A. Mục tiêu cần đạt:
Thông qua việc tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản, học sinh bước đầu tìm hiểu được vấn đề tác giả muốn đề cập: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác hại của việc chạy đua vũ trang và nhiệm vụ của nhân loại phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Rèn kĩ năng học văn bản nhật dụng
Giáo dục ý thức trân trọng, gìn giữ hòa bình thế giới
B.Chuẩn bị:
GV: - Tích hợp với văn bản nghị luận và thực tế cuộc sống
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường sống
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 6 đến tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2013
Ngày dạy: 26/8/2013
Tiết 6 - Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G. Mác - két)
A. Mục tiêu cần đạt:
Thông qua việc tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản, học sinh bước đầu tìm hiểu được vấn đề tác giả muốn đề cập: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác hại của việc chạy đua vũ trang và nhiệm vụ của nhân loại phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Rèn kĩ năng học văn bản nhật dụng
Giáo dục ý thức trân trọng, gìn giữ hòa bình thế giới
B.Chuẩn bị:
GV: - Tích hợp với văn bản nghị luận và thực tế cuộc sống
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường sống
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm
?Trình bày hiểu biết về G.Mác -két?
- Là nhà văn người Cô -lôm - bi - a, đạt giải Nô-ben văn chương năm 1982
? Nêu xuất xứ văn bản?
- Trích từ tham luận tại Hội nghị kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang
? Hoàn cảnh đó tác động ntn đến ý nghĩa của văn bản?
- Bài văn trở thành tiếng nói của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên một diễn đàn quốc tế
2. Đọc - hiểu chú thích
GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu các chú thích SGK
3. Cấu trúc văn bản
? Chủ đề của văn bản là gì?
- Chủ đề: Đấu tranh để bảo vệ nền hòa bình thế giới
? Từ đó có thể xếp VB này vào cụm VB nào?
GV tích hợp với văn bản nhật dụng
- Cụm văn bản nhật dụng
- HS ghi nhớ
? PTBĐ chính của văn bản là gì?
- Phương thức nghị luận
? Luận điểm chính nào được triển khai trong văn bản?
- Chiến tranh hạt nhân, chạy đua vũ trang là hiểm họa đe dọa sự sống vì vậy, đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ của toàn nhân loại
? Luận điểm đó được triển khai qua các luận cứ nào?
- Hệ thống luận cứ:
+ Chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống
+ Sự tốn kém của chạy đua vũ trang
+ Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang
+ Nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là phải đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới
II. Phân tích
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống
? Câu văn mở đầu có gì độc đáo?
- Mở đầu là một câu hỏi: "Chúng ta đang ở đâu?"
? Cách mở đầu đó có tác dụng gì?
- Thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe vào vấn đề được trình bày.
? Trong những câu văn tiếp theo, tác giả trình bày vấn đề gì?
- Vũ khí hạt nhân có mặt khắp hành tinh
? Sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân được diễn tả cụ thể qua lời văn nào?
- Mỗi người phải ngồi trên bốn tấn thuốc nổ... có thể xóa sạch 12 lần dấu vết của sự sống...
? Nhận xét các dẫn chứng?
- Dẫn chứng cụ thể, xác thực
? Qua đó, tác giả cho ta thấy điều gì?
-> Sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân
? Trong những lời văn tiếp theo, tác giả còn đưa ra lí lẽ nào?
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa - mô - clet
? Lí lẽ này được làm rõ qua những dẫn chứng nào?
- Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh ... phá hủy thế cân bằng...
? Nhận xét về giọng văn và cách lập luận của tác giả?
- Giọng văn giàu nhiệt huyết; Cách viết so sánh giàu hình ảnh
? Tất cả nhằm nhấn mạnh nội dung gì?
=> Chiến tranh hạt nhân đang đẩy cuộc sống của chúng ta tới bờ vực của sự hủy diệt.
