Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong VB này là : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó , là đấu tranh cho một thế giới hòa bình .

 Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

2/ Kĩ năng: Đọc, tìm hiểu và phân tích luận điểm và luận cứ chính trị , xã hội.

3/ Giáo dục tư tưởng:Lòng yêu chuộng hòa bình, biết đấu tranh cho một thế giới hòa bình .

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2008 Ngày dạy: 15/9/2008 Tuần 2. Bài 2 Tiết 6 -7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (Gác-xi-a Mác két) ------------------------------------------------------------ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong VB này là : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó , là đấu tranh cho một thế giới hòa bình . Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 2/ Kĩ năng: Đọc, tìm hiểu và phân tích luận điểm và luận cứ chính trị , xã hội. 3/ Giáo dục tư tưởng:Lòng yêu chuộng hòa bình, biết đấu tranh cho một thế giới hòa bình . B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ, sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân, sự hủy diệt của chiến tranh. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. Ghi lại một sự kiện quan trọng trong thời sự có liên quan đến bài học. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Kiểm tra trắc nghiệm. GV đọc và hs trả lới nhanh tại chỗ. 1. Vốn tri thức văn hóa Bác có được từ đâu? a. Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước trên thế giới, trên những con tàu vượt trùng dương. b. Nhờ Bác biết nhiều tiếng nước ngoài. c. Nhờ đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến mức khá uyên thâm. d. Chịu ảnh hưởng tất cả các nền VH, tiếp thu cái hay, phê phán cái dở của chúng. 2. Phong cách HCM là gì? a. Nhân cách rất VN. b. Lối sống rất VN. c. Gốc VH dân tộc vô cùng vững chắc. d. Rất phương Đông, đồng thời rất mới rất hiện đại. 3. Vẻ đẹp của PCHCM là gì? a. Truyền thống VH dân tộc. b. Tinh hoa VH nhân loại. c. Vĩ đại và giản dị. d. Kết hợp hài hòa những vẻ đẹp đó. 3/ Bài mới: Thông tin thời sự quốc tế thường đưa về các thông tin chiến tranh, việc sử dụng vũ khíhạt nhân của một số nước, em suy nghĩ gì về điều này? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG H : Một hs đọc chú thích sgk. G: Khái quát những nét chính về tác giả? G: Nêu xuất sứ của văn bản? G: Đọc mẫu một đoạn rồi gọi hs đọc tiếp. H: Đọc tiếp và tìm hiểu chú thích bằng cách đọc thầm. G: VB viết theo phương thức biểu đạt nào? Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ? H : Thảo luận nhóm 5 phút sau đó đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. G: Rút ra luận điểm, luận cứ ghi nhanh trên bảng. G: Theo dõi đoạn đầu và cho biết bằng những lí lẽ và chứng cớ nào tác giả đã làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? HS trình bày xong, GV treo bảng phụ. H : Tự bộc lộ. G: Theo em, cách đưa ra lí lẽ và chứng cớ trong đoạn này có gì đặc biệt? Chứng cớ nào làm em chú ý? H : Lí lẽ kết hợp với chứng cớ, đều được tính toán khoa học, kết hợp với thái độ bộc lộ trực tiếp của tác giả. G: Qua các thông tin đại chúng, em có thể thuyết minh thêm hoặc đưa ra chứng cớ về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người trên trái đất? H : Tự đưa ra tài liệu minh họa. G: Những biểu hiện của cuộc sống được tác giả đề cập tới ở những lĩnh vực nào? Chi phí cho nó được được so sánh với chi phí vũ khí hạt như thế nào? HS trình bày xong, GV treo bảng phụ. H : Tự bộc lộ. G: Cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt? H : Chứng cứ cụ thể, xác thực, dùng so sánh đối lập? G: Em có suy nghĩ gì về tác dụng của cách lập luận ? H : Gợi cảm xúc mỉa mai châm biếm ở người đọc; nổi bật sự tốn kém của chiến tranh hạt nhân. G: Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ nào về chiến tranh hạt nhân ? H : Cực kì vô lí vì tốn kém nhất, vô nhân đạo nhất, cần loại bỏ chiến tranh hạt nhân vì cuộc sống hòa bình hạnh phúc trên thế giới này. G : Gọi 1 hs đọc bài đoạn văn tiếp. H : Đọc bài và theo dõi bạn đọc. G: Ở đoạn này có chữ được tác giả nhắc đến 2 lần. Đó là chữ nào? Em có thể hình dung cảm nghĩ gì của tác giả khi tiếp tục nhắc lại từ đó? H : Chữ: “trái đất”. Trái đất là thứ thiêng liêng cao cả, đáng được yêu quí chân trọng. Cảm xúc của tác giả là không được xâm phạm, hủy hoại trái đất. G: Quá trình sống trên trái đất đã được tác giả hình dung như thế nào? H : 180 triệu bông hồng…chết vì yêu. 380 triệu năm nữa… địa chất. G: Từ đó em hiểu gì về lời bình luận của tác giả ở cuối: “Trong thời đại hoàng kim…xuất phát của nó” ? H : Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí, man rợ, đi ngược lại lí trí. G: Trước nguy cơ hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, thái độ của tác giả như thế nào? H : Tác giả hướng đến thái độ tích cực đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. G: Phần kết tác giả đưa ra đề nghị gì? Em hiểu lời đề nghị đó như thế nào? H : Tự bộc lộ. ( Lên án thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân.). Đọc ghi nhớ sgk. G: Nghệ thuật lập luận trong VB giúp em học tập được gì? H : Tự bộc lộ. G: Cảm nghĩ của em về VB ? Liên hệ thực tế, VB có ý nghĩa gì? Có thể đặt tên VB khác được không? Tại sao VB lấy tên này? H : Tự bộc lộ. - GV cho HS đọc một số tư liệu đã tham khảo ở nhà. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Nhà văn Cô-lôm-pi-a yêu hòa bình, viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng. 2. Tác phẩm: Đoạn trích bản tham luận của G. Mác-két đọc tại cuộc họp mặt của 6 nguyên thủ quốc gia về việc chống chiến tranh hạt nhân. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – chú thích. 2. Thể loại. VB nhật dụng: Nghị luận chính trị, xã hội. 3. Bố cục: 3 đoạn. 4. Phân tích. a/ Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. ( bảng phụ. ) - Chiến tranh hạt nhân là sự tàn phá hủy diệt. - Phát minh hạt nhân quyết định sự sống còn của thế giới. + Ngày 8.8.1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. + Tất cả mọi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. + Chỗ đó sẽ nổ tung làm biến hết thảy mọi dấu vết sự sống trên trái đất. à Luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, luận chúng cụ thể , xác thực gấy ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề. b/ Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân. b.1 - Chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi cuộc sống của con người. ( bảng phụ) Lĩnh vực Không muốn thực hiện Đã/ sẽ hực hiện. Trẻ em Cứu trợ ý tế, giáo dục sơ đẳng, thực phẩm nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ: 100 tỉ đô la. Chi phí chế tạo 100 máy bay ném bomB.1B và gần 7000 tên lửa trên 1 tỉ đô la. Y tế Phòng bệnh và bảo vệ trong 14 năm hơn 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi khỏi bệnh sốt rét. Đóng 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân. Tiếp tế thực phẩm Giúp 575 triệu người khỏi thiếu suy dinh dưỡng. Số lượng nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm Giá của 149 tên lửa MX còng cao hơn. Giá 27 tên lửa MX. Giáo dục Xóa mù chữ trên toàn thế giới. Giá của 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. -> So sánh đối lập làm nổi bật tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm, sự vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ trang. Nó đã cướp đi nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người. b.2 - Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. - Về khoa học, địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất: 380 triệu năm … mới nở. -> Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về điểm xuất phát, tiêu hủy mọi thành quả . 