A. Mục tiêu cần đạt
- Qua văn bản giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống chuyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện dung dị đậm chất Nam Bộ.
- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài kiểm tra tiếng việt và ở bài ôn tập tập làm văn: Phương thức kể chuyện, ngôi kể, lời kể.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn.
- Giáo dục học sinh biết trân trọng nâng niu tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu tác phẩm “ Chiếc lược ngà ” để nắm toàn bộ nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Nghiên cứu kỹ đoạn trích
- Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn và SGK.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 72, 73, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng hội giảng huyện
Người dạy: Phạm Thị Thu Hà
Trường THCS Hải Phương
Bài 15:
Tiết 72,73: Đọc – Hiểu văn bản:
Chiếc lược ngà
( Trích )
Nguyễn Quang Sáng
A. Mục tiêu cần đạt
- Qua văn bản giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống chuyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện dung dị đậm chất Nam Bộ.
- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài kiểm tra tiếng việt và ở bài ôn tập tập làm văn: Phương thức kể chuyện, ngôi kể, lời kể.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn.
- Giáo dục học sinh biết trân trọng nâng niu tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu tác phẩm “ Chiếc lược ngà ” để nắm toàn bộ nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Nghiên cứu kỹ đoạn trích
- Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn và SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
Tiết 2: * ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
H: Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Thu và anh Sáu trong hai ngày đầu khi anh Sáu về thăm nhà?
HS: Sau bao năm xa cách anh Sáu được về thăm nhà, bao nhiêu háo hức , nôn nóng mong được gặp con, được gần con. Nhưng hoàn cảnh thật éo le anh Sáu càng gần bé Thu bao nhiêu, nó càng xa lánh bấy nhiêu, tỏ ra ương bướng nganh ngạnh, hành động hất tung cái trứng cá là thể hiện sự căm ghét anh Sáu đến cao độ, trong con mắt và cảm nhận của nó, anh chỉ là một người đàn ông xa lạ và xảo quyệt đang tìm mọi cách cám dỗ nó, đánh lừa nó vì một lí do đen tối nào đó mà nó chưa thể hiểu. Còn anh Sáu trong tâm trạng mừng vui, nôn nóng háo hức bao nhiêu thì giờ đây càng buồn bã, ngạc nhiên, hụt hẫng, tuyệt vọng và bất lực bấy nhiêu
Giáo viên giới thiệu vào bài: ở phần đầu văn bản , bác Ba đã kể cho chúng ta nghe những giây phút rất cảm động khi anh Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu. Đây là tình huống truyện bất ngờ, anh Sáu càng khao khát gặp bé Thu thì nó lại càng tỏ ra ương bướng ngang ngạnh căm gét anh. Tuy nhiên cái ương bướng nganh ngạnh của Thu là không đáng trách , bởi đó là thể hiện tình cảm, yêu thương sâu nặng với người ba chụp trong ảnh. Còn anh Sáu từ tâm trạng buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng và trờ nên bất lực. Còn gì đau lòng bằng người cha giầu long yêue con lại chính đứa con đó kiên quyết chối bỏ. Ngọn lửa nồng nàn yêu thương của lòng cha, cứ bị những đối xử xa lánh của con dội xuống khiến người đọc đau lòng.
Vậy trong truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn đưa người dọc đến một tình huống bất ngờ nào trong giờ phút chia tay khi anh Sáu chuẩn bị lên đường. Giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp.
I/ Giới thiệu tác giả tác phẩm:
II/ Đọc, tìm hiểu, chủ thích bố cục văn bản:
III/ Đọc – Hiểu văn bản:
1. Cảnh gặp gỡ:
- Bé Thu ương bướng, ngang ngạnh -> không dáng trách -> yêu ba ( trong ảnh )
- Anh Sáu háo hức phấn khởi -> bồn chồn -> ngạc nhiên -> hẫng hụt -> buồn -> tuyệt vọng -> bất lực -> yêu thương con.