Tích hợp thực tế và GDBVMT:
? Từ thực tế ở nước ta, hãy chứng tỏ rằng chiến tranh đã tàn phá nghiêm trọng môi trường sống?
- Chất độc mà đế quốc Mĩ rải xuống miền Nam trong thời kì chiến tranh đã tàn phá nghiêm trọng môi trường (nhiều cánh rừng bị cháy, nhiều vùng đất bị nhiễm độc); Ngày nay nó vẫn để lại nhiều di họa nặng nề cho các nạn nhân nhiễm độc nhất là chất độc màu da cam
*Củng cố:
? Hãy khái quát luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản thành một sơ đồ?
Gợi ý:
? Luận cứ "Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống" được triển khai cụ thể ntn?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 7:
+ Tiếp tục sưu tầm tài liệu về hậu quả các cuộc chiến tranh
+ Tìm hiểu các luận cứ 2, 3, 4.
----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/8/2013
Ngày dạy: 27/8/2013
Tiết 7 - Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
HS thấy rõ sự tốn kém và phi lí của chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang, từ đó, hiểu được đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của nhân loại; Thấy được đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận cảu văn bản
Rèn kĩ năng nghị luận
Giáo dục ý thức trân trọng, gìn giữ hòa bình thế giới
B.Chuẩn bị:
GV: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phân tích
2. Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
? Luận cứ trên được khái quát bằng câu văn nào?
- "Việc bảo tồn sự sống.....
...... vũ khí hạt nhân"
? Để làm rõ điều đó, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào?
Hướng dẫn HS lập bảng so sánh
- HS lập và điền thông tin vào bảng so sánh
Chi phí để bảo tồn sự sống
Chi phí cho chạy đua vũ khí hạt nhân
Cần 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em
Gần bằng chi phí sản xuất 100 máy bay B1B và dưới 7000 tên lửa
Phòng bệnh sốt rét trong 14 năm cho 1 tỉ người và cứu trợ 14 triệu trẻ em châu Phi
Bằng giá 10 tàu sân bay Ni - mit mang vũ khí hạt nhân
Giúp 575 triệu người suy dinh dưỡng được cung cấp đủ calo
Không bằng chi phí sản xuất 149 tên lửa MX
Mua nông cụ cho các nước nghèo trong 4 năm
Bằng tiền mua 27 tên lửa MX
Xóa mù chữ cho toàn thế giới
Bằng tiền đóng hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
? Nhận xét cách đưa dẫn chứng?
- Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, số liệu rõ ràng, đáng tin cậy
? Từ đó, tác giả đã làm nổi bật điều gì?
=>Sự tốn kém ghê gớm, sự điên rồ, phản nhân đạo của chạy đua vũ khí hạt nhân
3. Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
- Chú ý đoạn văn cuối trang 18
- HS chú ý quan sát
? Trong phần này, tác giả lập luận điều gì?
- Trái đất là một hành tinh nhỏ nhưng là nơi duy nhất có sự sống
? Sự sống ấy hình thành và phát triển ra sao?
- "Qua 380 triệu năm... lại mất 180 triệu năm ... 4 kỉ địa chất"
? Em hiểu gì về sự hình thành và phát triển đó?
-> Một quá trình tiến hóa vô cùng lâu dài và kì diệu
? Cuộc chạy đua vũ trang tác động đến quá trình đó thế nào?
- Chỉ cần một cái bấm nút... tất cả lại trở về điểm xuất phát
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
- Nghệ thuật đối lập, tương phản
? Qua đó, người đọc nhận thức rõ điều gì?
=> Chạy đua vũ khí hạt nhân là hành động phi lí đi ngược lại với quy luật tự nhiên
? Nhận thức được điều đó, em thấy mình cần có thái độ và hành động gì?
- HS tự bộc lộ (Lên án tẩy chay vũ khí hạt nhân ...)
