Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, tiết 156 đến tiết 160

Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những xảm xúc tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: soạn trước câu hỏi trong sách giáo khoa.

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ: Ở lớp 8, em đã được học tác phẩm nào của nhà văn Mĩ?

(O Henri).

Bài mới: “ Tiếng gọi nơi hoang dã” là tiểu thuyết nổi tiếng của G. Lân-đơn trong đó có đoạn trích.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, tiết 156 đến tiết 160, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32: Tiết 156: Con choù Baác Grăc Lân-đơn Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những xảm xúc tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: soạn trước câu hỏi trong sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Ở lớp 8, em đã được học tác phẩm nào của nhà văn Mĩ? (O Henri). Bài mới: “ Tiếng gọi nơi hoang dã” là tiểu thuyết nổi tiếng của G. Lân-đơn trong đó có đoạn trích. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm qua phần chú thích sách giáo khoa. Giới thiệu xuất xứ văn bản. Nội dung của đoạn trích. Hoạt động 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (tự sự) Văn bản có thể chia làm mấy phần. Chỉ ra mối quan hệ giữa phần 2 và 3 (chủ yếu nhà văn nói về tình cảm của Bấc đối với chủ). Hoạt động 3: Cách cư xử của Thooc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện qua chi tiết nào? Tình cảm ấy còn biểu hiện như thế nào nữa? (dùng lối rủa yêu). Tình cảm của Thooc-tơn biểu hiện càng rõ rệt hơn qua chi tiết nào? Hình dung như thế nào về mối quan hệ giữa Thooc-tơn và Bấc? (Ngay trong ý nghĩ và tình cảm dường như anh không xem Bấc chỉ là con chó mà là người hẳn hoi,…) Trong đoạn văn nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc, nhà văn dùng cách nói nào? Nhằm khẳng định điều gì? (So sánh). Mục đích của văn bản này là Lân-đơn muốn nói tình cảm của Bấc đối với chủ nhưng tại sao nhà văn lại nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc trước? (Sáng tỏ tình cảm của Bấc đối với anh, không phải đối với người chủ nào Bấc cũng đối xử tốt). Nêu những biểu hiện khác nhau của Bấc đối với chủ? (Trong tình cảm của Bấc còn có cả sự lo âu mơ hồ vì nó đã qua tay nhiều ông củ nhưng không một ai đối xử tốt với nó như Thooc-tơn.) Qua cách viết của tác giả về tình cảm của Bấc đối với chủ, em có nhận xét gì về năng lực quan sát của nhà văn? (Nhận xét tinh tế, tỉ mỉ để khắc hoạ từng con chó. Tách riêng từng con để tạo cho Bấc một nét riêng). Tạo ra một thế giới “nội tâm” của loài vật, theo em tác giả còn phải là người như thế nào? (Yêu thương loài vật và có trí tưởng tượng tuyệt vời). Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua văn bản? (Tình cảm chân thành, tấm lòng yêu thương con người có sức cảm hoá lớn → ý nghĩa nhân văn). I. Tác giả, tác phẩm * G. Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, là tác giả của nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm viết về loài vật. * “Con chó Bấc” là đoạn trích trong tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903). Đoạn trích kể về tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc và miêu tả tình cảm đặc biệt như một sự tôn thờ của Bấc đối với chủ. II. Bố cục văn bản và phương thức biểu đạt Phần mở đầu (đoạn 1). Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc (đoạn 2). Tình cảm của Bấc đối với chủ (đoạn 3). III. Phân tích 1. Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc Anh đối xử với chúng “như thể là con cái của anh vậy”. Biểu hiện đặc biệt: chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào, túm chặt lấy đầu Bấc…đẩy tới đẩy lui. “Tiếng rủa rủ rỉ bên tai” → con Bấc rất tinh, nó nhận ra “những lời nói nựng âu yếm”. Kêu lên trân trọng “Trời đất…biết nói” → mối quan hệ gắn bó như là đồng loại, là con anh, bạn anh. Anh là “một ông chủ lí tưởng”. 2. Những biểu hiện tình cảm của Bấc đối với chủ. Ngậm bàn tay chủ…→ cách biểu hiện tình cảm của loài chó: yêu quý đối với chủ. Nằm hàng giờ dưới chân chủ “mắt háo hức tỉnh táo…” “nằm xa hơn…” theo dõi quan sát từng động tác… Tôn thờ chủ, sung sướng khi được chủ vuốt ve, không rời chủ. * Nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng phong phú → tạo nên một thế giới “tâm hồn” của con chó Bấc. * Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 154. Củng cố, dặn dò: Học bài và soạn bài “Bắc sơn”. Ký duyệt Tiết 157: Kieåm tra Tieáng Vieät Mục tiêu bài học: Kiểm tra kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà học sinh đã học ở HKII. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học, lập bảng thống kê. Lên lớp: Ổn định. Câu hỏi kiểm tra: 1. Xác định khởi ngữ trong các câu sau: a./ “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết…cái mới”. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới). b./ Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi…xích đạo. (Đe-ni-ơn Điphô). 