2/ Cảnh chia tay
GV: Mời 1 em kể lại đoạn truyện: “ Từ sáng hôm sau….từ từ tuột xuống ”
HS: Kể -> HS nhận xét -> GV nhận xét
Chuyển : Các em ạ! Sáng hôm sau, bà con bên nội , bên ngoại đến rất đông bé Thu cũng theo ngoại về. Anh Sáu bận tiếp khách, chị Sáu lo sắp xếp đỗ đạc cho anh lên đường.
H: Lúc này bé Thu được miêu tả như thế nào? Em hãy đọc đoạn văn ( đèn chiếu ): “ Con bé như bị bỏ rơi …….sâu xa ”
H: Em có nhận xét gì phương thức kể chuyện của tác giả trong đoạn văn này.
- Phương thức kể xen lẫn tả
H: Tác giả kể chuyện gì ? miêu tả như thế nào
- Tác giả kể chuyện bé Thu nhìn mọi người vây quanh ba nó
- Tác giả miêu tả vẻ mặt, ánh mắt của Thu qua những từ ngữ…
H: Qua phương thức kể chuyện xen lẫn miêu tả em cảm nhận được hình ảnh bé thu lúc này như thế nào so với 2 ngày trước.
- Bé Thu có thái độ hành động rất khác trước, Thu không ương bướng ngang ngạnh như 2 ngày trước.
GV: Đúng vậy đoạn văn tác giả khéo léo sử dụng phương thức kể chuyện, miêu tả bé Thu trong trạng thái bồn chồn lúc đứng tựa cửa , lúc đứng góc nhà. Với một vẻ mặt , một ánh mắt một cái nhìn như thế , tác giả đã chuẩn bị cho người đọc dần dần mà rất có dụng ý một điều gì khác lắm sắp xẩy ra.
H: Điều khác gì đã xảy ra khi anh Sáu mang ba lô lên vai sau khi bắt tay hết mọi người.
Mời một em đọc đoạn truyện từ chỗ “ Đến lúc chia tay…. từ từ tuột xuống ”:
Lưu ý: Giọng đọc nhẹ nhàng nhấn mạnh vào động từ câu cảm đặc biệt, giọng bé Thu ngẹn ngào xúc động.
H: Qua đoạn chuyện vừa đọc em thấy thái độ , hành động, cử chỉ, lời nói của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng như thế nào so với hai ngày trước.
- Thái độ , hành động, cử chỉ, lời nói của Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn.
H: Tìm những những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói của Thu đối với anh Sáu để diễn tả sự thay đổi đột ngột hoàn toàn trong giờ phút chia tay.
- Học sinh tìm chi tiết , giáo viên gạch chân trên đèn chiếu
H: Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của những câu văn, chi tiết miêu tả cử chỉ, lời nói, hành động của bé Thu khi nhận ra ba.
Gợi: Trong những câu văn thể hiện lời nói của Thu với ba tác giả sử dụng kiểu câu gì.
- Tác giả sử dụng một loạt câu cảm, câu cảm đặc biệt: “ Ba,” Ba! Không cho ba đi nữa!.....
H: Việc sử dụng nhiều câu cảm, câu cảm đặc biệt diễn tả điều gì
- Cảm xúc mạnh mẽ nỗi xúc động nghẹn ngào của bé Thu trong giây phút gặp cha
H: Nỗi xúc động nghẹn ngào của bé Thu được tác giả đặc tả chủ yếu qua câu nói nào của bé Thu.
- Qua lời nói đầu tiên của em với ba, em gọi ba – Em hãy đọc diễn cảm lời gọi của ba của bé Thu
H: Em cảm nhận gì trong tiếng gọi ba ấy.
- Tiếng gọi bà của Thu như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người nghe thật xót xa. Đây là tiếng ba Thu đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng. Hình ảnh người cha thân yêu , người cha kính mến trong ảnh bây giờ đã nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo trên mặt. Khi nhận ra điều đó tình yêu được thể hiện trong tiếng gọi ba của Thu được nhân lên gấp bội.