4. Nhiệm vụ của nhân loại
? ở phần cuối văn bản, tác giả đưa ra lời kêu gọi nào?
- "Chúng ta....
... hòa bình và công bằng"
? Em hiểu lời kêu gọi đó ntn?
- Cả thế giới phải đoàn kết lại để đấu tranh bảo vệ nền hòa bình thế giới
?Nhà văn còn đưa ra sáng kiến nào?
- "Thành lập một nhà băng...."
? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Kí ức về sự sống cần được lưu giữ, tội ác hủy diệt sự sống cần bị lên án
? Qua đó, nhà văn muốn gửi tới toàn thế giới thông điệp gì?
=> Nhân loại phải đoàn kết đấu tranh chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, bảo vệ hòa bình thế giới
III. Tổng kết
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của văn bản?
- Dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc sảo, lời văn giàu hình ảnh
? Văn bản đặt ra vấn đề gì?
- Nhân loại phải đoàn kết để đấu tranh chống lại nguy cơ chiến tranh hạt nhân bảo vệ nền hòa bình thế gới
-> Ghi nhớ (SGK)
Tích hợp GDBVMT:
? Là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ môi trường sống, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn?
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể hằng ngày
- Học tập tốt để có thể xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
*Củng cố:
? Hãy phát biểu suy nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản?
? Khái quát lại luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản?
? Nhan đề "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" có ý nghĩa gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 8: Sưu tầm những câu thành ngữ phản ánh cách thức diễn đạt của một người khi tham gia giao tiếp.
----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 21/8/2013
Ngày dạy: 28/8/2013
Tiết 8 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh nắm chắc phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hội thoại
- Rèn kĩ năng vận dụng các phương châm trên khi tham gia giao tiếp
B.Chuẩn bị:
Tích hợp với kiến thức về hội thoại, thành ngữ và thực tế ngôn ngữ C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là hội thoại? Lượt lời trong hội thoại là gì?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Phương châm quan hệ
Thành ngữ "Ông nói gà, bà nói vịt"
? Thành ngữ này phản ánh tình huống giao tiếp như thế nào?
- Mỗi người nói về một đề tài, không ăn khớp nhau
? Điều đó dẫn tới hậu quả gì?
- Giao tiếp sẽ thất bại vì những người tham gia giao tiếp không hiểu nhau
? Từ đó, em rút ra bài học gì khi tham gia hội thoại?
- Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh việc nói lạc đề
- GV chốt: Đó chính là nội dung của Phương châm quan hệ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Em hiểu thế nào là phương châm quan hệ?
-> Ghi nhớ 1
? Lấy ví dụ cho việc tuân thủ (hoặc không tuân thủ phương châm quan hệ)?
- Học sinh lấy ví dụ
II. Phương châm cách thức
- Gọi HS đọc VD SGK
- HS đọc hai thành ngữ:
+ Dây cà ra dây muống (1)
+ Lúng búng như ngậm hột thị (2)
? Hai thành ngữ trên chỉ những cách nói như thế nào?
- TN (1): Cách nói dài dòng, rườm rà
- TN (2): Cách nói ấp úng, không rõ ràng, dứt khoát
? Hậu quả của những cách nói đó?
- Khiến người nghe khó tiếp nhận thông tin -> khó đạt được mụ đích giao tiếp.
? Vì thế, khi hội thoại cần chú ý điều gì?
-> Khi hội thoại, cần nói ngắn gọn, rõ ràng
- Gọi HS đọc câu văn SGK
- Hs đọc
? Câu văn này có thể hiểu theo những cách nào?
- ít nhất có thể hiểu theo hai cách:
+ "Tôi" đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
+ "Tôi" đồng ý với những nhận định của người khác về truyện ngắn của ông ấy
? Nhận xét về cách nói đó?
- Cách nói mơ hồ, dễ gây hiểu lầm
? Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì?
->Tránh cách nói mơ hồ.
