Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11 đến tiết 15 năm 2008

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.

 - Nghệ thuật văn bản nhật dụng thuộc loại nghị luận chính trị, xã hội mạch lạc rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận cứ đầy đủ và toàn diện.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.

3. Thái độ: Suy nghĩ, hành động đúng khi nhận được chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ

- HS: Tìm hiểu bài.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11 đến tiết 15 năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 28/8/2008 Tiết 11&12 Ngày dạy: 01/9/2008 Bài 3 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I/ Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp HS: - Thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. - Nghệ thuật văn bản nhật dụng thuộc loại nghị luận chính trị, xã hội mạch lạc rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận cứ đầy đủ và toàn diện. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội. Thái độ: Suy nghĩ, hành động đúng khi nhận được chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: Tìm hiểu bài. III/ Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ:Thông điệp nào được gửi tới chúng ta từ văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình? 3. Bài mới: Bác Hồ từng viết: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách thức, cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Một phần bản tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại Liên hợp Quốc (Mỹ) cách đây 15 năm (1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. * HĐ 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích văn bản: - GV: Yêu cầu đọc rõ ràng, khúc chiết. - GV: Kiểm tra 1 số từ ở mục chú thích. - Hỏi: Văn bản này chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? * HĐ 2: Hướng dẫn phân tích: GV: Bản tuyên bố cho rằng trong thực tế, trẻ em phải chịu nhiều nỗi bất hạnh. Dựa theo nội dung các mục 4, 5, 6 em hãy khái quát những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu đựng? - Hỏi: Theo em, những nỗi bất hạnh đó của trẻ em có thể được giải thoqát bằng cách nào? - GV: Tuyên bố cho rằng những nỗi bất hạnh của trẻ em là những sự thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng. - Hỏi: Em hiểu thách thức ở đây có nghĩa là gì? - Hỏi: Từ đó em hiểu tổ chức Liên hợp Quốc đã có thái độ như thế nào trước những nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới? - GV: Theo dõi mục 8, 9-của văn bản, cho biết: Dựa vào cơ sở nào, bản tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện được cam kết vì trẻ em? - Hỏi: Hiện tại ở nước ta, cơ hội để thực hiện tuyên bố về quyền trẻ em là như thế nào? - GV: Theo dõi bản tuyên bố về nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế, sẽ thấy có hai phần nội dung: + Nêu nhiệm vụ cụ thể. + Nêu biện pháp để thực hiện nhiệm vụ đó. - Hỏi: Hãy tóm tắt các nhiệm vụ cụ thể. - Hỏi: Theo em, nội dung nào quan trọng nhất? - Hỏi: Trong phần nêu biện pháp cụ thể có những điều gì cần chú ý? (Mục 16,17) * HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết văn bản: - Hỏi: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này? 4. củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ - Hỏi: Để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay, em tự nhận thấy mình phải làm gì? - Phát biểu ý kiến về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương, tổ chức xã hội đối với trẻ em nơi em ở. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học, nắm nội dung bài. - Soạn bài: Chuyện Người con gái Nam Xương theo mục Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. HOẠT ĐỘNH CỦA HỌC SINH - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp. - HS đọc và nhận xét. - Trao đổi, nêu: - Sau 2 đoạn đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến trẻ em. Đoạn còn lại của văn bản chia làm 3 phần: Từ mục 3 chia làm 3 phần: + Phần sự thách thức: Những thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới. - Phần cơ hội: Khẳng định những đk thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. - Phần n/v: X.