Ôn tập về làm Văn 9

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

1. Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về cách viết các kiểu văn bản đã học.

2. Củng cố khái niệm quan sát, thể nghiệm, liên tưởng, tưởng tượng và một số kiến thức kĩ năng nâng cao về làm văn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sách sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi .

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập về làm Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn Tập về làm văn A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1. Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về cách viết các kiểu văn bản đã học. 2. Củng cố khái niệm quan sát, thể nghiệm, liên tưởng, tưởng tượng và một số kiến thức kĩ năng nâng cao về làm văn. B. Phương tiện thực hiện. - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sách sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi . D. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Câu hỏi 1 (SGK) Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 a. Tóm tắt bài khái quát về văn học dân gian. b. Viên Mai bàn về thơ (tóm tắt) Câu hỏi 5 Quan sát, tích luỹ, thể ngiệm quan trọng như thế nào đối với việc làm văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh Câu hỏi 6: Quan sát tích cực có yêu cầu gì khác với xem xét thông thường. Câu hỏi 7. Liên tưởng, tưởng tượng là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với lập ý, nêu ví dụ minh hoạ. Câu 8: Vận dụng liên tưởng, tưởng tượng viết một đoạn văn tự sự và biểu cảm. Các bài còn lại HS về nhà làm - Nhắc lại những kiểu văn bản đã học ở THCS: Tự sự (miêu tả - biên bản) thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ. - Tóm tắt văn bản tự sự là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xả ra đối với nhân vật chính. - Tóm tắt văn bản thuyết minh phải ngắn gọn, trình bày chính xác những ý chính của văn bản được tóm tắt. Tóm tắt phải trung thnàh với nguyên bản. Thực hành tóm tắt Sử thi Đam Săn gọi Mtao Mxây xuống đánh. Mtao Mxây múa gươm trước vụng về không đâm trúng Đam Săn . Đam Săn múa nhưng không đâm thủng thịt Mtao Mxây. Trời bày cho Đam Săn, Mtao Mxây ngã. Đam Săn cắt đầu Mtao Mxây. Dân làng tôii tớ Mtao Mxây đi theo Đam Săn. - Lễ ăn mừng chiến thắng. Truyện cổ tích Chử Đồng Tử: Hai Cha con Chử Đồng Tử nghèo khổ đến nỗi chỉ có một cái khố. Cha chết Chử Đồng Tử không nỡ táng trần cho cha. Cuộc gắp gỡ với công chúa Tiên Dung bất ngờ, tự nhiên và hai người nên vợ nên chồng. Chử Đồng Tử học được phép lạ và truyền cho vợ. Một lâu đài nguy nga hiện lên. Vua cha cho là họ có ý làm phản, mang quân đến. Toà nhà bay cả lên trời. Bãi ấy gọi là bãi tự nhiên. Đầm ấy gọi là Đầm Nhất Dạ. Hằng năm nhân dân thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân. Đó là văn học của quần chúng lao động. Văn học dân gian ra đời rất sớm. Nó là bộ phận của nền văn học Việt Nam. Văn học dân gian là văn học của nhiều dân tộc, có nội dung phong phú, là "sách giáo khoa về cuộc sống". Nó cung cấp những tri thức hữu ích góp phần phát huy truyền thống, tốt đẹp như yêu nước, hướng thiện, trong nhân nghĩa, giàu tình thương. Nó đặt nền mong cho nền văn học dân tộc. Nhà thơ học ở ca dao, nhà văn học ở truyện cổ tích. Các tác giả đã tiếp thu sáng tạo về nội dung và hình thức của văn học dân gian. Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng cơ bản. Đó là tính truyền miệng và tính tập thể. Truyền miệng là một phương thức sáng tác, một nhu cầu văn hoá. Đó là nhu cầu sáng tác và cảm nhận trực tiếp, giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng. Sáng tác tập thể là một phương thức. Một tác phẩm lúc đầu của cá nhân lưu truyền từ người này qua người khác, do truyền miệng mà mỗi người thêm bớt để rồi nó là của tập thể. Từ ặyc trưng này, văn học dân gian thường có nhiều dị bản, về nội dung văn học dân gian chỉ quan tâm những gì chung cho cả cộng đồng. Những gì về tư tưởng, tình cảm của cá nhânh dễ bị xoá nhoà, quên đi. Đặc trưng thứ hai của văn học dân gian là ngôn từ và nghệ thuật phản ánh hiện thực. Ngôn ngữ Văn học dân gian thường giản dị. Đó là lời nói, lời hát, lời kể. Nghệ thuật phản ánh xuất phát từ cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của người ngày xưa. Theo họ những nhân vật vô tri cũng biết cảm, biết nói biết nghĩ. Vì thế phản ánh hiện thực của Văn học dân gian theo cách kì ảo, mô tả sự vật, sự việc theo trí tưởng tượng. Những thể loại chính của Văn học dân gian là truyện cổ dân gian, thơ ca dân gian và sân khấu dân gian. Truyện cổ dân gian bao gồm thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Thơ ca dân gian bao gồm dân gian bao gồm ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, hò, vè. Sân khấu dân gian gồm tuồng đồ, chèo, cải lương, múa rối nước, múa