Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.

 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

 3. Thái độ : Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết PPCT : 56 Ngày dạy: 04/11/2013 Văn bản : ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính. - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Thái độ : Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”. C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS : 9A1 :.................................................... 9A2 :.................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “ Bếp lửa” và nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ ? 3. Bài mới : Ánh trăng từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Trong thơ ca, trăng đã trở thành nhân vật trữ tình. Có một ánh trăng tìm vào chốn ngục tù trong thơ Hồ Chí Minh ; có một ánh trăng rọi đầu giường khiến Lí Bạch nhớ nhà. Còn trong thơ Nguyễn Duy ánh trăng mang những ý nghĩa triết lí nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG - Nêu vài nét chính về tác giả? - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? HS suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV:Hướng dẫn HS đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài. GV nhận xét GV :Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần ?. * HS đọc 2 khổ thơ đầu. GV :Mối quan hệ giữa nhà thơ với vầng trăng trong quá khứ như thế nào? HS: Là người bạn tri kỷ GV Tri kỷ là gì ? Em đó gặp từ này ở bài nào? GV: giải thích thêm. GV : Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?Nhận xét về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ ? HS suy nghĩ và trả lời.GV: chốt ý *HS đọc hai khổ tiếp GV: Hoàn cảnh của nhà thơ lúc này như thế nào? HS: Về thành phố có cuộc sống đầy đủ, giàu sang GV : Sống trong hoàn cảnh như vậy thái độ của con người với vầng trăng như thế nào? HS : Như người dưng qua đường GV: Khi thay đổi hoàn cảnh, người ta dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý người ta dễ có thể thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua, phản bội lại chính mình. Đó chính là quy luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người sống và nghĩ như vậy, coi đó là chuyện bình thường đương nhiên. GV: Trong hoàn cảnh đó bất ngờ tình huống gì đã xảy ra? GV: Từ thình lình gợi cho ta điều gì? Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì? GV: Khi đèn điện tắt, nhân vật trữ tình vội vã đi tìm nguồn sáng thì bất ngờ gặp ánh sỏng của vầng trăng tròn vành vạnh khi xưa. GV: Nhận xét về tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng? GV: Nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? * HS đọc khổ thơ cuối. GV: Ngoài ý nghĩa tả thực, ánh trăng còn có ý nghĩa gì? HS: thảo luận nhóm theo “kĩ thuật khăn phủ bàn”– 4 phút và trả lời GV: vầng trăng im phăng phắc thể hiện: thái độ nghiêm khắc nhắc nhở có gì đó không vui, sự trách móc trong im lặng, sự tự vấn lương tâm, con người có thể lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt. HS nhận xét về nghệ thuật GV chốt ý và liên hệ giáo dục HS GV.Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. Ý nghĩa vầng trăng I. GIỚI THIỆU CHUNG : 1. Tác giả: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ : Bài thơ được sáng tác năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh b. Thể thơ : Thơ 5 chữ trữ tình, giàu triết lí. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó : 2. Tìm hiểu văn bản : a. Bố cục : 2 phần b. Phân tích : b1. Cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ với những kỉ niệm : (từ đầu…tình nghĩa) - « Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể » -> Điệp ngữ : Trăng gắn bó với tuổi thơ. - « Hồi chiến tranh » : Trăng + người = tri kỉ -« Cái vầng trăng tình nghĩa » ->Nhân hóa : Tình nghĩa với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ, đến những năm tháng trận mạc. b2. Cảm nhận về vầng trăng ở hiện tại (còn lại) *Cuộc sống ở thành phố: (tiếp…qua đường) "quen ánh điện, cửa gương. vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường" -> Nhân hóa : Cuộc sống đầy đủ, giàu sang dửng dưng với trăng => Khi thay đổi hoàn cảnh: người ta dễ dàng lãng quên quá khứ. *Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người và vầng trăng  kỉ niệm : + Tình huống : - « Thình lình đèn điện tắt  ...đột ngột vầng trăng tròn » -> Tình huống gặp lại bất ngờ, đột ngột. + Con người nhận ra sự vô tình : - “Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì... Như là .. Như là...” -> Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt-> từ láy, so sánh, liệt kê, điệp ngữ: Tự nhìn lại lỗi lầm, nuối tiếc những kỉ niệm qua. “Trăng cứ tròn vành vạnh ...Ánh trăng im phăng phắc” -> Nhân hoá, từ láy : Trăng thủy chung, nghiêm khắc, soi rọi vào lương tri con người. => Tự sự kết hợp trữ tình : Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. . 