Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30, tiết 146 đén tiết 150

Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: xem bài và soạn theo câu hỏi ở sách giáo khoa.

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ:

 Tóm tắt văn bản “Những ngôi sao xa xôi”.

 Qua câu chuyện về 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, em hình dung và có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

(Sống có lí tưởng, tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ hi sinh có cuộc sống nội tâm phong phú, cao đẹp; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến, vào tương lai của dân tộc).

Bài mới: Giới thiệu tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của Đe-ni-ơn Đi phô, nhà văn nước Anh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30, tiết 146 đén tiết 150, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30: Tiết 146 Roâ-bin-xôn ngoaøi ñaûo hoang Đe-ni-ơn Đi-phô Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem bài và soạn theo câu hỏi ở sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt văn bản “Những ngôi sao xa xôi”. Qua câu chuyện về 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, em hình dung và có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? (Sống có lí tưởng, tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ hi sinh có cuộc sống nội tâm phong phú, cao đẹp; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến, vào tương lai của dân tộc). Bài mới: Giới thiệu tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của Đe-ni-ơn Đi phô, nhà văn nước Anh. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả. Hoạt động 2: Giới thiệu xuất xứ văn bản. Hướng dẫn học sinh đọc. Tìm bố cục. (Qua 4 phần ta nhận rõ các đường nét bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn). Xác định ngôi kể (Rô-bin-xơn xưng “tôi”). Hoạt động 3: Ngoài phần mở đầu dẫn dắt độc giả đến với bức chân dung, Rô-bin-xơn đã kể điều gì trước? Sau đó? Cuối cùng? (Trang phục: mũ, quần áo…) Số lượng câu dùng để nói đến diện mạo của Rô-bin-xơn? (Số câu, số dòng không nhiều). Về diện mạo, Rô-bin-xơn tả kĩ nét nào? (Bộ ria mép – tả kĩ). Thông thường, trong bức tự hoạ chân dung gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhưng vì sao Rô-bin-xơn không nói gì đến mặt, mũi, miệng, tóc tai mà chỉ kể về bộ ria mép? (Chiều dài và hình dáng kì quái khiến mọi người khiếp sợ; Ngôi kể 1 nên chỉ kể những gì mình thấy). Nhận xét về diện mạo của Rô-bin-xơn “vị chúa đảo” sau 15 năm sống trên đảo hoang? Bức chân dung đọc lên có vẻ vui vui, ngồ ngộ nhưng đằng sau nó là cả một cuộc sống khó khăn của Rô-bin-xơn. Những khó khăn ấy thể hiện qua chi tiết nào? (Trang phục, trang bị). Phân tích một vài chi tiết để làm rõ cuộc sống gian nan của Rô-bin-xơn. (…làm cho giày mũ, quần áo trước kia rách tan hết, quần áo không phải may mà đúng hơn là buộc túm lại – Mưa nắng vùng xích đạo khắc nghiệt, với một người chỉ quen sống ở miền ôn đới – Anh ta thấy Rô-bin-xơn phải chuẩn bị kĩ càng đối phó). Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật? Đoạn Rô-bin-xơn kể về bộ ria mép ta thấy thái độ của chàng? (hài hước – so sánh). Từ tinh thần ấy chúng ta rút ra bài học gì? (Ý chí con người trước hoàn cảnh khó khăn: phấn đấu vươn lên, bám chắc cuộc sống không phải sống lay lắt mà để khuất phục thiên nhiên). I. Tác giả, tác phẩm * Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) nhà văn lớn của nước Anh thế kỉ XVIII. Tài năng văn học của Đi-phô thực sự nở rộ khoảng năm ông 60 tuổi. * Cuốn tiểu thuyết đầu tay Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) nổi tiếng nhất. II. Tìm hiểu chung về văn bản * “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích từ tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” viết dưới hình thức tự truyện. * Phương thức biểu đạt: tự sự. * Bố cục: 4 phần Đoạn 1: Mở đầu dẫn dắt độc giả → bức chân dung. Đoạn 2, 3: Trang phục của Rô-bin-xơn. Tiếp → “bên khẩu súng của tôi” Trang bị của Rô-bin-xơn. Còn lại: diện mạo… III. Phân tích 1. Diện mạo của Rô-bin-xơn Trang phục: mũ, quần áo giày dép… → đều làm bằng da dê. Trang bị: những vật dụng mang theo. Cuối cùng: diện mạo: “Râu ria của tôi…gang tay”. “Hàng ria ở môi trên…kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì”. → Kì khôi, lạ lùng là kết quả của những năm tháng chinh phục tạo lập cuộc sống cho mình từ muôn vàn khó khăn gian khổ. 2. Cuộc sống gian lao sau bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn Trang phục đều bằng da dê → thời tiết, khí hậu xích đạo thật khắc nghiệt. Sống một mình ngoài đảo hoang khoảng 15 năm. Nhờ trang bị còn giữ lại → duy trì cuộc sống. 3. Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Không bi quan chán nản: kể về trang phục kì dị, trang bị lỉnh kỉnh một cách hài hước càng làm nổi rõ chân dung một vị chúa đảo. Tự hào, lạc quan về cuộc sống của mình nơi đảo hoang. → Ý chí mạnh mẽ, phấn đấu vươn lên khắc phục thiên nhiên. * Ghi nhớ: sách giáo khoa. Củng cố, dặn dò: Ở Việt Nam cũng có tấm gương chiến thắng hoàn cảnh ở đảo hoang là ai? (Mai An Tiêm – cổ tích). Dặn dò: soạn bài “Bố của Xi mông”. Ký duyệt Tiết 147 – 148: Toång keát veà ngöõ phaùp Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại; cụm từ, thành phần câu; các kiểu câu. Hệ thống hoá thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: xem lại kiến thức ngữ pháp đã học từ lớp 6. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: Giúp các em nắm chắc kiến thức đã học về phần ngữ pháp. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Kể tên các từ loại chính đã học. Danh từ trong tiếng việt chia làm mấy loại từ chính? (Học sinh trình bày). Thế nào là động từ? Động từ được phân loại như thế nào? Thế nào là tính từ? Phân loại? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa. Dựa vào đặc điểm của các từ loại để xác định. Thêm từ. Hướng dẫn bài tập 3: xác định khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ. Yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng tổng kết về khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT. (Bảng phụ). Xác định đặc điểm vốn có của các từ in đậm đã cho. Kể tên các từ loại khác (9). (Số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ). (Quan hệ từ có: Quan hệ sở hữu (của). Quan hệ phương tiện (bằng). Quan hệ vị trí (ở trên bàn). Quan hệ liệt kê (và). Quan hệ cùng chung (với). Quan hệ tương phản (nhưng). Quan hệ đối chiếu (còn nó). Quan hệ mục đích (để…) Quan hệ nguyên nhân (vì…) (Tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hả, chăng... Tạo câu cầu khiến: đi, nào với. Tạo câu cảm thán: thay ,sao! Biểu thị cảm xúc, ứng xử: ạ, nhé…) (Có khả năng làm câu đặc biệt). Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Điền vào bảng. (Học sinh tự làm). Hoạt động 2: Có những cụm từ nào? (DT, ĐT, TT). Hướng dẫn làm bài tập 1, 2, 3. Bài 1: kết hợp phó từ đứng trước: đã, sẽ, vừa. Bài 2: thêm lượng từ đứng trước. Bài 3: kết hợp với từ chỉ mức độ. I. TỪ LOẠI 1. Danh từ, động từ, tính từ a./ Lí thuyết: * Danh từ: chia làm 2 loại lớn: DT chỉ đơn vị: dùng để chỉ các đơn vị để tính đếm, đo lường sự vật. Chia thành: + DT chỉ đơn vị tự nhiên (gọi là loại từ): cái, con, tấm, bức, hòn, cục, tụi, nhóm… + DT chỉ đơn vị qui ước: DT chỉ đơn vị chính xác: mét, Gồm có gam, lít… DT chỉ đơn vị ước chừng: bát, cốc, thùng… DT chỉ sự vật: dùng để chỉ tên người, vật, hiện tượng, khái niệm…được chia làm 2 loại: + DT chung: dùng làm tên gọi cho một loại sự vật cùng loại. + DT riêng: tên gọi riêng cho từng cá thể sự vật, tên người, cơ quan,… * Động từ: là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật, có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng vẫn, cứ, hẵng đừng, chớ…và làm vị ngữ trong câu. Phân loại động từ Động từ ĐT tình thái ĐT hành động, trạng thái ĐT hành động ĐT trạng thái * Tính từ: là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất, có