A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có các đoạn thoại.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Trong bài”Tuyên bố thế giới ” trẻ em đang ở trong tình trạng như thế nào?
- Nêu nhiệm vụ cần phải làm?
III. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 27182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Bài 3 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần3 Bài 3
Tiết 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
(Tiếp theo)
*********
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có các đoạn thoại.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Trong bài”Tuyên bố thế giới ……” trẻ em đang ở trong tình trạng như thế nào?
- Nêu nhiệm vụ cần phải làm?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- GV yêu cầu HS đọc truyện cười” Chào hỏi” và trả lời câu hỏi.
- Nhân vật chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
* Trong tình huống giao tiếp khác thì được gọi là lịch sự. Nhưng trong tình huống này thì chàng rễ đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác: không tuân thủ phương châm lịch sự. Vì người được hỏi đang làm việc trên cây cao.
- Để thực hiện đúng phương châm lịch sự cần phù hợp với đặc điểm nào của tình huống giao tiếp?
* Cần chú ý đến yếu tố ngữ cảnh của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhặm mục đích gì?
- Từ truyện cười trên em rút ra bài học gì?
* Để tuân thủ các phương châm hội thoại người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- GV yêu cầu HS đọc 4 câu hỏi mục II SGK và trả lời câu hỏi.
- Hãy cho biết các phương châm hội thoại đã học?
* Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Trong các bài học ấy, những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
* Hai tình huống trong phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống còn lại không tuân thủ.
- Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không?
* Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An.
- Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
* Phương châm về lượng không được tuân thủ( không cung cấp đủ thông tin như An muốn biết)
- Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu?
* Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất(không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), nên Ba phải trả lời chung chung như vậy.
- Giả sử có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối(có thể sắp chết) thì sau khi khám bệnh, bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết hay không?
* Bác sĩ không nên nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.
- Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
* Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất( nói điều mà mình tin là không đúng).
- Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được không? Tại sao?
* Bác sĩ nói dối có thể chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, động viên bệnh nhân để họ lạc quan hơn, có nghị lực hơn sống khoảng thời gian còn lại.
- Tìm tình huống giao tiếp tương tự?
* Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình.
* Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại.
* Khi đánh giá về học lực và năng khiếu của bạn bè.
- Khi nói” Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
* Nếu xét về nghĩa hiển ngôn( nghĩa bề mặt của câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
* Nếu xét nghĩa hàm ẩn( nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức …… ) thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng
- Theo em nên hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào?
* Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này muốn nhắc nhở con người rằng ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống, con người còn có những mối quan hệ thiêng liêng khác trong đời sống tinh thần như quan hệ cha con, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu lứa đôi …… ; vì vậy, không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả.
- GV gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nội dung ghi
I.Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
Ví dụ: Truyện cười” Chào hỏi” SGK/ 36.
-Không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Khi giao tiếp cần chú ý đến ngữ cảnh.
Ghi nhớ: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp( Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
1/ Câu hỏi 1: SGK/ 37
2/ Câu hỏi 2: SGK/ 37
3/Câu hỏi 3: SGK/ 37.
4/ Câu hỏi 4: SGK/ 37.
Ghi nhớ: Việc không tuân thủ các pương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
1/. Bài tập 1: Đọc mẫu chuyện và trả lời:
- Đối với cậu bé năm tuổi thì ông bố nói” Tuyển tập Truyện ngắn Nam Cao” làm cho cậu bé không hiểu, là viễn vông, mơ hồ; vì vậy,câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
- Tuy nhiên, đối với những người đã đi học thì đây có thể là câu trả lời đúng.
2/ Bài tập 2: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
-Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt là bất hoà với lão Miệng. Thái độ và lời nói đó không tuân thủ phương châm lịch sự. Nó không thích hợp với tình huống giao tiếp.
- Việc không tuân thủ phương châm ấy không có lý do chính đáng vì theo nghi thức giao tiếp, mỗi khi đến nhà ai trước hết phải chào hỏi chủ nhà sau đó mới nói đến những vấn đề khác cần trao đổi. Trong trường hợp này, bốn người Chân, Tay, Tai, Mắt đến nhà Miệng lại không chào hỏi mà còn nói những lời nặng nề, giận dữ.
IV. Củng cố:
Nhắc lại hai ghi nhớ đã học.
V. Dăn dò:
1/. Học thuộc bài.
2/. Chuẩn bị làm bài viết hai tiết về văn thuyết minh.
- Cây lúa Việt Nam.
- Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
- Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY13.DOC