A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Chuẩn bị dàn bài của ba đề.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra bài soạn một vài HS
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 66188 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Bài 13 - Tiết 65: Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Bài13
Tiết 65 LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM.
************* A.. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Chuẩn bị dàn bài của ba đề.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra bài soạn một vài HS
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn lập đề cương cho ba đề bài SGK/179
- Đề bài 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
* a. Diễn biến của sự việc:
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em?
- Sự việc gì? Mức độ “có lỗi” đối với bạn?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết?
b. Tâm trạng:
- Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
- Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào? Lời tự hứa với bản thân ra sao?
- Đề bài 2:Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
* a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:
- Là một buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất?
- Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam?
- Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
b. Nội dung ý kiến của em:
- Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam: khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam, quan hệ của bạn Nam ……
- Những lý lẽ và dẫn chứng dùng để khẳng định bạn Nam là một người bạn rất tốt.
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học cung trong quan hệ bạn bè.
- Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương( từ đầu đến “ Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói trên lớp.
- GV gọi HS nói trước lớp một trong ba đề bài trên.
- GV gọi HS nhận xét và sửa chữa.
Nội dung ghi
A . Dàn bài chi tiết:
Đề bài 1:
I. Mở bài:
- Chuyện xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.
- Muốn kể cho các bạn nghe để lòng nhệ nhõm.
II. Thân bài:
- Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi bạn. Bạn không trả lời.
- Mình loay hoay định giở vở thì cô giáo nhắc nên không làm được.
- Cuối giờ, hết giờ kiểm tra, cô yêu cầu nộp bài. Vì ngồi ở đầu bàn nên mình phải thu bài, đến bài của bạn, thu xong mình giả vờ quên lại không nộp cho cô.
- Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.
- Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.
- Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, cô không tin là bạn quên mà cho là bạn cố tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.
- Cô phê bình bạn.
- Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.
III. Kết bài:
- Bạn đã chuyển trường theo gia đình.
- Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó, xấu hổ, ân hận.
Đề bài 2:
I. Mở bài:
- Buổi sinh hoạt định kỳ.
- Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp với chủ đề: Tình bạn.
II. Thân bài:
- Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất lớp?
- Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.
- Ý kiến của mình: Nam là người bạn tốt vì các lý do như:
* Luôn gần gũi với mọi người.
* Cứu nhiều bạn thoát khỏi trò chơi điện tử bằng cách tổ chức những “trò chơi tiếng Anh”, “ Đi tìm lời giải hay nhất cho bài toán khó”.
* Suýt “tặng” cho Hùng một quả đấm chỉ vì Hùng trêu chọc một em học sinh lớp dưới.
* Kiên quyết không cho Tuấn nhìn bài khi làm kiểm tra nhưng lại đến tận nhà Tuấn hướng dẫn Tuấn cách giải bài tập.
III. Kết bài:
Nam là người bạn tốt.
Đề bài 3:
Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện:
Mình vốn là con nhà hào phú , chẳng thích học hành. Đến tuổi trưởng thành, mình xin mẹ mang trăm lạng vàng hỏi Vũ Nương về làm vợ. Vũ Nương con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp thùy mị nết na nhất vùng. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên tính mình dù có nóng giận, vợ chồng cũng không xảy ra chuyện bất hòa. Năm ấy có giặc Chiêm xâm lấn bờ cõi nên mình bị xung vào đội quân của triều đình đi dẹp giặc. Buổi tiễn mình ra đi, mẹ và vợ lo lắng dặn dò. Mình lại rất lo lắng chuyện ở nhà khi mẹ già, vợ lại mang thai sắp đến kỳ sinh nở.
Nghe nói, mình đi khoảng mươi ngày thì Vũ Nương sinh con đặt tên là Đản. Mẹ mình vì lo lắng thương nhớ mình, sinh ra ốm đau. Vũ Nương thay mình chăm sóc chu đáo nhưng cụ vẫn không qua khỏi. Nàng lo ma chay chu đáo. Năm sau giặc tan, trở về nhà không còn mẹ, lòng mình đau xót vô cùng. Bế con ra thăm mộ mẹ thằng bé quấy khóc, mình phải dỗ dành:
- Nín đi con! Đừng khóc. Cha về bà đã mất, lòng cha buồn khổ quá.
Đứa bé nín ngay, hỏi mình:
- Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Mình ngạc nhiên gạn hỏi con. Thằng bé kể:
- Đêm nào cũng có một người đàn ông đến, mẹ nó đi đâu người đàn ông nọ đi theo đến đó nhưng không bao giờ bế nó cả. Cơn ghen bừng bừng bốc lên, mình tức tối bế con về nhà mắng chửi um lên cho hả giận, mặc cho Vũ Nương thanh minh, mặc cho họ hàng làng xóm bean vực.
Nào ngờ, Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự tử. Dù giận nàng, mình vẫn tìm cách cứu thây nàng nhưng tìm khắp nơi không thấy.
Đêm ấy! Dưới ngọn đèn khuya, trong căn nhà vắng vẻ chỉ có hai cha con, thằng bé Đản bõng reo lên:
- Cha Đản đến kia kìa!
Giật mình, mình vội hỏi thằng bé. Thằng bé chỉ vào cái bóng trên vách và bảo đó là bố nó. Mình đau xót ân hận vô cùng. Khi thấu hiểu nỗi oan của vợ thì vợ mình đâu còn nữa.
B. Luyện nói trên lớp:
Dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà, HS trình bày lại trước lớp bằng cách nói miệng.
IV. Dặn dò:
1. Chuẩn bị bài Lặng lẽ Sa Pa.
- Đọc bài và đọc dấu sao để tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu chú thích, bố cục, chủ đề, tóm tắt đoạn trích.
- Trả lời 4 câu hỏi đọc hiểu văn bản.
2. Xem phần luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY65.DOC