khả năng kết hợp rất, quá, lắm,…thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm DT, ĐT. Phân loại: Tính từ không đi kèm từ chỉ mức độ. Tính từ có thể đi kèm từ chỉ mức độ. b./ Bài tập: Bài tập 1: (trang 130) a. Hay – TT b. Nghĩ ngợi – ĐT. Đọc – ĐT. Lần – DT d. Đột ngột – TT. c. Lăng – DT. Phục dịch – ĐT e. Phải – TT. Làng – DT Sung sướng – TT. Đập – ĐT Bài tập 2: (trang 130 – 131) (c) hay (a) cái (lăng) (c) đột ngột (b) đọc (b) phục dịch (a) ông (giáo) (a) lần (a) làng (c) phải (b) nghĩ ngợi (b) đập (c) sung sướng Đứng sau (a) là DT (b) là ĐT. (c) là TT. Bài tập 3: (131) DT có thể đứng sau các từ nhóm (a). ĐT có thể đứng sau các từ nhóm (b). TT có thể đứng sau các từ nhóm (c). Bài tập 4: (131) (Học sinh điền vào bảng). Bài tập 5: (131) Tròn (TT) → (ĐT). Lí tưởng (DT) → (TT). Băn khoăn (TT) → (DT). 2. Các loại từ khác a./ Số từ: Từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự. Số từ chỉ số TT đi sau DT (thứ nhất); phân biệt với DT chỉ số lượng: chục, đôi, tá, trăm nghìn…Những DT này có số từ đứng trước. Số từ chỉ lượng chính xác, chỉ lượng ước chừng (vài, dăm…) b./ Đại từ: Những từ dùng để thay thế cho người, sự vật. Đại từ để trỏ: ai, Đại từ xưng hô (ngôi 1, 2, 3). c./ Lượng từ: Từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát (những, mỗi, mọi…) Chỉ ý toàn thể: tất cả, cả… Chỉ ý tập hợp, phân phối: mọi, mỗi, từng… d./ Chỉ từ: Dùng để trỏ vào sự vật, xác định sự vật theo các vị trí không gian, thời gian (này, nọ, kia, ấy) làm phụ ngữ sau cho cụm DT. e./ Phó từ: những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho ĐT và TT (không có khả năng làm thành phần chính). Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ, sắp… Phó từ chỉ sự so sánh, tiếp diễn: cùng, vẫn, cứ… Phó từ chỉ mức độ: rất, quá, hơi, khí… Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định: không, chưa,… Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng,… Phó từ chỉ kết quả: mất, được, ra, đi… Phó từ chỉ tần số: thường, năng, hiếm, luôn luôn… Phó từ chỉ tình thái, đánh giá: vụt, bỗng, đột nhiên, thình lình, thoắt… g./ Quan hệ từ: dùng để nối các bộ phận câu, đoạn → biểu thị quan hệ khác nhau giữa chúng. Quan hệ từ dùng thành cặp → cặp quan hệ từ. + Vì…nên. + Nếu…thì. + Tuy…nhưng. + Để…thì… h./ Trợ từ: Chuyên đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc nêu ý nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị (chính, ngay, là, có ngay,…). i./ Tình thái từ: từ dùng để tạo ra các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và biểu thị tình cảm, cảm xúc, cách ứng xử của người nói. k./ Thán từ: Dùng để làm tiếng gọi – đáp, than, hay dấu hiệu để biểu thị cảm xúc khác nhau: ôi, a, trời ơi, chao ôi, ô hay, dạ, vâng, ơi… Bài tập Bài tập 1 (trang 132) Số từ: ba, năm. Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ. Lượng từ: những. Chỉ từ: ấy, đâu. Phó từ: đã, mới, đang, đã. Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như. Trợ từ: chỉ, ngay, cả, chỉ. Tình thái từ: hả. Thán từ: trời ơi. Bài tập 2 (trang 133) Từ chuyên dùng cuối câu NV: à, ư, hả, hử,…→ tình thái từ. B. CỤM TỪ 1. Lí thuyết * Cụm DT: Phần trước (phụ ngữ trước) Phần trung tâm Phần sau (phụ ngữ sau) t2 t1 T1 T2 S1 S2 Tất cả Những một ảnh hưởng nhân cách quốc tế rất VN đó Chú thích: t2 – tổng lượng; t1 – số lượng T1 – DT đơn vị; T2 – DT. S1 – nêu đặc điểm; S2: xác định vị trí sự vật * Cụm ĐT: Phần trước (phụ ngữ trước) Phần TT (ĐT) Phần sau (phụ ngữ sau) * Cụm TT: Phần trước (phụ ngữ trước) Phần TT (TT) Phần sau (phụ ngữ sau) 2. Bài tập: (Học sinh viết vào vở ghi). Củng cố, dặn dò: Xem bài Ôn tập ngữ pháp (tiếp theo). Ký duyệt Tiết 145: Luyeän taäp vieát bieân baûn Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Nhắc lại đặc điểm biên bản và cách viết biên bản. + Biên bản nhằm mục đích gì? + Người viết biên bản có trách nhiệm và thái độ như thế nào? + Lời văn và cách trình bày có gì đặc biệt? Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 1. Cho học sinh chép lại biên bản ở bài tập 1. (Gợi ý: các dữ liệu cần có của một biên bản, đặc biệt là phần nội dung đã đầy đủ chưa? (Đủ – nhưng chưa theo trình tự). Còn thiếu mục nào của biên bản? Hãy sắp xếp lại thành một biên bản). Phần nội dung có những nội dung cụ thể gì? Bài tập 3: ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn. (Học sinh thảo luận để thống nhất nội dung). (Học sinh ghi lại biên bản vào vở học). I. Ôn lại lí thuyết: Đặc điểm của biên bản. Cách viết biên bản. II. Bài tập Bài tập 1: (Học sinh tự ghi). Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn. a./ Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm diễn ra hội nghị, thành phần tham dự. b./ Phần nội dung: Cô Lan khai mạc, yêu cầu và nội dung hội nghị. Bạn Huệ báo cáo tình hình… Báo cáo kinh nghiệm học môn Ngữ văn. Tập thể trao đổi bổ sung. Thông qua chỉ tiêu phấn đấu. Cô Lan tổng kết… c./ Kết thúc Bài tập 2: Ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua (Bài tập về nhà). Bài tập 3: Thành phần tham dự bàn giao. Nội dung bàn giao: + Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần. + Nội dung công việc cần làm trong tuần tới. Phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao. Bài tập 4: Dựa vào văn bản 2 trang 124 – 125 để viết. Củng cố, dặn dò: Ghi nhớ đặc điểm và cách viết biên bản. Làm bài tập số 2, 4 (trang 136). Ký duyệt Tiết 145: Hôïp ñoàng Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Phân tích được đặc điểm, mục đích, tác dụng của hợp đồng. Viết được một hợp đồng đơn giản. Có ý thức soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận kí kết. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập 2, 4 (trang 136). Bài mới: Trong làm ăn, đặc biệt hoạt động kinh doanh buôn bán để ràng buộc lẫn nhau và bảo đảm công việc thu được kết quả tốt, tránh thiệt hại hai bên…cần có loại giấy tờ gì? (Hợp đồng). Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc văn bản trong sách giáo khoa (trang 136). Vậy tại sao cần có hợp đồng? (Thoả thuận trách nhiệm, quyền hạn đôi bên…) Hợp đồng ghi lại nội dung gì chủ yếu? (Thoả thuận một số điều khoản mua bán sách). Hợp đồng phải đạt yêu cầu gì? Kể tên một số hợp đồng mà em biết. (Hợp đồng lao động, kinh tế, cung ứng vật tư, mua bán sản phẩm, đào tạo cán bộ…) Hoạt động 2: (Học sinh thảo luận). Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao? Cách thức trình bày từng nội dung như thế nào? Cách dùng từ ngữ và cách viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt? Cách ghi nội dung trong phần này? (Ngắn gọn, chính xác, cụ thể rõ ràng mang tính pháp lí). Lời văn trong hợp đồng như thế nào? (Chặt chẽ, chính xác). Hoạt động 3: Học sinh chọn tình huống để làm. I. Đặc điểm của hợp đồng Thoả thuận trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ đôi bên → thực hiện đúng thoả thuận cam kết. Nội dung: Thiết lập; thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với một số công việc liên quan. Yêu cầu: + Tuân theo điều khoản của pháp luật. + Cụ thể, chính xác, câu chữ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. + Người kí kết phải là người đại diện có đủ tư cách pháp lí. II. Cách làm hợp đồng: 3 phần 1. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ. Tên hợp đồng. Thời gian, địa điểm. Họ tên, chức vụ, địa chỉ các bên kí kết hợp đồng (bên A & B). 2. Phần nội dung: Điều 1: Điều khoản chung ghi vắn tắt. Điều 2: Trách nhiệm nghĩa vụ bên A. Điều 3: Trách nhiệm nghĩa vụ bên B. Điều 4: Phương thức thanh toán 2 bên. Điều 5: Hiệu lực của hợp đồng. 3. Phần kết thúc: Chữ kí, chức vụ, họ tên đại diện 2 bên kí kết, xác nhận dấu bên A (góc trái), B (góc phải). * Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 138. III. Luyện tập: Bài tập 1, 2. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại đặc điểm và cách làm hợp đồng. Làm bài tập 2. Xam bài Luyện tập viết hợp đồng. Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 30.doc