A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm:
1, Về kiến thức: Thấy được cuộc sống cơ cực, tối tăm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị, màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và giàu chất thơ.
2, Về kĩ năng: Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3, Giáo dục: Sự thông cảm, đồng cảm với những con người bất hạnh, đau khổ; sẵn sàng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 55, 56 Đọc văn: Vợ chồng a phủ (Tô Hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 07/12/2013
Tiết 55- 56: Đọc văn: VỢ CHỒNG A PHỦ.
( Tô Hoài ).
A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm:
1, Về kiến thức: Thấy được cuộc sống cơ cực, tối tăm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị, màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và giàu chất thơ.
2, Về kĩ năng: Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3, Giáo dục: Sự thông cảm, đồng cảm với những con người bất hạnh, đau khổ; sẵn sàng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1, Giáo viên:
+ SGK, SGV, Giáo án, TLTK, Tranh ảnh liên quan tới tác giả, tác phẩm.
+ GV tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng dẫn dắt, giới thiệu bài học.
+ Tổ chức cho HS khai thác văn bản ở phương diện phân tích nhân vật Mị và Aphủ từ đó khái quát lên giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản.
+ GV vận dụng kết hợp hài hoà nhiều phương pháp: Tích hợp, thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở.
2, Học sinh:
+ Đọc và tóm tắt văn bản.
+ Soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở bài tập.
+ SGK, vở soạn.
C, Tiến trình tổ chức:
- Ổn định lớp.
- Bài mới: GV liên hệ và giới thiệu.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
HS theo dõi phần tiểu dẫn SGK, nắm những kiến thức cơ bản.( Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, thuyết minh)
? Phần này có những kiến thức nào cần nắm?
? Nêu những nét chính về nhà văn Tô Hoài? Kể tên một số tác phẩm của ông mà em đã đọc hoặc đã biết?
? Xuất xứ của tác phẩm?
? Ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
? Tác phẩm có vị trí như thế nào trong sự nghiệp sáng tác của tác giả?
? Em biết gì về cấu trúc của tác phẩm?
Hoạt động 2
GV cho HS đọc một vài đoạn tiêu biểu của tác phẩm.( Rèn luyện kĩ năng nắm bắt ý và kĩ năng tóm tắt văn bản)
Gọi HS1 tóm tắt văn bản, HS2 nhận xét. GV dặn HS về nhà tóm tắt vào vở. HS cùng nhau thảo luận về chủ đề của đoạn trích.
? Hãy cử đại diện nêu chủ đề của đoạn trích? ( Rèn luyện kĩ năng phát hiện, trình bày vấn đề)
GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt lại.
? Nên tìm hiểu đoạn trích này với bố cục như thế nào? ( Rèn luyện kĩ năng tìm luận điểm)
GV cho HS tìm hiểu về nhân vật Mị: ( Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích, lí giải, đánh giá nhân vật văn học)
? Nhân vật Mị có vị trí như thế nào trong tác phẩm?
? Mị được nhà văn xây dựng xuất hiện như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết cụ thể trong SGK?
? Cô có lai lịch như thế nào?
? Vì sao cô Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá- tra? Hãy tìm những chi tiết cụ thể trong SGK?
? Em có cảm nhận gì về số phận của cô Mị?
? Thái độ, hành động của cô Mị trong những ngày đầu về làm dâu gạt nợ nhà thống lí?
? Thân phận của cô Mị trong nhà thống lí? Em hãy liệt kê những chi tiết cụ thể trong SGK? Chi tiết nào có sức gợi nhất? Hãy nêu bình luận của em về chi tiết ấy?
? Em có nhận xét gì về cuộc đời của cô Mị trong thời gian này?
? Bình luận của em về chi tiết ô cữa sổ bằng bàn tay trong buồng Mị?
? Nhận xét của em về cách miêu tả thể hiện nội dung phản ánh của nhà văn Tô Hoài qua nhân vật Mị trong phần phân tích trên?
Tiết 2
? Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trỗi dậy trong thời điểm nào? Vì sao có sự trỗi dậy ấy?
