I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs biết: hai phương châm về lượng, về chất.
- Hs hiểu: nội dung phương châm về lượng và về chất
2. Kỹ năng:
- Hs thực hiện được: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể.
- Hs thực hiện thành thạo: vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3. Thái độ:
- Thói quen: sử dụng thành thạo và phù hợp các phương châm hội thoại.
- Tính cách: lịch sự, đứng đắn trong giao tiếp.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Luyện tập.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 – Tiết 3
Tuần 1
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Rèn KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs biết: hai phương châm về lượng, về chất.
- Hs hiểu: nội dung phương châm về lượng và về chất
2. Kỹ năng:
- Hs thực hiện được: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể.
- Hs thực hiện thành thạo: vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3. Thái độ:
- Thói quen: sử dụng thành thạo và phù hợp các phương châm hội thoại.
- Tính cách: lịch sự, đứng đắn trong giao tiếp.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, tham khảo tài liệu.
2. Học sinh: vở bài tập ngữ văn, xem trước bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ ổn định tổ chức và kiểm diện:
2/ Kiểm tra miệng:
- Không.
3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:(1 phút) vào bài: Trong cuộc sống, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ chúng ta phải tuân thủ những qui tắc bắt buộc. Nếu không tuân thủ những qui tắc đó thì giao tiếp sẽ không thành công. Học các phương châm hội thoại là chúng ta học một số qui tắc bắt buộc đó. Ở lớp 9 chúng ta học 5 phương châm hội thoại, tiết TV này chúng ta sẽ học 2 phương châm hội thoại đó là phương chân về lượng và phương châm về chất.
* Hoạt động 2: (10 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng.
- GV cho học sinh đọc bảng phụ có ghi mục 1 sgk trang 8.
?:Ba trả lời An như thế có đáp ứng đều An mong muốn không?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
+ Không.
?:Cần phải trả lời như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
+ Trả lời là địa điểm cụ thể chính xác.
?: Từ đây ta rút ra bài học gì về giao tiếp?
- H trả lời
- GV nhận xét, chốt
+ Khi giao tiếp cần nói có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
+ Nếu nói không có nội dung là một hiện tượng không bình thường. Vì giao tiếp bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
- Học sinh đọc (kể) lại truyện cười “Lợn cưới áo mới”
- Giáo viên nhận xét
?: Vì sao truyện này gây cười?
+ Vì nói thừa những thông tin không cần thiết.
?: Lẽ ra họ phải nói như thế nào?
+ Bỏ các cụm từ thừa ( Lợn cưới, áo mới)
?: Như vậy khi giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
+ Không nên nói nhiều hơn yêu cầu của cuộc giao tiếp.
GV gọi H đọc ghi nhớ 1.
* Hoạt động 3: (10 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất.
- Hs đọc truyện cười và trả lời câu hỏi.
?: Truyện cười “Quả bí khổng lồ” phê phán điều gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
+ Cười nhạo tính nói khoác.
- GV đưa ra VD khác
- H nhận xét.
?: Như vậy, từ truyện cười và VD bạn đưa ra trên cần tránh điều gì khi giao tiếp?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
+ Khi giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
- GV gọi H đọc ghi nhớ 2.
* Gv giáo dục KNS cho hs (kĩ năng giao tiếp): trong cuộc sống, khi giao tiếp các em cần nói năng cho có nội dung, lời nói không thiếu, không thừa; không nên nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
* Hoạt động 4: (15 phút) Hướng dẫn HS làm BT
- GV gọi H lấy vở bài tập. GV hướng dẫn H làm.
- Gọi H làm bài tập, GVsửa chữa.
Vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghiã là thú nuôi trong nhà.
Vì tất cả loài chim đều có hai cánh.
- H đọc BT2 Sgk
GV gọi H lên làm.
H khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa chữa lưu ý: Ở câu a chỉ cách nói đúng PC về chất, còn câu b,c,d,e vi phạm PC về chất.
? H đọc BT3 Sgk
GV gọi H trả lời
Gv nhận xét, kết luận:Ở đây người hỏi đã hỏi một điều rất thừa.
(Các BT 4,5 Gv có thể hướng dẫn yêu cầu hs về nhà làm)
- HS đọc và xác định yêu cầu BT4
- Hướng dẫn: Giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng lối diễn đạt như ở BT 4
- Chia HS làm 4 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thư kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả ( Gv tham khảo SGV, tr. 10)
- HS đọc và xác định yêu cầu BT5
- Hướng dẫn: Giải thích các thành ngữ và cho biết chúng vi phạm phương châm hội thoại nào
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
I/ Phương châm về lượng:
VD1:- Cậu học bơi ở đâu?
- Ở dưới nước.
--> Nói thiếu nội dung.
_ Khi giao tiếp không nên nói thiếu nội dung.
VD2: Truyện lợn cưới, áo mới.
-> Nói thừa nội dung cần nói.
_ Khi giao tiếp không nên nói thừa nội dung.
* Ghi nhớ 1: SGK, tr.9
II/ Phương châm về chất
VD1:
- Quả bí to bằng cái nhà.
- Cái nồi to bằng cái đình.
--> Nói khoác.
VD 2: An nghỉ học. Nam không biết nhưng vẫn báo cho giáo viên chủ nhiệm là An ốm.
--> Nói không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ 2: SGK, tr.10
III. Luyện tập:
Bài tập 1
a. Thừa cụm từ” nuôi ở nhà”
b. Thừa cụm từ”hai cánh”
Bài 2
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng nói cuội
e. Nói trạng
=> PC về chất
Bài tập 3
- Thừa câu” Rồi có nuôi được không”
--> Vi phạm PC về lượng
Bài tập 4
a) Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất. Cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b) Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải nói cách nói trên nhằm báo cho người nghe là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
Bài tập 5
- Ăn đơm nói đặt: Vu khống, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: Vu khống.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: Nói năng ba hoa.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa mà không thực hiện lời.
=> Vi phạm phương châm về chất.
4/ Tổng kết:
1. Thế nào là phương châm về lượng? Phương châm về chất?
Đáp án:
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói co ùnội dung, không nói thiếu hoặc thừa.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nên nói những gì mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2. Những câu sau đây đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
b.Tôi đã thấy con cá leo cây.
Đáp án:
a. Phương châm về lượng.
b. Phương châm về chất.
5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc nội dung bài, hoàn thiện bài tâp Sgk vào VBT.
- Xác địnhcác câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
+ Ôn lại văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8
+ Đọc kỹ văn bản “Hạ Long – đá và nước” trả lời câu hỏi SGK
+ Tập giải BT phần luyện tập.
V. Phụ lục:
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 3 cac pcht.doc