A. Mục tiêu bài dạy (sgv/137)
B. Chuẩn bị của GV-HS
- GV: sgk, sgv, giáo án, tư liệu về bài đồng chí trong.
- HS: sgk, bài soạn
C. Tiến trình các HĐDH
1/ Khởi động (5')
- Ổn định
- Bài cũ: 1. HTL đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
2. Nêu nội dung, nghệ thuật
- Bài mới:
- Từ sau CM T/8 1945, trong văn học hiện đại VN xuất hiện một đề tài rất mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng. Anh bộ đội cụ Hồ Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: đồng chí (bài thơ đã được phổ nhạc)
2/ Đọc -hiểu vb (32')
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8306 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46:
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
A. Mục tiêu bài dạy (sgv/137)
B. Chuẩn bị của GV-HS
- GV: sgk, sgv, giáo án, tư liệu về bài đồng chí trong.....
- HS: sgk, bài soạn
C. Tiến trình các HĐDH
1/ Khởi động (5')
- Ổn định
- Bài cũ: 1. HTL đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
2. Nêu nội dung, nghệ thuật
- Bài mới:
- Từ sau CM T/8 1945, trong văn học hiện đại VN xuất hiện một đề tài rất mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng. Anh bộ đội cụ Hồ Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: đồng chí (bài thơ đã được phổ nhạc)
2/ Đọc -hiểu vb (32')
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài giảng
Hỏi
Giải thích vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
A. Tìm hiểu bài
- Ngoài những ý đã nêu ở sgk, gv nhấn mạnh thêm
I. Tác giả, tác phẩm
a)
Tác giả
Chính Hữu từ người lính trung đoàn Thủ Đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tính chất cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương
b)
Hoàn cảnh sáng tác
- Vào cuối 1947. Tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đông. Lúc đó tác giả là chính trị viên đại đội. Phải nói là lúc ấy, chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tác giả cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ, nhiều khi phải rả lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống kham khổ, vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tác giả có trách nhiệm chôn cất các tử sĩ, chăm sóc các anh em thương binh. sau trận đó, tác giả bị ốm và phải nằm lại điều trị đơn vị cử 1 đ/c ở lại săn sóc tác giả, nằm ở nhà sàn heo hút tác giả đã sáng tác ra bài thơ đồng chí.
- Tác giả viết bài thơ này là để tặng đồng đội, đồng chí của mình, những người bạn nông dân cầm súng, những người mà nhớ họ tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và vượt qua được cái chết. Bài thơ được viết vào năm 1948.
- Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, phần lớn các tác phẩm viết về người lính cách mạng, thường khai thác cảm lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phụ (vd: Đèo cả của Hiếu Loan; Tây Tiến của Quang Dũng.
Ngay cả Chính Hữu đầu những năm 1945, cũng có những bài có hoàn cảnh như thế (vd: "Ngày về" rách tả tơi, rồi đôi giày vạn dặm. Bụi Trường chinh phải bạc áo hào hoa. Bài đồng chí cùng với một số bài thơ khác của Tố Hữu (cả nước phá đường); của Hoàng Trung ...(bài ca vỡ đất) đã mở ra một khuynh hướng khác, viết về quần chúng kháng chiến: cảm hứng thơ hướng về thực chất của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, cái thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường
Hỏi
Tìm kết cấu bài thơ
II. Kết cấu
- Chia thành 2 phần
7 dòng đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí
Còn lại: Những biểu hiện của tình đồng chí
Đọc
HS đọc chú thích từ khó
Đọc
2 HS đọc toàn văn bản (yêu cầu đọc với giọng hơi chậm để diễn tả những tính chất, cảm xúc được lắng đọng, dồn nén 3 dòng thơ cuối đọc với nhịp chậm hơn, và giọng hơi lên - cao để khắc họa được những hình ảnh vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng trong các câu thơ đó)
Đọc
GV đọc lại đoạn đầu 7 câu
Hỏi
Đồng chí có nghĩa là gì? theo nhà thơ tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ những cơ sở nào?
