Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu ngưng Bích (trích truyện kiều- Nguyễn Du)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

- Thương cảm cho thân phận Thúy Kiều và những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến gặp cảnh éo le.

* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt

1. Dành cho học sinh khá, giỏi

 a. Kiến thức:

- Phát hiện nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

b. Kĩ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Kiều ở lầu ngưng Bích (trích truyện kiều- Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/10/2013 Ngày giảng: 11/10/2013 TIẾT 36. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) I. Mục tiêu cần đạt: - Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người. - Thương cảm cho thân phận Thúy Kiều và những người phụ nữ trong xã hội Phong kiến gặp cảnh éo le. * Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt 1. Dành cho học sinh khá, giỏi a. Kiến thức: - Phát hiện nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. b. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại. - Phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 2. Dành cho học sinh trung bình a. Kiến thức: - Giải thích nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. b. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại. - Giải thích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Lý giải tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3. Dành cho học sinh yếu a. Kiến thức: Nhận ra nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. b. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại. - Nhận ra tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. II. Chuẩn bị: - GV: Máy chiếu, một số tư liệu xoay quanh đoạn trích. - HS: soạn bài theo yêu cầu. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (7’) Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thày và trò TG Nội dung Hoạt động 1. Khởi động GV dẫn dắt vài bài 1’ Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Mục tiêu: Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người. - Yêu cầu HS đọc thầm lại phần II. Khi rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi như vậy, Kiều có tâm trạng gì (nhớ người thương, gia đình). Nàng đã nhớ đến ai trước. Như thế có hợp lý không, vì sao? - Vừa hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của Nguyễn Du. Nhớ đến Kim Trọng, Kiều đã nhớ những gì? Em có nhận xét gì về những lời trên. Qua đó, em thấy Kiều là người như thế nào? - GV giới thiệu và phân tích ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nhớ đến cha mẹ, Thúy Kiều đã nhớ những gì? Em có nhận xét gì về từ ngữ và nghệ thuật được sử dụng trong đoạn này. Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Kiều đối với cha mẹ? - Gọi HS đọc 8 câu cuối. Cảnh vật trong 8 câu cuối có gì đặc biệt, là cảnh thực hay hư? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật trong đoạn cuối này. Cách dùng đó góp phần diễn tả điều gì. - GV bình: 27’ III. Tìm hiểu văn bản 2. Nỗi nhớ thương của Kiều a. Nỗi nhớ Kim Trọng: - Nhớ những buổi thề nguyền - Tưởng tượng Kim Trọng cũng đang hướng về mình - Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng. b. Nỗi nhớ cha mẹ: + Nhớ những lúc cha mẹ ngóng tin con. + Lúc tuổi già không ai chăm sóc. - Sử dụng thành ngữ, điển cố, tâm trạng day dứt nhớ thương gia đình của người con hiếu thảo. 3. Cảnh vật qua tâm trạng của Kiều: - Cánh buồm - nhớ quê hương - Hoa trôi, ẩn dụ - nỗi buồn về phận lênh đênh vô định của Kiều. - Nội cỏ- nỗi bi thương, vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ. - Gió cuốn, tiếng sóng- gợi nỗi lo sợ , hãi hùng. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, sử dụng điệp ngữ, từ láy gợi tả âm thanh, màu sắc tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Hoạt động 5. Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Ghi nhớ NT, nội dung của đoạn trích Nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong đọan trích là những nghệ thuật nào? Qua đoạn trích trên tác giả giúp chúng ta hiểu gì về nàng Kiều? - GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 3’ IV. Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 6. Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Đọc diễn cảm văn bản HS đọc, HS, Gv nhận xét 5’ V. Luyện tập Đọc diễn cảm văn bản 4. Củng cố (1’) GV khái quát nội dung, nghệ thuật bài học 5. Hướng dẫn học bài (1’). - Làm các bài tập phần Luyện tập. - Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản. - Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình. - Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Ghi nhớ được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua đoạn trích hiểu được phẩm chất của hai nhân vật chính.

File đính kèm:

  • doctiết 36.doc