3/ Nhiệm vụ của chúng ta. - Chiến tranh và hòa bình là những vấn đề được nhân loại quan tâm hàng đầu. - Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. - Sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hòa bình. * Ghi nhớ(sgk) III. TỔNG KẾT. - Lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn. - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người, phá hủy cuộc sống tốt đẹp đi ngược sự tiến hóa của tự nhiên. Đấu tranh cho TGHB là nhiệm vụ cấp bách. IV.LUYỆN TẬP. - Trình bày tài liệu sưu tầm về chiến tranh thế giới. - Phát biểu cảm nghĩ khi học xong VB này. * Củng cố và dặn dò: - Học ghi nhớ sgk và soạn bài: Các phương châm hội thoại. Ngày soạn: 06/9/05 Ngày dạy: 16/9/05 Tiết 8 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo) -------------------------------------------------- A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs nắm được nội dung phwong châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị một số câu tục ngữ ca dao để đọc tham khảo hoặc đối chiếu với HS. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà và sưu tầm các câu tục ngữ ca dao liên quan đến nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ về các loại phương châm đó ? ( 2 hs) 3/ Bài mới: Ngoài các phương châm hội thoại mà các em đã được học còn có loại phương châm chi phối cả nội dung lẫn quan hệ các nhân . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG G : Thành ngữ dùng để chỉ tình huôùng hội thoại nào? Hậu quả của tình huống trên là gì? Bài học rút ra từ hậu quả tình huống trên? H : Tình huống mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. Hâïu quả là người nói và nười nghe không hiểu nhau. Bài học là khi giao tiếp phải nói đúng đề tài đang hội thoại. G : Kể cho hs nghe chuyện cười: Nằm lùi vào, Tôi không có hào; Đồ điếc, Tôi có tiếc gì đâu. - Câu chuyện trên có thể ứng dụng câu thành ngữ trên vào được không? H : Tự bộc lộ sau đó đọc ghi nhớ sgk. G : Ý nghĩa của 2 câu thành ngữ? Cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp? H : Tự bộc lộ. G : Gọi 1 hs đọc truyện Mất rồi. Cho biết vì sao ông khách có sự hiểu lầm như vậy? Đáng ra cậu bé phải nói như thế nào? H : Thảo luận theo cặp và trả lời. G : Nếu trả lời đầy đủ câu nói của cậu bé còn thể hiện điều gì? Cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp? H : Sự lễ độ với người nghe. ( 1 hs đọc ghi nhớ sgk.) G : Gọi hs đọc truyện và hỏi: Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? H : Thảo luận theo bàn: Xuất phát từ sự cảm thông, lòng nhân ái, quan tâm. G : Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện? H : Tự bộc lộ. G : Đọc đoạn đối thoại giữa TK và Từ Hải và cho hs nhận xét về sắc thái lời nói giữa 2 nhân vật? GV giới thiệu thân phận của 2 NV: Từ: Kẻ nổi loạn chống Triệu; Kiều: gái lầu xanh, địa vị tậân cùng của xã hội. G : Điểm chung của 4 nhân vật trong lời nói? H : Thảo luận cặp và trả lời sau đó đọc ghi nhớ sgk. Bài1: GV cho hs đọc yêu cầu của bài thảo luận về ý nghĩa các câu TNCD và tổ chức cho hs sưu tầm và thi giũa các tổ xem tổ nào có nhiều, đúng nội dung. Bài 2: Cho hs phân tích bằng VD cụ thể và rút ra bài tập 2. Bài 3: Tổ chức cho hs chọn cặp và thi xem cặp nào nói nhanh mà đúng, gv nhận xét và điểm hs. Bài 4: Chia nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. a/ Tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ PCQH. b/ Khi người nói muốn ngầm xin lỗi về những điều mình sắp nói. ( PCLS) c/ Người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng PCLS. ( báo hiệu vi phạm PCLS) Bài 5: -Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói thô bạo ( PCLS) -Nói như đấm vào tai: Nói mạnh, bảo thủ, khó tiếp thu. ( PCLS) I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ. 