III. Phân tích
Gợi ý
1/ Cơ sở của tình đồng chí
- Đồng chí là người có cùng chí hướng, lý tưởng, người cũng ở trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là "đồng chí".
- Những hình ảnh "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của họ?
Nước mặn đồng chua chỉ những vùng đất đã bị nhiễm mặn, và vùng đất phèn, có độ chua cao -> vùng đất xấu khó trồng trọt
Đất cày lên sỏi đá: vùng đất khô cằn bạc màu, cây trồng không suống được => Trước khi trở thành ngươờ lính, người đồng chí họ là những người nông dân nghèo, tay lắm chân bùn (cùng 1 giai cấp). Từ những miền quê khác nhau, kẻ ở vùng duyên hải, kẻ ở vùng trung du..
- Tình đồng chí còn được nảy sinh từ đâu?
Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung một nhiệm vụ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" đoạn kết để chiến đấu cho một mục đích, 1 lý tưởng.
Tình đồng chí, đồng đội còn nảy nở từ những chia xẻ trong gian lao, trong niềm vui, hiểu nhau "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trải qua ngàn gian khổ họ hiểu nhau hơn, thân nhau hơn.
- Cùng giai cấp
- Cùng chung
- Cung chia niềm vui khó khăn
Chốt
Từ những người xa lạ, họ trở thành những người bạn chung mục đích, chung lý tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ trở thành đồng đội, đồng chí của nhau
Hỏi
Em có nhận xét gì về dòng thơ thứ 7 (gợi ý)
- Dòng thơ có mấy tiếng ? Kết thúc bằng dấu gì?
- Ý nghĩa của dòng thơ này ?
Dòng thơ chỉ có hai tiếng, kết thúc bằng dấu chấm than.
Đây là dòng thơ đặc biệt, quan trọng bậc nhất của bài thơ; nó được lấy làm nhan đề của bài thơ, nó thể hiện chuyên đề bài thơ, nó như một bản lề nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản. Cơ sở của tình đồng chí - biểu hiện của tình đồng chí.
Đọc
HS đọc từ dòng thứ 8 -> đòng thứ 17
GV đọc lại 3 dòng đầu
2/ Những biểu hiện của tình đồng chí
Hỏi
Mở đầu phần 2, những người lính tâm sự với nhau điều gì ? Mặc kệ ở đây có phải là vô tâm, vô tính không?
- Thông cảm, nổi lòng của nhau
- Họ tâm sự với nhau về nổi nhớ nhà, nhớ gia đình quê hương
- Mặc kệ với nghĩa là bỏ bê, không quan tâm. Ở trong khổ thơ này, mặc kệ là cách nói vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan của người lính trẻ.
- Vì sao ta có thể nói được như vậy ?
+ Chàng trai cậy vốn gắn bó với mảnh ruộng và ngôi nhà tranh nghèo của mình, từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng.
+ Nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ, vào nơi súng đạn nguy hiểm hẳn là họ phải quyết tâm lắm,, giữa một bên là tính chất lớn (tính chất đối với quê hương) và một bên là tính chất nhớ (tổ chức gia đình). Họ thấy t/c lớn là cần thiết hơn bao giờ hết.
Công việc đồng án nặng nhọc đành nhờ bạn làm hộ.
Ngôi nhà, tổ ấm của họ, vì việc lớn đành phải hy sinh.
-> Đấy là cách nói vui, thể hiện quan tâm ra đi của người lính mặc áo hậu.
Hỏi
Vậy thì biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là gì?
- Thông hiểu hoàn cảnh của nhau, nổi lòng của nhau
Đọc
HS đọc 7 câu (tt)
Hỏi
Tác giả đã nhắc đến những nổi khổ nào của người lính?
