọc ? Nêu yêu cầu bài tập ? Dựa vào văn bản đã học em hãy nêu những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích đã học Học sinh nêu : + Chị Dậu nấu chín cháo, chị múc ra, lấy quạt quạt cho chóng nguội. + Bà lão láng giềng chạy sang bảo chị đem anh Dậu đi trốn kẻo họ sắp sửa kéo vào thúc sưu lỡ bị đánh thì khổ. + Chị Dậu bưng cháo đến cho chồng, cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không. + Anh Dậu chưa kịp ăn được tí nào thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến., + Chúng hét, quát, chửi, xông vào bắt anh Dậu + Chị Dậu van xin tha thiết không được, tức quá chị đã xhống lại tên ai lệvà người nhà lí trưởng và chị quả quyết: “ Thà ngồi tù còn hơn để chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” ? Hãy tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng Học sinh viết bài và trình bày Giáo viên sửa sai- bổ sung * Củng cố: Muốn tóm tắt được văn bản nhất thiết ta phải làm gì? - Đọc văn bản , nắm được những sự việc và nhân vật quan trọng, tiêu biểu- Trình bày những sự việc ấy theo một trình tự hợp lí. - Có thể dùng toàn bộ lời văn của mình, cũng có thể trích ít lời vẳntong văn bản được tóm tắt, miễn sao đảm bảo được nội dung chính, phản ánh trung thành nội dung chính của văn bản. Họat động 4 4: Củng cố: GV: khái quát lại kiến thức của bài học để khắc sâu kiến thức cho học sinh 5, hướng dẫn học bài: (1’) - làm bài tập 3/62 - Chuẩn bị bài giờ sau trả bài Rút kinh nghiệm: Bài tập 1/61(19’) Để tóm tắt truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu nên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng dưới đây. hãy theo dõi để thực hiện các yêu cầu bên dưới. Bài tập 2/62 (20’) Hãy nêu nên những sự việc tiêu biể và nhân vật quan trọng trong đoạn trích tức nước vỡ bờ , sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích( khoảng 10 dòng) Tiết 20 Ngày soạn:13/9 /2007 Ngày dạy: Trả bài tập làm văn số 1 I mục tiêu cần đạt - Học sinh biết dược những ưu nhược điểm của mình thông qua bài viết văn tự sự- từ đó các em có hướng phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để bài viết số hai được tốt hơn. - Rèn kĩ năng viết văn tự sự kết hợp vơí miêu tả và biểu cảm. - Giáo dục tình cảm với người thân. II chuẩn bị - Thầy : Chấm trả bài học sinh , nhận xét những ưu nhược điểm - Trò : Xem lại bài làm của mình III Tiến trình lên lớp Họat động 1 ổn định lớp(1’) chép đề lên bảng(10’) Họat động 2 Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc với người thân của em ? Đọc lại và nêu yêu cầu của đề? A Yêu cầu: - Thể loại : Tự sự - nội dung: Kỉ niệm của em với người thân ? Em hiểu người thân ở đây là ai? - Ông, bà, cha, mẹ anh, chị, bạn bè… Khi kể thì em cần chú ý tới các sự việc gì ? HS : trình bày ,GV nhận xét và bổ sung. GV: Nêu yêu cầu và biểu điểm( như giáo án tiết 11-12) B: nhận xét những ưu nhược điểm chính (15’) 1, Ưu điểm - Các em đã cố gắng làm bài đầy dủ. Phần đông các em đã biết viết văn tự sự ( Bài viết có cốt truyện, nhân vật, có sự việc đúng yêu cầu) Đã chú ý vừa tự sự vừa kết hợp miêu tả và biểu cảmnên văn có cảm xúc , có hình ảnh. - Chữ viết rõ ràng. Có bố cục 3 phần (mở-thân- kết) 2, nhược điểm - Một số chữ viết xấu cẩu thả, trình bày còn dập xoá - Chưa biết viết văn tự sự, bài viết lan man nói về người thân. - Chưa biết cách xây dựng nhân vật và cách trình bày ngôn ngữ nhân vật - Còn sai lỗi câu , lỗi chính tả. - Dùng từ địa phương chưa hợp lí. C :những lỗi sai cơ bản – nguyên nhân và hướng sửa chữa - Chữ xấu cẩu thả thể hiện sự chuẩn bị chưa chu đáo, bài viết còn hai mầu mực không rõ nét. - Sai lỗi chính tảchưa phân biệt được tr- ch, s-x, l-n Nguyên nhân do phát âm sai, chưa hiểu nghĩa của từ ? Sửa lại cho đúng? Viết câu dài *GV: Dùng bảng phụ ghi những câu văn chưa đúng về nghĩa, về cấu tạo câu hoắc dùng từ lên bảng phụ để học sinh quan sát và các em tự thấy được những hạn chế của mình để sửa vào trong bài viết của mình - Cho học sinh đọc những bài viết khá trong lớp để các em học tập 8B : Lê, Liên, Thim, Thuỷ, Hằng, Thuý 8G: Biên - Đọc một số đoạn văn chưa biết cách trình bày 8B: Nhâm, Tĩnh, 8G: Sinh, Tuyền, Thái Dương, * tỉ lệ : + Điểm giỏi: 9-10 8B : 4 em 8G : 0 + Điểm khá: 7-8 8B : 13em 8G : 1 em + Điểm trung bình: 5- 6 8B : 26 em 8G : 34 em +Điểm yếu : 3- 4 8B : 4em 8G : 7 em + Điểm kém: 1- 2 8B : 0 8G : 0 * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgaio an van 8 tuan 5.doc
Giáo án liên quan