1. Ví dụ: sgk * Thành ngữ : “Ông nói gà, bà nói vịt” 2. Kết luận: Nói đúng vấn đề hội thoại. à ghi nhớ: sgk II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC 1. .Ví dụ: sgk * Thành ngữ: - Dây cà ra dây muống. -> cách nói rườm rà, dài dòng. - Lúng búng như ngâm hột thị-> chỉ cách nói ấp úng không thành lời, không rành mạch. à Giao tiếp cần nói ngắn gọn. * Truyện cười: Mất rồi. - Câu rút gọn của cậu bé mơ hồ, tạo 2 cách hiểu. 2. Kết luận: - Ghi nhớ : sgk III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ 1.Ví dụ: sgk. * Truyện “Người ăn xin” : - Khi giao tiếp. Cần tôn trong người giao tiếp, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. * Đoạn Kiều gặp Từ Hải. -Từ dùng lời tao nhã, Kiều thì khiêm nhường. 2.Kết luận: Ghi nhớ sgk. IV. LUYỆN TẬP. Bài 1: Các câu đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ, khuyên chúng ta phải dùng lời lẽ lịch sự nhã nhặn. - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang… - Một lời nói quan tiền thúng thóc ………………………dùi đọc cẳng tay. - Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. Bài 2: Phép tu từ Nói giảm nói tránh liên quan đến PC lịch sự. Bài 3: Điền từ. - Nói mát, nói leo, nói hớt, nói ra đầu ra đũa, nói móc. Bài 4: * Củng cố và dặn dò: Học các phần ghi nhớ sgk và soạn bài : “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”. Ngày soạn: 08/9/2008 Ngày dạy: 15/9/2008 Tiết 9 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG Văn Bản Thuyết minh ---------------------------------------------- A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được VBTM có khi phải kết hợp với yếu tố văn miêu tả thì văn mới hay, sinh động, hấp dẫn. 2/ Kĩ năng: Sử dụng có hiệu quả các yếu tố miêu tả trong VBTM. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ viết ví dụ một số VB có miêu tả và ghi bài1. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: -Những đối tượng TM nào cần sử dụng lập luận? Nêu ví dụ cụ thể ? Tác dụng của lập luận trong VBTM? 3/ Bài mới:Trong VBTM, bên cạnh việc TM rõ ràng mạch lạc các đặc điểm của đối tượng, TM cũng cần phải sử dụng biện pháp miêu tả. Khi sử dụng như vậy nó có tác dụng gì? Aùp dụng với đối tượng nào ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG G : Gọi hs đọc bài cây chuối trong đời sống VN và giải thích nhan đề bài văn? H : Đọc bài. Nhan đề nhấn mạnh vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của người VN từ xưa tới nay; thái độ đúng đắn của con người trồng trọt cho có hiệu quả. G : Tìm và gạch dưới những câu TM về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối? H : Chỉ ra các đặc điểm của cây chuối. G : Những câu văn miêu tả cây chuối? H : Đọc câu 1.3 G : Việc sử dụng các câu miêu tả ở VB trên có tác dụng gì? H : Giàu hình ảnh, gợi hình tượng, hình dung về sự vật. G : Em hiểu vai trò của yếu tố MT trong việc TM như thế nào? Theo em những đối tượng nào cần sự MT khi TM? H : Thảo luận cặp và báo cáo kết quả. Đọc ghi nhớ sgk. Bài 1: G : Phân công nhóm TM 1 đặc điểm của cây chuối, yêu cầu vận dụng miêu tả khi TM. H : Thảo luận trình bày theo từng nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung. G : Kết luận và cho điểm cả nhóm. Bài 2: G : Gọi 1 hs đọc VB . - Tìm những câu miêu tả ở VB? H : Phát hiện và đọc theo từng câu để GV ghi lên bảng. I. TÌM YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VBTM. 1.Ví dụ: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”. - Vai trò tác dụng của cây chuối với đời sống con người. - Đặc điểm: + Nơi nào cũng có. + Là thức ăn thức dụng từ thân lá đến gốc. + Công dụng của chuối. - Miêu tả: Câu 1: Thân chuối vươn lên như những trụ cột. Câu 3: Gốc chuối tròn như đầu người. 