2. Chỉ rõ các thành phần biệt lập: Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – cháu Huệ có gửi lại chìa khoá cho cụ. Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ? Dạ, con cũng thấy như hôm qua… 3. Đoạn văn sau có sử dụng phép liên kết nào? Chỉ rõ. “Tôi thích nhiều bài…thích nhiều.” (Lê Minh Khuê). 4. Tìm hàm ý trong đoạn văn sau: Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: Vâng mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia, trên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. a./ Câu nói (phần gạch chân) vi phạm phương châm hội thoại nào? b./ Người hoạ sĩ suy hàm ý gì từ câu nói đó. Hàm ý được suy ra như vậy có đúng không? Vì sao? 5. Sử dụng hàm ý có tác dụng gì? Yêu cầu và biểu điểm: 1./ Xác định đúng khởi ngữ. a./ 1đ. b./ 1đ. 2./ Chỉ rõ các thành phần biệt lập. Phụ chú (1đ). Gọi đáp (1đ). 3./ Chỉ được phép liên kết (lặp từ) 2đ. 4./ Vi phạm phương châm hội thoại: quan hệ 1đ. Tìm hàm ý của người hoạ sĩ đúng: 1đ. Không đúng (vì người con trai cắt hoa) 1đ. 5./ Tác dụng: Đảm bảo lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra. Ký duyệt Tiết 158: Luyeän taäp vieát hôïp ñoàng Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng. Viết được một hợp đồng thông dụng, nội dung đơn giản. Cẩn trọng trong việc soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc khi kí kết hợp đồng. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của hợp đồng. Cách viết hợp đồng. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Theo câu hỏi sách giáo khoa (I) (trang 157). Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa. Lập một hợp đồng dựa trên những thông tin cho sẵn (bài tập 2). (Nhận xét về thông tin). Giáo viên gợi ý phần nội dung. I. Ôn tập lí thuyết Mục đích và tác dụng của hợp đồng. (Làm ăn, kinh doanh, thoả thuận…) Hợp đồng gồm: + Tên hợp đồng. + Thời gian, địa điểm các chủ thể đại diện tham gia kí kết hợp đồng. + Các điều khoản. + Các qui định hiệu lực hợp dồng. (Mấy bản, giá trị pháp lí, thời hạn, cam kết…). II. Luyện tập Bài tập 1: Chọn cách diễn đạt: chính xác, rõ nghĩa. a./ Cách 1. b./ Cách 2. c./ Cách 2. d./ Cách 2. Bài tập 2: a./ Nhận xét về thông tin: Thiếu phần mở đầu (tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm) và phần kết thúc (chữ kí 2 bên). Nội dung các điều khoản chưa đủ. Sắp xếp theo thứ tự chưa đúng. b./ Lập hợp đồng: Nội dung: Tiêu ngữ, tên hợp đồng. Hôm nay, ngày……tại….. Chúng tôi gồm Người cho thuê Người cần thuê (Tên, địa chỉ, CMND…) Hai bên thoả thuận kí kết hợp đồng cho … theo các điều khoản sau. Điều 1. Nội dung giao dịch: cho thuê xe, cần thuê xe. Điều 2. Trách nhiệm của người có xe cho thuê Giao cho người cần thuê 1 xe…, sử dụng tốt. Xe có đủ giấy tờ sở hữu. Điều 3. Trách nhiệm của người cần thuê Kiểm tra giấy tờ, giao CMND cho người chủ xe giữ. Trong thời gian thuê xe phải giữ gìn xe, nếu mất phải bồi thường theo giá trị quy định là 1.000.000đ, nếu hỏng phải sửa chữa lại đúng như lúc thuê xe. Không cho ai mượn, phải trả xe đúng thời gian. Điều 4. Thời gian cho thuê xe là 3 ngày (từ…giờ ngày…đến…) Giá 10.000đ x 3 ngày đêm = Sau khi trả xe phải thanh toán tiền, nếu trả chậm 1 giờ trả thêm 1.000đ. Nếu không thuê hết thời gian thì thanh toán theo thời gian đã thuê. Điều 5. Hiệu lực hợp đồng Hiệu lực trong 3 ngày. Hợp đồng lập thành 2 bản giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. Người cho thuê Người thuê. Ký duyệt Tiết 159 – 160: TỔNG KẾT: Vaên hoïc nöôùc ngoaøi Mục tiêu bài học: Giúp học sinh tổng kết, ôn tập môt số kiến thức về những văn bản văn học nước ngoài đã học từ lớp 6 → 9 (hệ thống hoá). Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: sạon theo câu hỏi sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê (19 văn bản văn học nước ngoài). Hoạt động 2: Nội dung tác phẩm văn học nước ngoài phong phú đa dạng như thế nào? Bồi dưỡng cho ta tình cảm gì? Bồi dưỡng tình cảm gì? (Tình cảm đẹp yêu cái thiện, ghét cái ác…) Hoạt động 3: Cung cấp kiến thức về nghệ thuật? I. Lập bảng thống kê tác phẩm văn học nuứơc ngoài từ lớp 6 → 9 Thơ: 5 bài. Kịch: 1 bài. Bút kí chọn lọc: 1 bài. Truyện ngắn, tiểu thuyết: 10 bài. Nghị luận xã hội: 1 bài. Nghị luận văn chương: 1 bài. II. Nội dung 1. Mang đậm sắc thái; phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới Cối xay gió ở Châu Âu. Chó kéo xe trượt tuyết cho người tìm vàng ở Châu Mĩ. Cây thông, ông già Nôen, ngỗng quay trong đêm giao thừa. 2. Đề cập đến nhiều vấn đề nhân sinh: Giấc mơ đẹp của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Lòng nhân hậu của hoạ sĩ đã sáng tạo… Tình bạn tuổi thơ trong sáng… “Những đứa trẻ…” Ý chí nghị lực con người chiến thắng thiên nhiên đảo… Tình cảm quê hương, khát khao sự tốt đẹp… III. Nghệ thuật: Nghệ thuật thơ Đường (thơ Trung Quốc). Lối thơ văn xuôi (Tagor). Bút kí chọn lọc (Êrenbua). Nghệ thuật hài kịch. Phong cách tự sự. Kiểu nghị luận (Ruxô, Ten, Êrenbua). Củng cố, dặn dò: Xem lại kiến thức đã học. Chuẩn bị bài “Bắc sơn”. Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 32.doc