GV : Tiếng gọi ba bình dị thiêng liêng bậc nhất cõi đời, tiếng ba vỡ ra trong sâu thẳm tâm hồn của bé, còn người đọc thì ngẹn lại. Đó là tiếng gọi chứa chất bao tình cảm nhớ thương vô bờ như có cả tình yêu niềm tin, hối hận. Chỉ một tiếng ba nhưng ta có cảm nhận âm vang của tiếng ba xuyên suốt câu truyện, xuyên suốt cả cuộc đời, quãng đời thật thiêng liêng.
H: Cũng với kiểu câu cảm được sử nhiều trong đoạn văn kết hợp kể miêu tả, tác giả còn sử dụng nhiều từ loại nào.
- Nhiều động từ mạnh: Thét, chạy, chạy, ôm, xiết và 5 lần từ hôn và động từ câu
GV: giải thích từ câu
H: Việc lặp 5 lần từ hôn kết hợp với các động từ mạnh đã diễn tả điều gì
- Diễn tả hành động mạnh mẽ, hối hả của Thu khi nhận ba.
GV: Việc sử dụng câu cảm kết hợp với các động từ mạnh tác giả diễn tả tình yêu và nỗi nhớ mong da diết cháy bỏng bà bé Thu dồn nén suốt những năm qua bây giờ bùng ra mạnh mẽ nên hạnh động của em rất hối hả , cuống quýt trong hành động mạnh mẽ cuống quýt đó dường như có cả sự hối tiếc, ân hận, xót xa. Em hôn ba bằng những cái hôn nôìng nàn, hôn cả vết thẹo, cái hôn của sự chuộc lỗi bố đền bù.
H: Trong đoạn văn tác giả miêu tả tâm trạng bé Thu qua những yếu tố nghệ thuật gì.
- Tâm trạng được thể hiện qua cử chỉ, lời nói, hành động .
- Qua ngôn ngữ đối thoại độc đáo.
* Giáo viên diễn giảng thêm: Các em ạ trong văn tự sự, khi diễn tả tâm trạng, tình cảm của nhân vật thường hay dũng những câu cảm để diễn tả nỗi xúc động nghẹn ngào, khi diễn tả những hành động mạnh mẽ hối hả, dùng những động từ mạnh. Điều đó khiến nhân vật hiện lên sinh động rõ nét cuốn hút người đọc. Khi làm văn tự sự các em hãy học tập cách viết này.
H: Chứng kiến cảnh gặp gỡ của cha con anh Sáu trong giờ phút chia tay tâm trạng của mọi người của anh Ba như thế nào.
- Bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt
- Bác Ba thì cảm thấy khó thở như có bàn tay ai nắm nấy trái tim.
H: Tại sao mọi người lại có tâm trạng như vậy ?
- Vì mọi người xúc động trước tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh éo le và thật chớ trêu của cha con anh Sáu vừa mới gặp chưa kịp nhận ra nhau thì cha con đã phải xa nhau
GV: Có lẽ tâm trạng của anh Ba và của mọi người cũng là tâm trạng của cô và các em. 8 năm trời xa cách con người con không được gọi ba một tiếng thiêng liêng. Nên Thu hối tiếc ân hận và quống quýt muốn giữ chặt ba. Nếu tiếng thét đầu tiên là tiếng gọi ba thì tiếng kêu thét thứ hai “ không ” khi em muốn giữ chặt ba lại. Con bé ngây thơ tưởng rằng có thể dùng tay , dùng chân câu chặt lấy ba là có thể giữ được ba ở nhà nhưng đâu có được. Tình cha con bị dồn nén không giải toả được thi lại bị dồn nén. Phút giây gặp gỡ của cha con anh Sáu tưởng là giờ đoàn tụ, không ngờ phút giây gặp gỡ lại là cảnh chia tay. Thật cảm động và xót xa vô cùng.
H: ở tiết 1 chúng ta bặt gặp hình ảnh một bé Thu ương bướng ngang nghạnh , căm gét anh Sáu cao độ dứt khoát không gọi anh Sáu là ba. Nhưng tại sao trong phút chia tay Thu lại có sự thay đổi đột ngột đến như vậy ?