định những n/v cụ thể của cộng đồng quốc tế. - Trẻ em đang là: + Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực. + Nạn nhân của đói nghèo. + Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật. - HS thảo luận, trả lời: + Loại bỏ chiến tranh. + Xoá bỏ nghèo đói. + Là những khó khăn trước mắt cần phải ý thức để vượt qua. + Nhận thức thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới. + Quyết tâm giúp trẻ em vượt qua nỗi bất hạnh. - HS thảo luận, nêu: + Các nước có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em… + Công ước quốc tế về quyền trẻ em tạo ra một cơ hội để trẻ em thực sự được tôn trọng ở khắp nơi. + Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện tạo ra sự hợp tác đoàn kết quốc tế, đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. - HS thảo luận: + Nước ta có đủ phương tiện, kiến thức (Thông tin, y tế, trường học) để bảo vệ sinh mệnh trẻ em. + Trẻ em luôn được chăm sóc và tôn trọng (Mầm non, bệnh viện nhi, nhà văn hoá thiểu nhi…) + Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng… Trao đổi, nêu: + Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em. + Quan tâm hơn đến trẻ tàn tật và có hoàn cảnh sống đặt biệt. + Các em gái sẽ được đối xử bình đẳng như trai. + Bảo đảm trẻ được đi học hết bật giáo dục cơ sở. + Bảo đảm bà mẹ an toàn khi mang thai và sinh đẻ. + Trẻ sống tha hương cần tạo cơ hội cho chúng biết nguồn gốc, lai lịch, tạo điều kiện sống an toàn vật chất, học hành… - HS tự bộc lộ: + Các nước cần đảm bảo đều đặn sự tăng trưởng kinh tế để có điều kiện chăm lo đời sống trẻ em. + Cần có sự nổ lực liên tục và phối hợp hành động vì trẻ em. - HS dựa vào ghi nhớ SGK trả lời. - HS đọc ghi nhớ. - HS tự bộc lộ - HS tự bộc lộ. NỘI DUNG GHI I/ Đọc, chú thích văn bản: II/ Đọc, hiểu văn bản: 1. Sự thách thức: I Trẻ em là nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo, suy dinh dưỡng và bệnh tật. 2. Phần cơ hội: - Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. - Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực. 3. Phần nhiệm vụ: 4. Tổng kết: Ghi nhớ SGK trang 35 5. Luyện tập: ¯ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….. ======v====== Tuần 3 Ngày soạn: 01/9/2008 Tiết 13 Ngày dạy: 04/9/2008 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: : 1. Kiến thức:.Giúp HS - Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.; Vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội đôi khi không được tuân thủ. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội. 3. Thái độ: Ý thức vận dụng giao tiếp tốt. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ các đoạn hội thoại vi phạm phương châm quan hệ, cách thức và phương châm lịch sự. - HS: Đọc và tìm hiểu bài. III. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND GHI 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các phương châm hội thoại đã học? - Trình bày nội dung của PC quan hệ, PC cách thức và phương châm lịch sự ? 3. Bài mới: * HĐ 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp: - GV hướng dẫn HS đọc & kể truyện “ Thăm hỏi” & trả lời câu hỏi: Hỏi: Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không ? Vì sao ? Gợi ý bằng câu hỏi nhỏ: Hỏi: Câu hỏi đó thể hiện điều gì ? Hỏi: Trong hoàn cảnh này có phải là quan tâm đến người khác không? Vì sao ? - Hỏi: Em hãy tìm những tình huống mà câu hỏi kiểu như trên được dùng 1 cách thích hợp, đảm bảo tuân thủ p.châm lịch sự ? - GV: Chú ý đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì 1 câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp với tình huống ¹. - Hỏi: Vậy qua tìm hiểu, em rút ra được bài học gì cho việc vận dụng các phương châm hội thoại khi giao tiếp? GV chốt lại kiến thức & gọi HS đọc ghi nhớ. * HĐ 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: Hỏi: Điểm lại những tình huống giao tiếp đã được đề cập ở phần học về p.châm hội thoại ? -Hỏi: Xác định trong các tình huống đó, tình huống nào p.châm hội thoại không được tuân thủ ? - Hỏi: Qua các tình huống đó, theo em nguyên nhân nào các phương châm hội thoại không được thực hiện? - Yêu cầu HS đọc đoạn đối thoại An - Ba & trả lời câu hỏi: Hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin mà An muốn biết không ? Hỏi: Câu trả lời đó đã vi phạm p.châm hội thoại nào? Vì sao người nói không tuân thủ ? Hỏi: Tuy nhiên trong trường hợp này, l nói đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? – Nhận xét: Ở đây, người nói đã ưu tiên cho phương châm hội thoại khác. - GV nêu tình huống 3 SGK. - Hỏi: Khi bác sĩ nói với người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe, thì PCHT nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ làm như vậy ? - NX: Người nói phải ưu tiên cho 1 yêu cầu khác quan trọng hơn. - Hỏi: Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Phải hiểu câu này như thế nào? GV đưa thêm VD: + Nó vẫn là nó. GVKL: Khi người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo nghĩa hàm ẩn thì PC hội thoại cũng không được tuân thủ. - Hỏi: Những trường hợp nào PCHT không được tuân thủ ? * HĐ 3: Luyện tập - Gọi HS đọc mẩu chuyện trong BT 1 Hỏi: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ PCHT nào ? Phân tích để làm rõ sự không tuân thủ đó? GV: Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng cách nói cho phù hợp. - Gọi HS đọc đoạn văn & trả lời câu hỏi. Hỏi: Thái độ của chân, tay đã không tuân thủ PC nào trong giao tiếp ? Việc không tuân thủ như vậy có lí do chính đáng không? Vì sao ? 