? Qua nội dung phân tích trên, em rút ra bài học gì?
->Khi hội thoại, cần nói ngắn gọn, rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ
- GV chốt: Đó chính là nội dung của Phương châm cách thức
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Em hiểu thế nào là phương châm cách thức?
-> Ghi nhớ 2
III. Phương châm lịch sự
- Gọi HS đọc truyện "Người ăn xin"
- HS đọc
? Người ăn xin và cậu bé có thứ của cải gì cho nhau không?
- Người ăn xin và cậu bé không có thứ của cải gì để cho nhau cả
? Vậy vì sao họ đều cảm thấy đã nhận được "một cái gì đó"?
- Cái mà họ đã nhận được từ nhau chính là những tình cảm, sự tôn trọng và lịch sự
? Em học tập được gì từ câu chuyện này?
- Khi giao tiếp cần phải tế nhị, tôn trọng người khác
- GV chốt: Đó chính là nội dung của Phương châm lịch sự
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Em hiểu thế nào là phương châm lịch sự?
-> Ghi nhớ 3
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Ông cha ta muốn khuyên điều gì qua câu tục ngữ này?
- Phải suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ trước khi nói và phải có thái độ lịch sự, tôn trọng người khác
? Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự?
- HS tìm. VD: Lời nói đọi máu, Sểnh chân dễ bước, sểnh miệng khó chữa.
Bài tập 2
? Phép tu từ từ vựng nào giúp thực hiện phương châm lịch sự?
- Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh
? Lấy ví dụ minh họa?
- Chết -> mất, từ trần...
*Củng cố:
? Kể tên phương châm hội thoại đã học?
? Phát biểu nội dung của các phương châm hội thoại?
? Việc vi phạm các PCHT dẫn tới hậu quả gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài giảng.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 9: + Đọc kĩ văn bản: "Cây chuối trong đời sống Việt Nam" (SGK/24).
+ Gạch chân dưới các yếu tố miêu tả trong bài văn.
Ngày soạn: 20/8/2013
Ngày dạy: 30/8/2013
Tiết 9 - TLV : Sử dụng
yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được: Ngoài việc vận dụng một số biện pháp nghệ thuật, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh giúp văn bản trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
- Rèn kĩ năng nhận diện và vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B.Chuẩn bị:
Tích hợp với kiến thức về văn bản thuyết minh, văn miêu tả
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là miêu tả? Mục đích của miêu tả là gì?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh
? Đối tượng thuyết minh là gì?
- Đối tượng: Cây chuối (trong mối quan hệ với đời sống của con người Việt Nam)
? Phương thức thuyết minh thể hiện cụ thể qua những câu văn nào?
- Đoạn 1: + Câu 1: Khái quát về cây chuối
+ Câu 2,3: Nơi sống của cây chuối
+ Câu 4: Sự phát triển của loại chuối
- Đoạn 2: Công dụng của cây chuối
- Đoạn 3: Thuyết minh về quả chuối
? Chỉ ra những câu văn miêu tả hoặc những câu có yếu tố miêu tả?
- Đoạn 1: + Câu 1:... như cột trụ bóng nhẵn...
+ Câu 3: Chuối mọc thành rừng...
- Đoạn 3: + Câu 3: Tả loài chuối trứng cuốc
+ Câu 9: Tả cách ăn chuối xanh
? Các yếu tố miêu tả đó có tác dụng gì trong bài viết?
- Giúp bài viết sinh động, hấp dẫn, đối tượng được khắc họa đậm nét và ấn tượng.
- Gv khái quát, hình thành ghi nhớ
*Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
II. Luyện tập
Bài tập 1
? Muốn có những chi tiết miêu tả, người viết phải làm gì?
- Người viết phải quan sát, tưởng tượng, so sánh...
? Khi thuyết minh về cây chuối, còn có thể sử dụng các chi tiết miêu tả nào?