- Căn bệnh phổ biến: sốt rét cơn
- Quần áo không đủ mặc; thiếu cả giày, rát giá
GV giảng thêm
Sốt rét là căn bệnh phổ biến hành hạ cơ thể người bệnh dữ đội. Triệu chứng ban đầu của nó là làm ớn lạnh, sau đó là run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét, tiếp theo sau đó là sốt, sốt rất cao, thân nhiệt lên tới 40 - 410; người và mồ hôi vì nó mà yếu. Sau cơn sốt, da người bệnh vàng, viêm gan, viên lá lách... -> chỉ có 2 dòng thơ mà nhà thơ đã diễn tả đủ các triệu chứng của căn bệnh sốt rét, căn bệnh mà những người lính nào cũng mắc phải do ngủ rừng, không chăn màn
- Những ngày kháng chiến quần áo còn thiếu thốn, có thời gian ngược là gọi đùa anh vệ quốc quân là anh về "túm" vì quần áo rách, các anh víu vá, thậm chí dùng dây túm chỗ rách lại
Hỏi
Trong gian khổ, thiếu thốn những người línhcụ Hồ vẫn thực hiện được tinh thần gì? qua những chi tiết nào?
- Miệng cười buốt giá...-> tinh thần lạc quan
....tay nắm lấy bàn tay -> gắn bó, tiếp thêm sức mạnh cho nhau
Hỏi
Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu trúc của các câu thơ ở đây ? cũng như những hình ảnh ở đoạn này ? tác dụng củanó?
- Tác giả đã sắp xếp, xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong cặp hoặc trong từng câu.
Áo anh/ quần tôi
Rách vai/vài mảnh vá
Miệng/chân
Buốt giá/ không giày
- Dụng ý của việc sắp xếp trên là gì? (thể hiện việc chia sẽ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
- Hình ảnh được chọn: cụ thể chân thực, phản ứng đúng thực tế cuộc sống người lính
- Chia sẽ kớn lao - thiếu thốn
Chốt
HS đọc 3 dòng còn lại
Hỏi
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
- Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh rất đặc sắc. Đêm nay...trăng treo". Đây là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
- Trong bức tranh trên, nổ lên trên cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau? người lính, khẩu súng, vầng trăng; trong cảnh rừng hoang sương muối những người línhphục kích, chờ giặc đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lêntất cả những khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối, giá rét.
- Người lính, trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa là vầng trăng. Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gọi ra từ những liênt ưởng phong phú: súngvà trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng,chất chiến đấu và chất trữ tình chiến sĩ và thi sĩ...Đó là những mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó là có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến. Nên thơ kết hợp chất hiện thực, kêế hợp cảm hứng lãng mạn
- Về hình ảnh "đầu súng trăng treo"; Chính Hữu đã nói những ấn tượng và suy nghĩ của chính tác giả: "đầu súng trăng treo" ngoài hình ảnh 4 chữ này, còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vâng trăng ở trên bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn, rừng hoang sương muối là một khung cảnh thuật.
3/
Tổng kết (3')
IV. Tổng kết
Ghi nhớ /131
Hỏi
Qua bài thơ này em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? (gợi ý)
- Bài thơ tình đồng chí không chỉ ca ngợi tình đồng chí, mà qua đó khắc hoạ chân dung và phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ một cách chân thực, sâu sắc, cảm động. Đó là những phẩm chất gì?
Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo
Vì nghĩa lớn sẵn sàng bỏ lại tất cả ruộng nương, làng quê và gia đình ra đi đánh giặc nhưng vẫn không nguôi nhớ làng, nhớ nhà, nhớ gia đình thân yêu
Vượt qua gian khổ thiếu thốn, bệnh tật vẫn lạc quan yêu đời
Đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí sâu nặng, thắm thiết
Kết tinh biểu tượng là hình ảnh đầu súng trăng treo
Hỏi
Những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính
- Rất thật, không tô vẽ, cường điệu, vừa chân thật vừa gợi cảm
(HS học ghi nhớ)
4/
Luyện tập (3')
B. Luyện tập
- HS xung phong hát bài đồng chí
5/ Củng cố - dặn dò (2')
- HTL bài thơ, ghi nhớ
- Soạn: Bài thơ tiểu đội xe không kính
File đính kèm:
- TIET 46.doc