4 Củng cố: - Khi giao tiếp, việc vận dụng PCHT cần phải như thế nào? - Việc không tuân thủ PCHT có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? 5 Hướng dẫn học ở nhà: + Hoàn thành bài tập. + Đọc, chuẩn bị bài “ Xưng hô trong hội thoại” - Báo cáo sĩ số. - Trả lời trước lớp. (2 HS) - Trả lời cá nhân + Không . Trong tình huống g.tiếp khác có thể được coi là lịch sự thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huống này, l được hỏi bị chàng rể ngốc gọi xuống từ trên cây cao khi đang tập trung làm việc. Chàng rể đã làm 1 việc quấy rối, gây phiền hà người khác. - HS tự do phát biểu. VD: Khi l được hỏi vừa làm việc vất vả, nặng nhọc xong đang ngồi với trạng thái mệt mỏi ® Cần động viên, thăm hỏi. HS có thể đưa ra các VD ¹ nhau. - Nêu , nhận xét. + Vận dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. - Đọc to ghi nhớ SGK tr 36 + Đoạn đối thoại An, Ba. +“Lợn cưới áo mới.” + “ Quả bí to bằng cả cái nhà.” + “ Ông nói gà, bà nói vịt.” + “ Người ăn xin.” - Xác định, nêu: + 4 tình huống đầu (phương châm Lượng, chất, quan hệ, cách thức )® Không được tuân thủ. + Có thể do người nói vô ý, vụng về, thiếu VH. + Không + Vi phạm p.châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn).Vì l nói không biết chính xác. + P.châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực). Để tuân thủ PC này, l nói đã trả lời 1 cách chung chung “ Đâu khoảng TK XX”. + Đó là việc làm nhân đạo và cần thiết, nhờ sự động viên đó, bệnh nhân lạc quan có nghị lực. + Khi phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc vì một 1 yêu cầu quan trọng hơn. - Trao đổi trả lời: + Nếu xét về nghĩa hiển ngôn: Không tuân thủ PC về lượng. Nhưng xét về nghĩa hàm ngôn vẫn đảm bảo tuân thủ PC về lượng. Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống không phải là mục đích... Câu này có ý răn dạy l ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ ¹ quan trọng, thiêng liêng hơn . + Nêu theo nội dung ghi nhớ . HS thảo luận trả lời Ông bố không tuân thủ PC cách thức . Cách nói đó với đứa bé 5 tuổi là mơ hồ - HS đọc & trả lời + Vi phạm phương châm lịch sự. Thông thường, khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà trước rồi mới bàn đến việc ¹... - Nhắc lại nội dung bài. I/ Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp: - Ghi nhớ Tr 36 II. Những trường hợp không tuân thủ PCHT: - Nguyên nhân: + Do người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa. + Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc vì một 1 yêu cầu quan trọng hơn. - Muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. Ghi nhớ tr.37 III. Luyện tập: 1. Bài tập 1 2. Bài tập 2 ¯ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….. ======v====== Tuần 3 Ngày soạn: 01/9/2008 Tiết 14&15 Ngày dạy: 04/9/2008 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I. Mục tiêu cần đạt: : 1. Kiến thức: Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả. 2. Kĩ năng: Thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản thuyết minh có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, Kết luận. 3. Thái độ: ý thức quan sát ,tra cứu, tìm hiểu đối tượng thuyết minh. II. Chuẩn bị: - GV: Đề bài viết, thang điểm từng phần. - HS: Sưu tầm, chọn lọc tài liệu; có thể tự xây dựng dàn ý khái quát cho các đề bài ở SGK. III. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - GV ghi đề bài trên bảng lớp cho HS đọc và tìm hiểu. Con trâu ở làng quê Việt Nam. - Lưu ý học sinh: Bài làm đúng phương pháp thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Nhắc nhở thái độ làm bài. 4. Củng cố: Thu và kiểm tra bài khi hết giờ. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn kiểu bài thuyết minh. - Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. * Biểu điểm: -Điểm 9, 10: + Bài làm đúng phương pháp thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh nhưng không nhầm lẫn về phương thức biểu đạt. + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết minh. Lời văn biểu đạt chính xác, gọn gàng. + Chữ viết đẹp, trình bày sạch, rõ ràng, hợp lí, cân đối, không mắc lỗi chính tả. -Điểm 7, 8: + Đạt các yêu cầu trên. + Còn mắc vào lỗi diễn đạt và chính tả. + Có thể còn thiếu ý trong phần thân bài (nhưng không đáng kể). - Điểm 5, 6: + Bài làm ở mức độ trung bình. + Còn mắc một vài lỗi: Chính tả, dùng từ, đặt câu ... + Chưa kết hợp được yếu tố miêu tả cũng như các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Điểm 1, 2: + Lạc đề + Sai yêu cầu. - Báo cáo sĩ số - Làm bài - Nộp bài Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. ¯ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….. ======v======

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TUAN 3 3 COT.doc