- Thân cây chuối: Tròn như cái cột trụ mọng nước; Lá cây chuối: Xanh rờn bay phần phật trong gió như những cánh tay vẫy gọi...
Bài tập 2
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
- Tách là ... không có tai
- Khi mới ... rất nóng
*Củng cố:
? Việc sử dụng các chi tiết miêu tả có tác dụng gì?
? Khi sử dụng các chi tiết miêu tả cần chú ý điều gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 10:
Cho đề bài : Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
Hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn
Gợi ý: - Đối tượng thuyết minh: Con trâu
- Vấn đề chính: Vai trò của con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam
- Một số ý lớn: + Đặc điểm sinh học của con trâu
+ Con trâu với việc làm ruộng
+ Con trâu trong một số lễ hội
+ Con trâu với tuổi thơ nông thôn
- Bài viết phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật và các chi tiết miêu tả
Ngày soạn: 22/8/2013
Ngày dạy: 30/8/2013
Tiết 10 - TLV :
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả
trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Nâng cao một bước kĩ năng nhận diện và vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B.Chuẩn bị:
Tích hợp với kiến thức về văn bản thuyết minh, văn miêu tả
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
(Thực hiện trong tiết học)
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Phần chuẩn bị
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
Chia nhóm thành 4 nhóm, tổ chức cho HS trao đổi, bổ sung phần chuẩn bị ở nhà
- HS thảo luận, bổ sung cho nhau
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV xử lí kết quả, chốt kiến thức
- HS hoàn thiện dàn ý
II. Luyện tập
- Tổ chức cho HS viết từng đoạn văn trong phần thân bài:
+Nhóm 1: Đặc điểm sinh học của con trâu
+Nhóm 2: Con trâu với việc làm ruộng
+ Nhóm 3: Con trâu trong một số lễ hội
+ Nhóm 4: Con trâu với tuổi thơ nông thôn
- HS huy động kiến thức chuẩn bị viết bài
Một số đoạn văn tham khảo:
- Đoạn 1: Con trâu ở làng quê: Chiều chiều, khi một ngày lao động tạm dừng, con trâu được tháo ách và đủng đỉnh bước trên đường làng. Cái miệng nó bỏm bẻm "nhai trầu" trông thật ngộ. Cái dáng đi chậm dãi và khoan thai của nó khiến người ta có cảm giác không khí làng quê Việt Nam sao mà thanh bình đến thế.
- Đoạn 2: Con trâu với tuổi thơ: Mấy ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, trong những lần đưa cơm cho cha đi cày, ra đến đồng, ta mải mê ngắm nhìn chú trâu đang gặm cỏ. Cái lưỡi chú liếm dài trên vạt cỏ như lưỡi liềm của mẹ khi gặt lúa. Trâu còn thường xuyên có mặt trong những trò chơi tuổi thơ. Những cuộc thi trâu đầy hấp dẫn. Những chiều lộng gió, ta cùng các bạn cưỡi trâu thả diều, thổi sáo... Tất cả những điều đó còn mãi trong ta như những kỉ niệm khó phai.
- Yêu cầu HS viết bài trong 15'
- HS viết bài
- Yêu cầu một số HS trình bày bài viết
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS suy nghĩ, nhận xét
- GV nhận xét chung
- HS hoàn thiện bài viết
*Củng cố:
- Tổ chức cho HS đọc và phát hiện các chi tiết miêu tả trong văn bản "Dừa sáp"
? Yếu tố miêu tả thể hiện như thế nào trong bài văn thuyết minh?
? Khi sử dụng yếu tố miêu tả cần chú ý điều gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện bài văn theo đề bài luyện tập.
- Chuẩn bị tiết 5: Soạn bài: Tuyên bố thế giới .... trẻ em (tiết 1):
+ Đọc và tóm tắt văn bản.
+ Tìm hiểu bố cục văn bản.
+ Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay.
File đính kèm:
- Ga tuan 2.doc