- Do Thu về bên ngoại được ngoại giải thích, em nhận ra sự thật cái vết thẹo đã làm thay đổi khuôn mặt của ba em. Được bà giải thích thì Thu năm im lăn lôn thỉnh thoảng thở dài như người lớn
H: Em nhận xét gì các giải thích lý do của tác giả
- Tác giả giải thích lý do thật khéo léo và hợp lý: Để bé Thu nhận ra ba rồi mới giải thích. Bé Thu khổng thể dãi bày ấm ức với ai ngoại bà ngoại em.
GV: Tác giả nêu hiện tượng bé Thu nhận ba rồi với dể bà giải thích lý do với anh Ba – người kể chuyện. Hoá ra lý do thật đơn giản chỉ vì cái vết sẹo đã làm cho Thu không nhận ba. Vết thẹo là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, là điểm nút của câu truyện. Mọi nghi ngờ được giải toả, Thu đã hiểu vì sao mặt ba lại thay đổi như vậy. Phải rồi chiến tranh đã làm cho khuôn mặt của anh Sáu không còn như bức ảnh, chiến tranh đã cướp đi ngồn hạnh phúc mà bấy lâu cha con anh Sáu mong chờ
H: Trước hành động và thái độ đó của bé Thu anh Sáu như thế nào?
- Anh Sáu khóc, lau nước mắt và hôn lên mái tóc con.
H: Em cảm nhận gì về giọt nước mắt lúc này của anh Sáu ?
- Đây là giọt nước mắt của sự sung sướng niềm hạnh phúc.
- Đó còn là giọt nước mắt trong sự éo le của cảnh ngộ.
GV: Người cha không cầm được nước mắt vì bất ngờ sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm.
H: Qua việc phân tích ở trên em có nhận xét gì tính cách nhân vật của bé Thu
- Bé Thu có tính cách mạnh mẽ, quyết liệt rất yêu thương ba.
H: Qua phần 1 đã học và qua đoạn truyện vừa tìm hiểu em nhận xét gì về thái độ và hành động của bé Thu đối với bà trong 3 ngày anh Sáu về thăm nhà và lúc sắp ra đi?
- Hành động và thái độ của Thu trái ngược nhau nhưng nhất quán trong tính cách vì: Khi chưa nhận ra anh Sáu là ba em ương bướng ngang ngạnh, căm gét anh sáu nhưng vẫn yêu ba trong ảnh.
- Khi được bà giải thích em nhận ra ba của mình, nên đấu tranh giày vò trong nội tâm lăn lộn thở dài như người lớn, cuống quýt hối hả, ôm giữ chặt ba không muốn cho ba đi. Hành động và thái độ của Thu tuy khác nhau nhưng nhất quán trong tính cách trong bất kỳ hoàn cảnh nào em vẫn yêu ba.
H: Theo dõi diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu trong những ngày anh Sáu ở nhà và trong giây phút chia tay em có nhận xét gì tính cách nhân vật bé Thu? Tâm trạng anh Sáu như thế nào? Nhận xét gì về tình cảm cha con anh Sáu?
- Thu mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát, rạch ròi, nhất quán trong tính cách -> rất yêu thương ba.
- Anh Sáu sung sướng , hạnh phúc
- Tình cha con thắm thiết sâu nặng
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng?
Gợi: Truyện được xây dựng theo phương thức biểu đạt chính nào? Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện? Xây dựng tính cách nhân vật?
- Phương thức kể và tả đan xen
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ tự nhiên, hợp lý
- Tính cách nhân vật được bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ đối thoại và gián tiếp qua cử chỉ hành động.
H: Qua trang viết đầy xúc động của nhà văn em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với trẻ em , đối với thiếu nhi?
- Nhà văn rất am hiểu , gẫn gũi và yêu thương thiếu nhi.
GV: Nếu không gần gũi, yêu thương, không am hiểu thiếu nhi thì không thể miêu tả sinh động và rất đúng tâm lý bé Thu đến như vậy.