GV cho HS tìm những chi tiết cụ thể trong SGK Làm nỗi bật nội dung phân tích.
? Hãy phân tích những diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân?
GV cho HS liệt kê những chi tiết trong SGK.
? Từ những diễn biến trong tâm hồn, Mị đã cương quyết thể hiện điều đó bằng những hành động như thế nào? Hãy tìm những chi tiết cụ thể trong SGK?
? Sau đem tình mùa xuân với sự tàn nhẫn của A Sử Mị trở về với tâm trạng như thế nào?
? Điểm quyết định sự thay đổi trong cuộc đời Mị là sự kiện gì? Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trước khi cởi trói cho A Phủ?
? Vì sao Mị cởi trói cứu A Phủ? Việc cởi trói cho A Phủ và sẵn sàng chịu trói thay vào đó, sẵn sàng chết thay A Phủ thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của nhân vật này?
? Vì sao Mị chạy theo A Phủ, hành động ấy nói lên điều gì? Chạy theo A Phủ có phải là con đường duy nhất cứu sống Mị lúc này không? Lí giải?
GV cho HS tìm hiểu về nhân vật Aphủ. ( Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích, lí giải, đánh giá nhân vật văn học)
? Nhân vật A Phủ có vị trí như thế nào trong tác phẩm? Giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật? Hãy liệt kê những chi tiết trong SGK?
? Số phận của A Phủ trước khi làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí? Hãy tìm những chi tiết thể hiện vẻ đẹp của nhân vật này?
? Lí do vì sao A Phủ phải làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí?
? Cảnh xử kiện diễn ra như thế nào? Hãy phân tích những chi tiết trong SGK, nhận xét về hình ảnh và cảnh xử kiện này?
? Hãy nêu nhận xét chung của em về nhân vật Mị và A Phủ? Điểm giống nhau, điểm khác nhau? ( Rèn luyện kĩ năng so sánh)
Hoạt động 3
GV cho HS thảo luận để đi đến kết luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
( Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát và đánh giá tác phẩm một cách trọn vẹn trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật)
? Nêu giá trị nhân đạo và hiện thực của văn bản sau khi phân tích xong?
Hoạt động 4
I, Tiểu dẫn:
1, Tác giả: 1920 – Hà Đông – Hà Nội.
- Nhà văn – chiến sĩ, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hội nhà văn Việt Nam
- Cây bút hang đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ Phong phú thể loại.
+ Vốn sống đa dạng, hiểu biết phong phú phong tục tập quán nhiều vùng khác nhau. Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, ngọt ngào, giàu chất tạo hình.
- Cây bút gắn bó với miền núi
2, Tác phẩm:
- Xuất xứ: Rút “ Truyện Tây Bắc “
- Hoàn cảnh: 1952 Tô Hoài theo bộ đội lên giải phóng Tây Bắc
- Tác phẩm thành công nhất của văn xuôi Việt Nam viết về đề tài miền núi.
- 2 phần:
+ Cuộc đời Mị ở Hồng Ngài
+ Cuộc đời Mị ở Phiềng Sa
II. Đọc hiểu văn bản:
1, Tóm tắt:
2, Chủ đề: Nổi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất, thực dân và sức sống mãnh liệt, con đường đến với cách mạng để tự đấu tranh giải phóng, xây dựng lại cuộc đời của những người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.
3, Bố cục: 2 phần: Nhân vật Mị
Nhân vật A Phủ.
4, Phân tích:
a, Nhân vật Mị:
* Xuất hiện: ngồi trên tảng đá, cạnh tàu ngựa, lúc nào mặt cũng cúi, buồn rười rượi xa lạ với cảnh tấp nập nhà thống lý Pá Tra.
Gợi sự chú ý: số phận éo le, đau khổ của nhân vật.
* Cô Mị: cô dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra:
- Lai lịch: Gia đình nghèo, xinh đẹp, chăm chỉ, hiếu thảo, khát khao hạnh phúc.
- Làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra: bị bắt cóc vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Thân phận đau khổ của người nông đân nghèo, người phụ nữ miền núi trong XH cũ.