3. Tổng kết : a. Nghệ thuật: - Kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. - Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa : Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. b. Nội dung : Kỷ niệm về ánh trăng và tâm trạng người lính. * Ý nghĩa văn bản : Bài thơ là một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, thủy chung sau trước. * Ghi nhớ (SGK/155) III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản - Soạn "Làng" – Kim Lân, chú phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. E. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ************************* Tuần : 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Tiết PPCT : 57 Ngày dạy: 04/11/2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Hiểu được sự khác nhau giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, trạng thái, đặc điểm , tính chất..... B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức : - Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất. - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. 2. Kỹ năng : - Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản. 3. Thái độ : Có cái nhìn và sử dụng thích hợp đối với phương ngữ toàn dân và địa phương C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 9A1 : ................................................. 9A2 :.................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: GV nói về sự phong phú của các phương ngữ vùng miền rồi vào bài. “Thân em như cá trong lờ Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu?”. “Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY LUYỆN TẬP GV: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng,…..không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? * Thảo luận nhóm – 3 phút Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có những từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào? GV: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? HS cho biết trường hợp nào sử dụng ngôn ngữ toàn dân? GV: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân? HS cho biết trường hợp nào sử dụng ngôn ngữ toàn dân? GV: Hướng dẫn HS tìm những bài thơ, văn có sử dụng từ ngữ địa phương VD: Thơ Tố Hữu Bài thơ Đi đi em (Tố Hữu) Rứa là hết chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi! Quên làm sao, em hỡi lúc chia phôi Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói Bài Chuyện em …… Đi mo cho ngái cho xa Ở nhà với mẹ đặng mà nuôi quân! (để) Mình nghèo, không tạ thì cân Mít thơm bán chợ, góp phần mua lương (quả dứa) Mẹ con, một bữa,về đường Gạo ngon một ghánh em sương nặng đầy (gánh) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: - Nghệ An Con Bê ở gọi là con Me - Hà Tĩnh : đi chơi -> đi nhỡi, lúa -> ló, nước -> nát… - Thanh Hóa: Chân gọi là Chò, còn Gáo múc nước gọi là Chuộc. - Quảng Trị: Đầu - Chốc; Mông-Khu, Quét - Xuốc ; Trên cao-Côi I. LUYỆN TẬP : Bài 1 : Chỉ các sự vật, hiện tượng,…..không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. VD: Sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam bộ) - Nhút là thức ăn muối ăn mặn, chẻo là một loại nước chấm, tắc : một loại quả họ quít, nuộc chạc: mối dây, nốc : chiếc thuyền (phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh) - Nam Bộ : mắc (đắt), reo (kích động) - Thừa Thiên – Huế : sương (gánh), bọc (cái túi áo) => Những từ ngữ địa phương như: sầu riêng, chôm chôm, nhút,….không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì những cây ăn quả ấy chỉ có ở Nam Bộ, món ăn ấy chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh Bài 2 : Tìm từ ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam Cá quả Cá tràu Cá lóc Ngã, bố,mẹ Bổ, ba, mạ Té, ba(tía), má Lợn Heo heo => Những từ ngữ sau đây thuộc ngôn ngữ toàn dân: Cá quả, lợn - Bắc: bố, mẹ, giả vờ, nghiện, vào, xa ,cái bát, vừng, thuyền, quả, quả doi, quả dứa, tuyệt vời, thấy… - Nam: ba (tía), má, giả đò, vô, cái chén, mè, ghe, trái, trái mận, trái thơm, hết sảy… - Trung: ba (bọ), mạ (mụ), giả đò, mô, vô, ngái, cái tô, mè, trái, trái đào (quả doi), chộ Bài 3 : Tìm từ ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết những từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam Ốm :bị bệnh Nón,hòm (đựng đồ đạc), nỏ (cái nỏ, củi nỏ) Ốm:gầy Nón( dùng để chỉ cả mũ), hòm (quan tài) Ốm:gầy =>Những từ ngữ thuộc ngôn ngữ toàn dân: ngã, ốm - Bắc: nón, hòm (đựng đồ đạc), sương (hơi nước), trái (bên trái, tay trái), bắp (bắp chân, bắp cày), nỏ (cái nỏ, củi nỏ) - Nam : nón (dùng để chỉ cả mũ), hòm (quan tài), trái (quả), bắp (ngô) - Trung: hòm ( quan tài), sương (gánh), trái (quả), bắp (ngô), nỏ (không) Bài4 : Phân tích việc sử dụng từ ngữ địa phương trong một văn bản cụ thể Đoạn trích bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu SGK/ 176 có những từ ngữ thuộc phương ngữ Trung là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, mụ, ưng. =>Nhà thơ Tố Hữu sử dụng những từ ngữ địa phương đó khiến cho hình tượng mẹ Suốt trở nên sinh động, chân thực, gợi cảm III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập. Ôn lại bài học và tìm nhiều ví dụ về phương ngữ địa phương - Chuẩn bị bài “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” - Trả lời các câu hỏi trong bài đó. E. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ********************** Tuần : 12 Ngày soạn: 03/11/2013 Tiết PPCT: 58 Ngày dạy: 05/11/2013 Tiếng Việt : TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Vận dụng kiến thức đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ động nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các phép tu từ từ vựng.. - Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kỹ năng : - Nhận diện được các từ vựng, các phép tu từ trong văn bản. - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản. 3. Thái độ : Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn, sử dụng kĩ thuật động não. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 9A1 : ………………………………….. 9A2 : ………………………………….. 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày các biện pháp tu từ từ vựng đã học? Ứng với mỗi biện pháp HS lấy 1 ví dụ tương ứng? - Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì đã học: “Ông trời nổi lửa đằng đồng Bà Sân vấng chiếc khăn hồng trao tay” 3. Bài mới : Tiết trước chúng ta đã ôn tập hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ động nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các phép tu từ từ vựng và tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .Tiết này chúng ta đi vào luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY LUYỆN TẬP Bài tập 1 GV hướng dẫn HS so sánh 2 dị bản của ca dao.HS thực hiện, chú ý phân tích sắc thái nghĩa khác nhau giữa 2 từ gật đầu, gật gù. HS động não và suy nghĩ trả lời GV: Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp ý nghĩa cần biểu đạt; tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. Bài tập 2 GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ được nêu ở bài tập2. Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau. + Vì sao người vợ lại hỏi như vậy? Bài tập 3 HS đọc yêu cầu của bài tập. + Các từ : vai , miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển .?Phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? GV gọi HS trình bày, trao đổi Bài tập 4 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 - HS đọc yêu cầu bài tập. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ.? Các từ thuộc 2 trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh say đắm, ngất ngây.(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc( Cây xanh …..theo hồng) GV liên hệ bài Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng Trưa một ngày sắp ngã sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Bài tập 5 HS nêu yêu cầu và làm bài tập 5 tại lớp. 1HS đọc yêu cầu bài tập. + Tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng. HS thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn – 4 phút Bài tập 6 GV gợi ý để HS tìm chi tiết gây cười trong văn bản? Đọc truyện cười. + Chi tiết nào trong truyện gây cười? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS liệt kê các phép tu từ từ vựng đã học và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, chú ý đoạn văn phải logic các ý liền mạch và cùng nói về một nội dung cụ thể. I. LUYỆN TẬP : 1. Bài tập 1: (SGK/ 158) So sánh 2 dị bản: Điểm khác biệt ở đây là 2 chữ gật đầu và gật gù. - Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay, cử chỉ bày tỏ sự đồng ý, tán thưởng của đôi vợ chồng với món ăn ngon, dân dã, đạm bạc. - Gật gù: vừa có ý tán thưởng, vừa mô phỏng tư thế của hai vợ chồng. => Xét trong câu ca dao trên, từ gật gù sẽ hay hơn, thể hiện được nhiều sắc thái đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi. 2. Bài tập 2 (SGK/ 158) - Chồng: + Cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn thắng. - Vợ + Cậu thủ ấy chỉ có một chân => Người vợ không hiểu cách nói của người chồng: Nói theo biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể) nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn. Ở đây người vợ hiểu theo nghĩa đen. Đây là hiện tượng ông nói gà – bà nói vịt 3. Bài tập 3 : (SGK /159) - Những từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay. - Những từ được dùng theo nghĩa chuyển. + Vai: phương thức hoán dụ. + Đầu: phương thức ẩn dụ (phần mũi súng nơi đạn được thoát ra). 4. Bài tập 4:(SGK /159) - Nhóm từ : đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa chỉ màu sắc - Nhóm từ: lửa, cháy, tro thuộc cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa. => Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ vơí người đọc, qua đó thể hiện tình yêu mãnh liệt của tác giả 5. Bài tập 5 (SGK/ 159) - Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách : + Dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới : rạch, rạch Mái Giầm + Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên : kênh, kênh Bọ Mắt… - VD: Chim lợn là loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn. - Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ 2 càng, do người sử dụng đẩy, khi chuyển động thường có tiếng kêu cút kít. - Mực: Động vật sống ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực. - Cá bạc má, rắn sọc dưa, khỉ mặt ngựa, gấu chó, cà tím, ớt chỉ thiên, cây xương rồng, chè móc câu… 6. Bài tập 6: (SGK /160) - Chi tiết gây cười: “Đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố ông đốc tờ!” => Phê phán thói sính dùng từ ngữ nước ngoài của ông bố, thay vì dùng từ bác sĩ, kẻ sắp chết vẫn không chừa, cứ một mực đòi dùng từ đốc tờ. II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ từ vựng đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ. - Chuẩn bị : Kiểm tra tiếng Việt E. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ***************************** Tuần : 12 Ngày soạn : 04/11/2013 Tiết PPCT : 59 Ngày dạy : 06/11/2013 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức : - Đoạn văn tự sự. - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng : - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ. - Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. 3. Thái độ : Vận dụng yếu tố lập luận trong nói và tạo lập văn bản tự sự C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp giải thích, phân tích, phát vấn,thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 9A1 : ………………………………… 9A2 : ………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút ( Xem cuối giáo án) 3. Bài mới : Các em đã được tìm hiểu về mặt lý thuyết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Giờ học này chúng ta cùng nhau luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị lụân. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG  GV củng cố kiến thức liên quan đến văn tự sự với người kể, ngôi kể, các yếu tố nghị luận......trong văn bản tự sự Phát vấn HS trả lời. GV chốt ý LUYỆN TẬP 1 HS đọc đoạn văn(SGK /160) GV:Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? HS hoạt động độc lập, suy nghĩ và trả lời GV: Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? GV: Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không? Vì sao? HS: suy nghĩ và trả lời GV: Bài học rút ra từ đoạn văn trên là gì?.GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 HS viết đoạn văn tự sự dựa vào văn bản Ánh trăng đã học Thực hành viết đoạn văn tự sự HS đọc lại văn bản Ánh trăng – Nguyễn Duy GV:Xác định thứ tự kể, ngôi kể? GV: Yếu tố nghị luận?HS Trả lời HS tập viết đoạn – 5 phút – 4 nhóm Gv sửa chữa và chốt ý. Sau khi viết xong, HS thử thay đổi ngôi kể bằng ngôi thứ ba và lựa chọn yếu tố nghị luận cho phù hợp khi viết một đoạn văn tự sự. HS đọc yêu cầu bài tập 3, GV hướng dẫn làm bài GV đọc đoạn văn mẫu (“Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan, lớp trưởng bé nhỏ điều khiển chương trình buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không mấy chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm”) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Hs viết hoàn chỉnh đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp I.TÌM HIỂU CHUNG : * Củng cố kiến thức : - Sự việc được kể, người kể, trình tự kể….. - Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn, đánh giá…. - Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự. II. LUYỆN TẬP : Bài tập 1 : Đoạn văn : “Lỗi lầm và sự biết ơn” - Yếu tố nghị luận thể hiện ở các câu văn : + “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, trong lòng người”. -> Yếu tố nghị luận mang tính triết lí về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần con người. + “Vậy mỗi chúng ta... ghi những ân nghĩa lên đá”. ->Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống => Vai trò của các yếu tố nghị luận trên: - Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý giàu tính giáo dục cao. Nếu bỏ các yếu tố nghị luận trên thì tư tưởng của của đoạn văn sẽ bị giảm => Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. Bài tập 2 :Viết đoạn văn tự sự và xác định sự việc, thứ tự kể, ngôi kể, người kể : HS viết đoạn văn tự sự dựa vào văn bản Ánh trăng đã học - Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi - Thứ tự kể : theo trình tự thời gian từ nhỏ ở rừng , đến lúc chiến tranh và về thành phố - Yếu tố nghị luận : triết lí về hình ảnh ánh trăng có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng....Nhắc nhở con người thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” Bài tập 3 :Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp * Gợi ý: Những nội dung cần trình bày trong đoạn văn: - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? + Thời gian : tiết 5 ngày thứ 7 + Địa điểm :tại phòng học của lớp + Người điều khiển: lớp trưởng + Không khí của buổi sinh hoạt : nghiêm túc - Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung, kế hoạch trong tuần + Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt ( lý do:lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác nhưng không có bạn Nam ) - Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào?(đưa ra ví dụ, lời phân tích....) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp thành mục đích tự sự, yếu tố nghị luận được đưa vào bài khi

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 12.doc