Tác giả rất trân trọng tình cảm hồn nhiên, ngây thơ bồng bột trong trẻo của các em. Bé Thu hiện lên trong truyện có tính cách cứng cỏi, bướng bỉnh, nhưng vẫn có sự hồn nhiên ngây thơ và chân thành của đứa trẻ 8 tuổi , của đứa trẻ Nam Bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Chuyển: Anh Sáu tạm biệt gia đình trở lại khu căn cứ mang trong mình bao nhiêu kỷ niệm với cả tình yêu thương con sâu sắc. Theo em chi tiết nào luôn đi theo và ám ảnh anh ?
- Lời gọi ba của bé Thu
- Lời dặn mua chiếc lược.
* Giáo viên nói thêm: Trong cảnh chia tay đầy xúc động khi bé Thu ôm chặt lấy ba, không cho ba đi, bà ngoại dỗ dành và nói cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược. bé Thu nghe lời bà và nói trong tiếng nấc: “ Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”
H: Vậy hình ảnh chiếc lược ngà có ý nghĩa gì?
3/ Hình ảnh chiếc lược ngà
H: Kết hợp với kiến thức ở tiết 1 và đoạn truyện vừa học em hãy khái quát diễn biến tâm trạng anh Sáu trong 3 ngày về phép.
GV: Trong 3 ngày về phép tâm trạng anh buồn vui lẫn lộn từ sự đau khổ bất lực tuyệt vọng đến nghẹn thở rồi lại vui sướng đến tột độ. Trải qua thử thách anh Sáu vẫn là người cha hạnh phúc.
H: Qua diễn biến thái độ, tâm trạng của anh Sáu lúc về phép 3 ngày giúp em hiểu gì về tình cảm anh Sáu với con?
- Trong 3 ngày về phép ngắn ngủi, thái độ, hành động của anh Sáu đều thể hiện tình sâu nặng dành tất cả tình thương cho con.
GV: Vậy tình cảm sâu nặng của anh Sáu đối với con gái được diễn biến như thế nào sau chuyến về phép khi ở khu căn cứ.
H: Một em hãy kể tóm tắt đoạn truyện còn lại từ chỗ “ Sau đó hai chúng tôi….đến hết”
H: Đoạn truyện giúp em hiểu khi ở khu căn cứ anh Sáu mang một tâm trạng như thế nào?
- Anh Sáu nhớ nhung , ân hận, băn khoăn day dứt khi đánh con.
- Anh khao khát làm xong cây lược cho con giái bé bỏng yêu dấu
H: Tại sao anh Sáu không mua chiếc lược mà tự tay làm lược?
- Anh Sáu muốn tự tay mình làm lược để gửi gắm vào đó tất cả tình yêu thương của anh.
GV: Anh Sáu làm lược không phải vì hoàn cảnh chiến tranh rừng rú nơi chiến khu không mua được cây lược mà còn vì một điều cao quý hơn anh muốn gửi tất cả nỗ nhớ thương, niềm ân hận và cả sự mong đợi của con gái yêu dấu. Anh vẫn còn nhớ trong giây phút chia tay con gái yêu mếu máo : “ Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba ” đó là mong ước đơn sơ của đứa con bé bỏng cho nên việc làm cây lược trở thành bổn phần của người cha trở thành một tiếng gọi khẩn cầu của tình phụ tử với tình cảm đó anh quyết làm cây lược
H: Với lòng mong mỏi anh Sáu đã làm cây lược như thế nào?
Các em theo dõi lên màn hình: “ Từ con đường mòn ….thêm bóng, thêm mượt”
H: hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, tâm trạng của anh Sáu khi làm lược
- HS chỉ ra GV gạch chân ( GV giải thích từ “ cố công”: là bỏ công sức nhiều hơn bình thường để làm một việc gì đó cho kỳ được)
H: Trong những chi tiết trên chi tiết nào làm em cảm động nhất ? vì sao?
- Chi tiết nào em xúc động anh Sáu cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, anh gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét yêu tặng Thu con của ba.