+ Phản kháng quyết liệt: “ Đêm nào cũng khóc “ – nắm lá ngón tự tử “ thương cha phải sống.
+ Thân phận nô lệ: lùi lũi như con rùa…
. Quanh năm mỗi mùa mỗi việc
. Bị đánh đập cùng kẹp
. Ở lâu trong cái khổ. ...
Sống mà như chết, tê liệt các giác quan, không còn ý nghĩa về không gian, thế giới, không hi vọng, không mong đợi = vô thức, vô cảm giữa địa ngục trần gian
- Nhân cách con người bị rẻ rúng, nổi khổ nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng cảm xót thương của t/g lên ánXH.
* Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị:
- Trỗi dậy mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân:
+ Sự tác động của ngoại cảnh
+ Tiếng sáo gọi bạn tình
+ Uống rượu ừng ực...
- Diễn biến tâm trạng:
+ Quá khứ hiện về
+ Đối lập với hiện tại khổ cực, phủ phàng.
+ Thấy mình còn trẻ, lòng phơi phới muốn đi chơi Sự trỗi dậy của lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc.
- Hành động:
+ Xắn mỡ thắp đèn sáng.
+ Quấn tóc, rút váy hoa.
+ Bùng cháy mạnh mẽ ngay cả khi bị trói vào cột “ Mị vùng bước đi “, thả hồn theo tiếng sáo
- Trạng thái vô thức vô cảm.
- Cắt dây trói cứu A Phủ:
+ Lúc đầu: Thản nhiên vì qua quen = vô cảm
Với A Phủ mất ý thức sống
Với chính mình
+ Ngọn lửa sáng lên: giọt nước mắt bò lăn trên hỏm má xạm đen = xúc động, vô cảm : Mị khóc Sẳn sàng chịu trói thay A Phủ.
+ Hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ, tình thương thắng sợ hãi.
+ Cứu được A Phủ: hi vọng, khát khao được sống lại bừng lên trong Mị – chạy theo A Phủ tự giải thoát cuộc đời mình.
Âm thầm nhưng quyết liệt, táo bạo mạnh mẽ.
b, Nhân vật A Phủ:
* Xuất hiện đột ngột: đánh A Sử : hiên ngang áp đảo: chạy vụt ra... đánh tới tấp.
* Lai lịch:
- Mồ côi lạc đến Hồng Ngài.
- Nghèo: không ruộng không bạc trắng.
- Tư cách: táo bạo gan góc, sức sống mãnh liệt.
- Khoẻ mạnh, tài năng lao động.
Phóng khoáng, yêu tự do.
* Đi ở gạt nợ:
- Đánh A Sử : Thân phận nô lệ suốt đời.
- Cảnh xử kiện:
+ Khói thuốc phiện mù mịt.
+ Bị đánh suốt từ chiều đến đêm.
+ A Phủ chịu đòn im như tượng đá.
Bức tranh cụ thể sinh động giàu sức tố cáo về tập tục lạc hậu, dã man ở miền núi.
- Mất bò: bị trói đứng vào cột chờ chết Vùng lên chạy khi được Mị cứu.
* Nhận xét chung:
- Số phận giống nhau
- Tính chất khác nhau.
III, Tổng kết:
- Nội dung: Giá trị nhân đạo tích cực mang ý thức giai cấp: lên án thế lực phong kiến, thực dân áp bức tàn bạo, thông cảm với số phận đau khổ của người nông dân, k/đ phẩm chất của họ...đề cao tình ái hữu sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật.
+ Sở trường miêu tả phong tục, sinh hoạt, cảnh miền xuôi, miền núi, cảnh thiên nhiên.
+ Trần thuật linh hoạt, tự nhiên
Dặn dò: Tìm đọc toàn bộ văn bản; nắm toàn bộ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Tiết sau học: Làm văn Bài viết số 5, hãy ôn lại những kiến thức đã học để làm bài tốt.
File đính kèm:
- Tiet 55 56 Vo chong A Phu.doc