2. Kết luận. - Miêu tả trong TM: bài văn sinh động, sự vật được tái hiện cụ thể. - Đối tượng TM + MT : các loài cây, di tích, thành phố, mái trường, các mặt… * Ghi nhớ (sgk). II. LUYỆN TẬP. Bài 1: ( Bảng phụ) - Thân thẳng đứng tròn như những chiếc cột sơn màu xanh. - Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió, Trong những ngày nắng nóng đững dưới những chiếc quát ấy thật mát. - Sau mấy tháng chắt lọc dinh dưỡng tăng diệp lục cho cây, những chiếc lá già mệt nhọc héo úa dần rồi khô lại. Lá chuối khô gói bánh gai thơm phức. Bài 2: - Câu 1: Lân được trang trí công phu… - Câu2: Những người than gia chia làm 2 phe… - Câu 3: Hai tướng cảu từng bên …. - Câu 4: Sau hiệu lệnh những con thuyền lao vun vút.. * Củng cố và dặn dò: a/ Học thuộc ghi nhớ và đọc tham khảo một số bài TM có sử dụng yếu tố MT. b/ Hướng dẫn làm tiếp bài tập 1: Lá chuối xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng vẫy lên phần phật như vẫy gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng. Quả chuối chín vàng dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ. Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió nom như cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu. Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức Thư kí còn phong kín đang đợi gió mở ra. c/ Soạn bài: “Luyện tập sử dụng YTMT trong VBTM”. *************************************************************** Ngày soạn: 10/9/2008 Ngày dạy: 18/9/2008 Tiết 10 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH ---------------------------------------------- A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM. 2/ Kĩ năng: Làn văn TM thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt và diễn đạt một vấn đề trước tập thể. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài tham khảo. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs và hỏi 1 hs: Miêu tả có tác dụng như thế nào trong VBTM ? 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG G : Đề yêu càu trình bày vấn đề gì? H : Tự bộc lộ. G : Những ý nào cần trình bày? H : Tự bộc lộ. G : MB cần trình bày vấn đề gì? H : Thảo luận cặp rồi trình bày để GV khái quát. G : Phần TB em sẽ vận dụng những ý nào vào bài này? Cần ý nào để TM? H : Tự bộc lộ. G : Sắp xếp các ý như thế nào? H : Tự bộc lộ. G : Em có đồng ý với các ý ở phần KB mà các bạn đưa ra không? H : Trình bày ý kiến của mình. G : Phân công nhóm cho hs, mỗi nhóm viết một bài nhỏ ( 1 ý TM), có sử dụng yếu tố miêu tả khi TM. H : Thảo luận 10 phút và trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét. G : Tổng kết và sửa lỗi cho khi viết bài. Đề bài : “Con trâu ở làng quê VN”. I. TÌM HIỂU ĐỀ. - Yêu cầu TM. - Vấn đề: Con trâu VN. II. LẬP DÀN Ý. * Mở bài: - Trâu được nuôi ở đâu? - Những nét nổi bật về tác dụng? * Thân bài: - Trâu VN có nguồn gốc từ đâu? - Con trâu ở làng quê VN? - Trâu làm việc trên ruộng? * Kết bài: - Con trâu trong một số lễ hội: vật thờ, đâm trâu,… - Con trâu với tuổi thơ nông thôn: + Thổi sáo trên lưng trâu. + Làm trâu bằng lá mít, cọng rơm. III. VIẾT BÀI. - Trình bày đặc điểm hoạt động của trâu và vai trò của nó. ** Tham khảo đoạn văn có MT: ( bảng phụ) – Sau khi hs trình bày xong, gv treo bảng phụ để hs tham khảo. 1/ Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân VN. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân VN: “Trâu ơi ta bảo trâu này...quản công”. 2/ Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn “ nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy, cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt Nam sao mà thanh bình, thân thuộc quá đỗi. 3/ Không ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thông dong và cưỡi trâu phi nước đại…thú vui biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào! * Củng cố và dặn dò: - Viết lại bài hoàn chỉnh. - Soạn bài: “Tuyên bố về sự sống còn…” - Chuẩn bị tranh ảnh cề các vị lãnh tụ quan tâm đến thiếu nhi ( Hồ Chí Minh, Nông Đức Mạnh).

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 Bai 2.doc