- Những lúc nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt
GV: Những lúc rỗi anh Sáu đã dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, từ việc cưa răng lược đến việc chuốt bóng, khắc chữ đều tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu thương con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân, nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất : “ Chiếc lược ngà ”. Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã làm dịu đi nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con trao tận tay nó món quà kỷ niệm này. Cây lược nhỏ bé mà dồn nén bao tình yêu thương, nỗi nhớ nhung tha thiết và trân trọng nâng niu tình cảm cha con, trân trọng ước mơ nhỏ bé của con.
H: Những việc làm của anh Sáu giúp em hiểu thêm gì về tình ảm của anh đối với con, hiểu gì về nét đẹp trong tâm hồn người cán bộ cách mạng?
- Tình yêu con tha thiết mãnh liệt
- Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng là yêu con, yêu gia đình nhưng biết hy sinh tình cảm riêng tư để đi làm nhiệm vụ thiêng liêng cao cả
GV: Anh Sáu – người cha hết lòng yêu thương con, người chiến sĩ cách mạng mẫu mực. Hoàn cảnh của anh, tình cảm của anh cũng là của biết bao người chiến sĩ cách mạng thời kháng chiến khiến người đọc xúc động.
Thế nhưng tình cảnh đau thương lại đến với cha con anh. Anh Sáu đã hy sinh trong một trận càn. Anh Ba - người chứng kiến những giây phút cuối cùng trong cuộc đời anh Sáu đã kể lại như thế nào? Em hãy đọc diễn cảm đoạn truện “ Trong giờ phút…đi xuôi ”
H: Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời anh Sáu có cử chỉ và hành động gì?
- Anh Sáu đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho anh Ba và nhìn anh Ba một hồi lâu
- Chỉ khi anh Sáu nhận lời sẽ mang về trao tận tay cây lược cho bé Thu, thì anh Sáu mới nhắm mắt đi xuôi.
H: Cử chỉ ấy giúp em hiểu được điều gì?
- Tình cảm sâu nặng, mãnh liệt của anh Sáu với con.
- Cái nhìn cuối cùng của anh Sáu là lới nhắn gửi đồng đội giúp mình thực hiện mong ước của con
-> Tình cảm cha con mãnh liệt tha thiết
GV: Cái nhìn của anh Sáu là điều trăng trối không lời nhưng nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Cái nhìn ấy mỗi lần anh Ba nhớ lại vẫn không đủ lời lẽ diễn tả hết bởi nó vẫn như còn nguyên vẹn trong tâm trí của anh ba, bởi đây là cái nhìn yêu thương tin tưởng , mãnh liệt trao gửi có cả sự uỷ thác, đó là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử.
H: Em suy nghĩ gì về tình cảm cha con trong tác phẩm này?
- Xúc động trước tình cảm sâu nặng cao đẹp thiêng liêng của cha con anh Sáu.
H: Hình ảnh chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào?
- Chiếc lược yêu thương
- Biểu tượng của tình phụ tử
- Mơ ước của bé Thu
- Kỷ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng thắm thiết
GV: Chiếc lược ngà đây là chi tiết nghệ thuật đầy sáng tạo của tác giả, kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc đơn sơ mà kỳ diệu biết bao.
Thảo luận: Em có nhận xét gì về ngôi kể trong tác phẩm? Hiệu quả biểu đạt của nó?
- Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn ông Sáu ( nhân vật bác Ba – ngôi thứ nhất )
- Bác Ba chính là người đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu.
* Hiệu quả biểu đạt:
- Khiến cho câu chuyện trở lên khách quan đáng tin cậy.
- Làm cho mạnh kể chuyện diễn ra tự nhiên. Người kể có thể xen vào những suy nghĩ, bình luận cá nhân giúp cho người đọc cùng chia sẻ với quan niệm của mình về tình phụ tử cao đẹp.
* Việc lựa chọn ngôi kể như vậy trong văn bản tự sự làm cho câu chuyện dung dị và trở nên khách quan hơn. Trong văn tự sự việc lựa chọn ngôi kể là rất quan trong trong việc biểu đạt giá trị nội dung. Nên khi làm văn tự sự các em phải biết lựu chọn đan xen ngôi kể cho phù hợp để tạo sự đồng cảm trong lòng người đọc.
