Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần: 20 - Tiết: 93: Khởi ngữ

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1/ Kiến thức:Đặc điểm của khởi ngữ

-Công dụng của khởi ngữ.

 2/ Kĩ năng:

Nhận diện khởi ngữ ở trong câu

-Đặt câu có khởi ngữ.

 3/Thái độ: HS thấy được sự phong phú của ngữ pháp Tiếng Việt và có ý thức sử dụng khởi ngữ vào văn nói, văn viết.

II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1/ Giáo viên: Chép bảng phụ, chuẩn bị bài tập trắc nghiệm, soạn bài

 2/Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa

III/ PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, vấn đáp, thực hành.

IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16541 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần: 20 - Tiết: 93: Khởi ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết: 93 KHỞI NGỮ S: 02/1/2013 G: 05/1//2013 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Đặc điểm của khởi ngữ -Công dụng của khởi ngữ. 2/ Kĩ năng: Nhận diện khởi ngữ ở trong câu -Đặt câu có khởi ngữ. 3/Thái độ: HS thấy được sự phong phú của ngữ pháp Tiếng Việt và có ý thức sử dụng khởi ngữ vào văn nói, văn viết. II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1/ Giáo viên: Chép bảng phụ, chuẩn bị bài tập trắc nghiệm, soạn bài 2/Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa III/ PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, vấn đáp, thực hành... IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1/ Ổn định tổ chức:đ/d 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Sáng nay, Kiệt hỏi tôi: -Cậu có biết Khanh nộp giấy vụn chưa? Còn cậu thì bao giờ cậu nộp? Tôi trả lời: - Khanh nộp giấy vụn rồi. Còn tớ, sáng mai , tớ sẽ nộp. Em thử phân tích chủ ngữ, vị ngữ của câu in đậm? Sáng mai là thành phần gì? 3/Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: ( 2 phút) Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng cho hs -Phương pháp: Thuyết trình Ở các lớp dưới các em đã từng được làm quen với thành phần chính của câu, đó là chủ ngữ và vị ngữ, rồi các em cũng được làm quen với thành phần trạng ngữ.Còn “ còn tớ” là thành phần gì?Nó liên quan đến thành phần câu còn lại như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ( 20 phút) * Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm công dụng của khởi ngữ. * Phương pháp : Nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại, phân tích qui nạp... Chép 3 ví dụ sgk vào bảng phụ và thêm 1 ví dụ 1/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. 2/ Giàu, tôi cũng giàu rồi. 3/ Về các thể văn trong các lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp. 4/Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được. -Phân tích CN-VN cho những câu có từ ngữ in đậm ? -Cho biết những từ ngữ in đậm đó có vị trí ntn trong câu? (đứng trước chủ ngữ) -Những từ ngữ in đậm đó có quan hệ ntn với VN? (không có quan hệ C-V với VN)Nghĩa là thế nào?( Nó không làm chủ ngữ trong ví dụ 1, nó không làm vị ngữ trong ví dụ 2, như vậy nó chỉ là thành phần phụ, cho nên khi bỏ thành phần phụ khởi ngữ ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi) -Những từ ngữ in đậm không có quan hệ C-V với vị ngữ nhưng nó có vai trò gì? *Trong ví dụ 1 từ anh 1- đứng trước từ anh thứ 2, có vai trò thông báo trước đối tượng sẽ được nói trong câu, nhấn mạnh chủ thể của hành động. *Trong ví dụ 2, từ “giàu 1’’, có vai trò báo trước cái đề tài được nói trong câu là việc giàu. * Trong ví dụ 3: “các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ’’ thông báo về đề tài được nói đến trong câu . -Những từ ngữ in đậm trên được gọi là khởi ngữ, vậy em hiểu khởi ngữ là gì? Giáo viên cung cấp thêm: khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. HS cho ví dụ. Bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu X vào ô trống, đứng trước câu có chứa thành phần khởi ngữ. Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá làm phu hồ cho nó. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Truyện thì tôi rất thích đọc truyện tranh thiếu nhi. Tôi đọc quyển sách này rồi. (Câu Tôi đọc quyển sách này rồi không có khởi ngữ, nhưng chúng ta có thể biến nó thành câu có khởi ngữ không? ( có)- Còn tôi, tôi đọc quyển sách này rồi. - Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.) Chuyển ý: (gv mở rộng thêm) Chúng ta đã biết khởi ngữ không có quan hệ chủ-vị với vị ngữ, nhưng nó có quan hệ như thế nào với phần câu còn lại để nêu lên đề tài được nói đến trong câu -Trong ví dụ 1,2 chúng ta thấy yếu tố khởi ngữ được lặp lại y nguyên ở phần câu còn lại: anh trong ví dụ 1, từ giàu trong ví dụ 2. Còn trong ví dụ 3 khởi ngữ về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ có quan hệ trực tiếp với tiếng ta, nêu lên đề tài được nói đến trong câu là sự giàu đẹp của tiếng ta, nó được lặp lại bằng một từ thay thế đó là từ nó. Vậy khởi ngữ được lặp lại y nguyên hoặc lặp lại bằng một từ thay thế thì khởi ngữ đó có quan hệ trực tiếp với phần câu còn lại. Xét ví dụ 4 thì khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại.Cụ thể Kiện ở huyện liên quan gián tiếp đến từ xử - Như vậy khởi ngữ có thể có quan hệ như thế nào với phần câu còn lại? ( có quan hệ trực tiếp hoặc quan hệ gián tiếp) Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận diện khởi ngữ( 7 phút) -Mục tiêu: Giúp hs hiểu được dù khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp thì cả hai đều có cách nhận diện chung. -Phương pháp: Vấn đáp, nhận diện, phân tích... -Trước các khởi ngữ có những từ ngữ nào hoặc có thể thêm được những từ nào ? a/ còn anh, còn đối với (anh )… b/ “về’’giàu Đối với kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới... -Những từ đó thuộc từ loại nào? ( quan hệ từ) Gv bổ sung thêm: -Sau khởi ngữ, trước chủ ngữ, ta có thể thêm từ nào? ( thì) - Nếu không có trợ từ “thì,”, thì giữa khởi ngữ và chủ ngữ thường được phân cách bởi dấu hiệu nào?(dấu phẩy) -Vậy, em hãy cho biết dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ? HS làm bài tập sau Điền vào chỗ trống trong các câu sau để câu có khởi ngữ. a/ .........thì ăn những miếng ngon. (ăn) ............thì chọn việc cỏn con mà làm.(làm) b/ ........., bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố................, bà ấy có hàng mẫu ở nhà quê.( nhà, ruộng) Chuyển ý: Bây giờ chúng ta thử so sánh tác dụng (về mặt liên kết ý, nhấn mạnh ý, đối lập ý...)của kiểu câu có khởi ngữ và kiểu câu không có khởi ngữ ở trong cùng một đoạn văn sẽ như thế nào? ( 5 phút) Xét lại ví dụ 1a. -Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. - Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Anh Sáu không ghìm nổi xúc động -Vậy qua 2 đoạn văn này, em hãy cho biết tác dụng của kiểu câu có khởi ngữ?(giúp các câu trong đoạn văn liên kết với nhau một cách chặt chẽ.) Xét ví dụ: Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà...Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn.Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo. -Xác định câu có chứa khởi ngữ?( Hành thì nhà thị may lại còn) -Biến đổi câu đó thành câu không có khởi ngữ ?( Nhà thị may lại còn hành) -Thử thay thế câu không có khởi ngữ vào đoạn văn trên và cho biết tác dụng liên kết của 2 câu này?( đoạn văn nguyên bản, chứa câu có khởi ngữ tác dụng liên kết cao hơn vì tạo được sự đối lập về ý với câu đi trước do đó nhấn mạnh được vào khởi ngữ) I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu : -Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Ví dụ: -Trước các khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. II/ Luyện tập: ( 1,2/8) Xác định khởi ngữ 1a/Điều này 1b/Đối với chúng mình 1c/Một mình 1d/Làm khí tượng 1e/Đối với cháu 2. Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ( có thể thêm trợ từ thì) a/ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. à Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm . b/ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. àHiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được . Bài tập bổ sung: Chuyển phần in đậm trong câu thành câu có chứa thành phần khởi ngữ Cô ấy nói rất hay và cười rất duyên. Nói, cô ấy nói rất hay và cười thì cười rất duyên . Viết đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu, nội dung tùy ý, trong đó có câu chứa thành phần khởi ngữ. -Cho 2 hs lên bảng viết, tất cả hs trong lớp cùng làm. GV cho hs nhận xét, sửa chữa. Hoạt động 4: Củng cố- Luyện tập: (10 phút) : Cho biết đặc điểm của khởi ngữ? -Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đế trong câu. -Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như như: về, đối với. Cho biết công dụng của khởi ngữ?(nêu lên đề tài...) Hoạt động 5: Dặn dò : ( 1 phút) Soạn bài “phép phân tích và tổng hợp’’ Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-8 câu, nói về tầm quan trọng của việc đọc sách trong đó có chứa câu có thành phần khởi ngữ.

File đính kèm:

  • dockhoi ngu.doc