rối cạn. Viên Mai bàn về thơ "Hễ làm người thì qúy thẳng, thơ văn thì quý cong", thơ xưa cong. Ví như bài "thăm bạn" của Vương Tử Viên hay người Tống Vinh Mai. Làm thơ vịnh mai mà liên tưởng tới tấm lòng của cây Dương Liễu, con mắt của chú chăn trâu, đấy là cong vậy, chuyên vịnh hoa mai thì thẳng mất rồi. - Một bài văn hay phải có ý mới, có tài liệu phong phú, ý hay. Muốn vậy chỉ có thể nhờ vào quan sát, tích luỹ và thể nghiệm. Quan sát để lắm được sự vật, sự việc mà mắt thường dễ bỏ qua. Đó là những sự thay đổi, ẩn kín, những điều lặp đi lặp lại của mọi sự vật, sự việc. Quan sát ở mọi trạng thái tính , động, bọ phận, toàn thể, đối sánh. Quan sát kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng và biết tích luỹ vốn sống. Vì có tích luỹ vốn sống mới có nguồn ý dồi dào để viết văn. Thể nghiệm là một cách tích luỹ vốn sống quan trọng. Vì thể nghiệm là sự nhạp thânh vào đối tượng biểu hiện niềm vui, nỗi đau của người khác. Muốn miêu tả người keo kiệt thì nhà văn phải tưởng tượng mình là một gã keo kiệt. Quan sát thông thường là quan sát ngẫu hứng bề ngoài, quan sát không có mục đích. Quan sát tích cực là quan sát có mục đích, phát hiện những điều ẩn chứa bên trong sự vật, sự việc. Quan sát còn thấy được quá trình thay đổi và quan sát ở mọi trạng thái. Quan sát tích cực còn kết hợ với liên tưởng, tưởng tượng. a. Liên tưởng là hoạt động tâm lí của con người từ việc này nghĩ sang việc khác, từ người này mà nghĩ đến người kia. Có nhiều cách liên tưởng, tưởng tượng (tương cận, tương đồng đối sách, trái ngược, nhân quả). Trong bài văn liên tưởng thường biểu hiện so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. b. Tưởng tượng cũng là hoạt động tâm lí của con người, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ và sáng tạo hình tượng mới. Thông qua tưởng tượng người ta liên kết các cảm xúc, suy nghi lại với nhau toạ thành hình tượng mới. Có 2 loại tưởng tượng (tái tạo và sáng tạo). Tưởng tượng sáng tạo vô cùng quan trọng với làm văn. Ví dụ: Nguyễn Tuân liên tưởng chợ Đồng xuân - Hà Nội như cái dạ dày của thành phố. Nguyễn Trung Thành liên tưởng dân làng Xô Man như rừng Xà Nu. ý nghĩa mùa xuân Tôi không hiểu vì sao từ rất nhiều năm trở lại đây trong các trang báo tết của ta tự nhiên thiếu hẳn đi hình ảnh con chim én? Những con chim én bé nhỏ, thanh thoát báo tin mùa xuân về, sải những đôi cánh trên những trang báo in màu mộc khổ rộng và hình thức như thiếu một con chim én trong thế giới hội hoạ, mà trên những cánh đồng mới cấy xanh tươi mơn mởn đang vào mùa xuân ở ngoài đời, đàn én cũng thưa thớt đi? Thật ra thì đâu phải như điều tôi vừa nói. Hoàn toàn không phải vậy: Đàn chim én vẫn đông đúc vẫn vẫy cánh bay xập xoè ở ngoài đời! Mỗi lần tống tiễn một năm cũ đi và đón nhận một năm mới về, nghe những người xung quanh nồng nhiệt và thành tâm chúc tụng nhau. Tôi cứ nghĩ mộtt cách đầy ngỡ ngàng lẫn sung sướng rằng: hỏi cái gì anh quan tâm và cho là hệ trọng nhất ở trên đời, thì chắc chắn tôi phải trả lời: Đó là niềm tin lẫn hi vọng khát khao và bất diệt của con người ta vào lẽ phải tình người, cùng mọi điều kiện tốt đẹp như những cánh chim én ngoài đời không bao giờ mất. (Nguyễn Minh Châu) Hoa học trò Phượng không thơm, phượng chưa hẳn là đã đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải là vài cánh; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khin khít bằng muôn vàn con bướm thắm. Mầu hoa phượng chói lọi, sinh sống như sắc máu người. ấy là lời kêu bí của mùa hè; trong nắng chói trang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hảy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa… Người ta trồng hoa phượng trong thành và ngoài thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với phượng bằng bọn cắp sách tới trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi? Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy! Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến! Các chàng vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẫn thẫn như bùi ngùi. Có người bở vào sách ép, có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui cái vui tươi như là làm cho thái quá để che dấu cái sầu uất. Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái gia vui đâu chưa thấy, chỉ thấy xa trường, rời ban buồn biết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc chia rẽ, rẽ chia dưới màu hoa phượng nằm trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một bãi biển sóng chấp choá,… Nhớ một trưa hè gà gáy khan,… Nhớ một thành xưa son uể oải… … Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đến từng giây phút xa bọn học sinh. Hoa rơi, rơi… Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã xa rồi. ( Xuân Diệu) Yêu cầu: Làm đầy đủ

File đính kèm:

  • docOn tap tap lam van(3).doc
Giáo án liên quan