H: Qua hai tiết học tìm hiểu, em hãy khái quát diễn biến tâm trạng bé Thu trong lần gặp cha; Khái quát diễn biến tâm trang anh Sáu trong lần gặp con.
Giáo viên khái quát : Qua tiết 1 và tiết 2 chúng ta đã năm được rất rõ tính cách diễn biến tâm lý của bé Thu. Bé Thu tuy ương bướng ngang ngạnh nhưng có cá tính, nhất quán trong tính cách ở Thu yêu gét rõ ràng nhưng trong bất kể hoàn cảnh nào em vẫn yêu ba mãnh liệt. Anh Sáu từ vui mừng phấn khởi đến buồn bã, tuyệt vọng rồi hạnh phúc tột độ… Câu truyện thể hiện tình cha con thắm thiết sâu nặng.
Chuyển: Để khắc sâu kiến thức – Ta chuyển sang phần tổng kết.
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
H: Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn này?
- Sáng tạo tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, hợp lý
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện, ngôi kể thích hợp: Ngôi một xen lẫn với ngôi ba.
- Kết hợp phương thức miêu tả, kể xen lời bình.
- Truyện thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Ngôn ngữ lời kể giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ.
2. Nội dung:
Hãy khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ?
- Câu truyện thể hiện tình cảm cha con sâu nặng , bền chặt và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Đó là nội dung của phần ghi nhớ SGK – HS đọc
H: Vậy em có thể đặt tên như thế nào cho câu truyện này?
- Tình cha con
- Cuộc gặp gỡ cuối cùng
- Câu chuyện cảm động về tình cha con
- Câu chuyện của bác Ba
H: Tại sao tác giả không đặt tên như vậy mà lấy nha đề là chiếc lược ngà?
- Vì chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử của niềm tin.
GV: Chiếc lược ngà là một chi tiết nghệ thuật đầy sáng tạo của tác giả, kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc đơn sơ mà kỳ diệu biết bao.
- GV khái quát: “ Chếc lược ngà ”của Nguyễn Quang sáng là câu chuyện cảm động của tình cha con trong chiến tranh. Vì vậy người chứng kiến câu chuyện này mỗi lần kể lại cứ bàng hoàng như vừa thấy một giấc mơ. Người cha không gần con trong 8 năm nhưng khi gặp lại con trong 3 ngày ngắn ngủi, do vết thẹo của chiến tranh mà con không nhận cha, đến khi nhận ra cha, người cha phải đi xa. Họ mãi mãi không bao giờ gặp lại. Biết bao người cha đã mãi mãi không còn được gọi tiếng con âu yếm yêu thương và biết bao người con không còn được gọi cha. Nhưng tình cha con là không thể chết được.
Tình cảm đó sống mãi trong Chiếc lược ngà một di vật thiêng liêng, sống mãi trong tình cảm của bác Ba của bé Thu và của tất cả chúng ta. Được sống hạnh phúc như ngày hôm nay chúng ta càng trân trọng hơn tình gia đình, tình cha con một trong những tình cảm thiêng liêng bậc nhất trên cõi đời này.
IV/ Luyện tập:
Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Vì sao cây lược ( truyện “chiếc lược ngà” ) lại có một ý nghĩa quý giá thiêng liêng đối với ông Sáu.
A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách.
B. Vì nó chứng tỏ ông là người biết giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng.
C. Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để làm ra cây lược.
D. Vì lúc bấy giờ có được một cây lược bằng ngà voi là vô cùng hiểm hoi.
Củng cố , dặn dò:
- Về nhà em hãy phân tích diễn biến tâm trạng bé Thu trong lần gặp ba
- Phân tích tình cha con sâu nặng trong tác phẩm và làm bài tập.
- Về nhà làm bài tập 1, 2 SGK.
File đính kèm:
- GIAO AN - hoi giang -Hai Phuong 18,5 diem.doc