Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33, tiết 162 đến tiết 166

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 vở kịch “Bắc sơn”, xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

 Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.

 Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: xem trước bài học.

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ: Đọc tên tác phẩm (kèm tên tác giả) VHNN đã học ở NV lớp 9.

Bài mới: Chương trình NV lớp 8 các em đã học vở hài kịch của Môlie (Ông Guốc-đanh mặc lễ phục). Lớp 9 chúng ta sẽ tìm hiểu hai đoạn trích của vở kịch nói hiện đại là

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33, tiết 162 đến tiết 166, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33: Tiết 161 – 162: Baéc sôn Nguyễn Huy Tưởng Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 vở kịch “Bắc sơn”, xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Đọc tên tác phẩm (kèm tên tác giả) VHNN đã học ở NV lớp 9. Bài mới: Chương trình NV lớp 8 các em đã học vở hài kịch của Môlie (Ông Guốc-đanh mặc lễ phục). Lớp 9 chúng ta sẽ tìm hiểu hai đoạn trích của vở kịch nói hiện đại là… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc chú thích → tìm hiểu tác giả. Hoạt động 2: Căn cứ vào chú giải em rút ra những điểm chính của thể loại kịch. Phân chia các thể loại trong kịch như thế nào? (Ca kịch, kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch, kịch ngắn, kịch dài…) Vở kịch có cấu trúc? (Hồi: 1 biến cố hay sự kiện – không thay đổi bài trí sân khấu Lớp: 1 bộ phận của hồi; nhân vật không thay đổi trên sân khấu). Chèo “Quan âm thị kính” có phải là thể loại kịch? (Ca kịch). Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi 4? (Sau cuộc đối thoại với Thơm, Ngọc cùng đồng bọn đi lùng bắt Thái và Cửu – 2 chiến sĩ cách mạng đang trốn khi cuộc khởi nghĩa Bắc sơn bị giặc Pháp đàn áp…). Hoạt động 3: Đọc phân vai, cần diễn tả đúng tâm lí và tính cách của từng nhân vật. Trong các lớp kịch hồi 4 tác giả đã xây dựng xung đột nào? Xung đột này diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Cuộc khởi nghĩa đang bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng chiến sĩ cách mạng). Xung đột trong hồi 4 bộc lộ qua tình huống nào? (Chạy nhầm vào nhà Ngọc, hai người cán bộ đang trốn trong buồng của Thơm và cố tìm mọi cách che chắn. Cuộc đối thoại bên ngoài vẫn là câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ nhưng bên trong là sự khôn khéo của Thơm để che mắt Ngọc nhằm bảo vệ cán bộ cách mạng). Nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở hồi trước để hiểu thêm về hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật Thơm. (Đồng tiền từ những việc truy lùng chiến sĩ cách mạng, Ngọc sẵn sàng thoả mãn những nhu cầu ăn diện của vợ như tậu nhà, đánh nhẫn, may mặc…). Tâm trạng của cô như thế nào? (Đối với gia đình, đối với Ngọc). Trong tình huống bất ngờ xảy ra, buộc phải lựa chọn, cô đã có thái độ và hành động như thế nào? Từ hành động đó giúp ta hiểu thêm gì về cô? (Có bản chất lương thiện + sự quý mến của cô đối với Thái + sự hối hận → khiến cô hành động mau lẹ và khôn ngoan, không sợ hiểm nguy – tìm chi tiết trong kịch. Cũng chính lúc này cô hiểu rõ sự xấu xa của chồng → hành động chủ động của cô ở hối cuối…cô luồn tắt rừng báo tin cho du kích kịp thời đối phó). Nhân vật Thơm đã có sự chuyển biến như thế nào trong các lớp kịch này? (Đặt vào tình huống gay cấn → bộc lộ đời sống nội tâm day dứt, ân hận nhân vật có sự lựa chọn dứt khoát đúng về phía cách mạng). Sự chuyển biến ấy có ý nghĩa gì? Bản chất của nhân vật Ngọc là gì? Tác giả dùng thư pháp nào để bộ lộ rõ bản chất của nhân vật này? (Đối lập). Nhân vật Thái và Cửu đều là cán bộ cách mạng nhưng tính cách của họ có nhứng nét khác nhau như thế nào? (Nhân vật phụ, bị truy đuổi trong tình thế nguy kịch, chạy nhầm…) Qua việc xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật, em hãy nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng? I. Tác giả, tác phẩm * Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở Đông Anh – Hà Nội, là nhà văn, nhà viết kịch đã có tác phẩm được chú ý từ trước năm 1945. Đề tài sáng tác: lịch sử và cách mạng. * “Bắc sơn” – viết năm 1946 gồm 5 hồi là vở kịch nói cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau CMT8 1945. Vở kịch lấy đề tài là cuộc khởi nghĩa Bắc sơn năm 1940. Nhân vật trong vở kịch chủ yếu là những người trong gia đình cụ Phương – người nông dân dân tộc Tày và một số nhân vật khác. II. Tìm hiểu thể loại kịch và đoạn trích * Kịch là một trong 3 loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch) đồng thời là một loại hình nghệ thuật sân khấu. Phương thức thể hiện của kịch là ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không thông qua người kể chuyện. Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch. Các thể loại kịch. Cấu trúc vở kịch. * Tóm tắt sự việc và hành động của hai lớp kịch trích ở hồi 4. III. Phân tích 1. Tìm hiểu xung đột và hành động trong kịch Xung đột giữa cách mạng – kẻ thù. Xung đột diễn ra trong nội tâm của nhân vật Thơm, đã có bước ngoặt quan trọng → đứng hẳn về phía cách mạng. Xung đột bộc lộ qua tình huống căng thẳng bất ngờ diễn ra trong một chuỗi các hành động có quan hệ gắn kết với nhau → hành động kịch. 2. Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm * Hoàn cảnh: Là vợ Ngọc – tên nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Quen cuộc sống an nhàn, sống dựa vào chồng, đứng ngoài cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi, Thơm hiểu rõ bộ mặt Việt gian của Ngọc. * Tâm trạng và hành động Day dứt, ân hận trước hoàn cảnh gia đình… Băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc càng tăng (dò xét ý nghĩ và hành động…) Che dấu Thái và Cửu ngay trong buồng mình, tìm cách bảo vệ họ. → Có sự chuyển biến: từ đấu tranh tư tưởng → hành động cụ thể. * Ý nghĩa: phản ánh con đường đi lên của người ở vị trí trung gian đến với cách mạng. Khẳng định: cách mạng không thể tiêu diệt, nó thức tỉnh quần chúng ngay cả khi gặp khó khăn nhất. 3. Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu * Nhân vật Ngọc: Tên nho lại địa vị thấp kém, ham muốn địa vị, quyền lợi, tiền tài, làm tay sai cho Pháp. Che dấu bản chất độc ác, hành động bằng cách chiều chuộng vợ. → Nhân vật phản diện, tính cách không đơn giản. * Nhân vật Thái và Cửu: Thái: bình tĩnh, sáng suốt, củng cố lòng tin của Thơm vào cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy thiếu chín chắn → nghi ngờ Thơm…→ hiểu Thơm và tin Thơm… 4. Nghệ thuật kịch Xây dựng tình huống căng thẳng, bất ngờ bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển. Xung đột gay gắt, đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, xung đột căng thẳng trong nội tâm của Thơm → bước ngoặt quan trọng. Ngôn ngữ đối thoại, nhịp điệu, giọng điêu khác nhau → phù hợp với tình cảm tâm trạng nhân vật. * Ghi nhớ: sách giáo khoa. Củng cố, dặn dò: Ký duyệt Tiết 163 – 164: Toång keát phaàn taäp laøm vaên Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 → 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài. Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Nhắc lại các kiểu văn bản đã học. Tìm hiểu câu hỏi 1 (trang 170). Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? Trong một văn bản có thể phối hợp các phương thức biểu đạt không? Vì sao? Nêu ví dụ. Câu hỏi 4 sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 5, 6, 7 trang 171. + Văn bản tự sự → chỉ kiểu loại văn bản. + Thể loại văn học tự sự: chỉ dùng để nói đến tác phẩm văn học. Hoạt động 2: Phần văn – tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? (Quan hệ hai chiều). Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? Hoạt động 3: Dựa vào câu hỏi sách giáo khoa để ôn lại kiến thức của các kiểu văn bản đã học lớp 9. I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS 1. Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản Tự sự: trình bày sự việc, biểu lộ ý nghĩ. Miêu tả: tái hiện tính chất của sự vật, hiện tượng → dễ cảm nhận. Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với thiên nhiên, xã hội. Thuyết minh: trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả…của sự vật, hiện tượng. Nghị luận: trình bày tư tưởng quan điểm → thuyết phục. Điều hành: trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các điều trình bày. 2. Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau Vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt khác nhau và mục đích khác nhau. 3. Có thể phối hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản, tuy nhiên phải có một phương thức biểu đạt chính Mục đích: làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, người đọc cảm nhận đa dạng, phong phú hơn về văn bản. Ví dụ: “Viếng lăng Bác” Phương thức biểu đạt: biểu cảm + tự sự, miêu tả. → Tăng thêm sức biểu cảm cho tác phẩm. 4. So sánh: kiểu văn bản, hình thức thể hiện; thể loại tác phẩm Giống: kiểu văn bản là cơ sở. Khác: + Nhiều thể loại văn học: truyện, thơ, kịch… + Mỗi thể loại có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt: Truyện: tự sự, miêu tả, nghị luận… Thơ: biểu cảm, miêu tả, tự sự…. Ví dụ: “Kiều báo ân báo oán” Truyện thơ: tự sự, biểu cảm, nghị luận. Hình thức thể hiện: dùng ở nhiều hình thức khác nhau: ví dụ: tự sự (dùng trong bản tin, văn bản hành chính – tường trình, văn học: truyện thơ…). II. Mối quan hệ các phân môn trong Ngữ văn THCS 1. Văn – tập làm văn – tiếng Việt Văn cung cấp kiến thức về cuộc sống, cách hành văn, cách diễn đạt → làm bài văn tốt hơn. TLV củng cố kiến thức văn học qua bài viết. TV: giúp cho đọc hiểu văn bản qua việc khái thác từ ngữ, hình ảnh trong văn bản – cung cấp vốn từ, rèn luyện cách viết, cách diễn đạt. 2. Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa Sử dụng nhiều và hợp lí → bài văn sinh động. Nắm chắc phương thức biểu đạt → bài viết chuẩn mực. III. Các kiểu văn bản trọng tâm * – Văn bản thuyết minh. – Văn bản tự sự. – Văn bản nghị luận. * Trình bày lại dàn ý chung của một bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích); bài thơ (đoạn trích). Củng cố dặn dò. Ký duyệt Tiết 165 – 166: Toâi vaø chuùng ta Lưu Quang Vũ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta. Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Học sinh đọc chú thích về tác phẩm (trang 223). Giáo viên giới thiệu chung về chân dung tác giả, thơ và kịch của Lưu Quang Vũ. Giáo viên giới thiệu về vở kịch (trên đĩa phát luôn một cảnh…) giới thiệu về bối cảnh hiện thực đất nước sau 1975 – 1980. Học sinh xác định các nhân vật chính, phụ. Giáo viên giới thiệu về bối cảnh hiện thực, nội dung cảnh 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản. Giáo viên giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp Thắng Lợi để học sinh hiểu tình huống kịch ở cảnh 3. Trong kịch có hai tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó? Mỗi tuyến đại diện cho những? Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa hai tuyến ở nhũng mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích những nhân vật tiêu biểu. Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào? Cảm nhận về tích cách đặc điểm của từng nhân vật? Giáo viên gợi ý qua những lời nói cử chỉ của nhân vật để thấy thái độ, tính cách. Chia nhóm cho học sinh thảo luận từng nhân vật (3 nhân vật chính: giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, phó giám đốc Chính). Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống. Thực tế cái mới chưa được thử thách có dễ chấp nhận không? Dự đoán về kết quả, cảm nhận của em? Giáo viên bình vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội. (Học sinh đọc ghi nhớ). Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội. Đặc điểm kịch: đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời → xã hội đang đổi mới mạnh mẽ. 2. Tác phẩm: 9 cảnh Trích trong “Tuyển tập kịch”. Cảnh 3. 3. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc, hiểu chú thích. b. Đại ý: Cuộc đối thoại gay gắt công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt. II. Phân tích 1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo. → Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới. → Tuyên chiến với cơ chế quản lí phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu. Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến. Hoàng Việt (giám đốc) Phòng tổ chức lao Sơn (kĩ sư) động, tài vụ (biên chế, tiền lương) quản đốc phân xưởng (hiệu quả tổ chức).Phó giám đốc nguyên tắc. → Tư tưởng tiên tiến, →Bảo thủ, máy móc dám nghĩ dám làm. → Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ. 2. Những nhân vật tiêu biểu: a. Giám đốc Hoàng Việt: Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm. Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí. b. Kĩ sư Lê Sơn: Có năng lực trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp. c. Phó Giám đốc Chính: Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé. Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh. d. Quản đốc phân xưởng Trương. 3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống. Cuộc đấu tranh giữa hai phái: đổi mới và bảo thủ. → Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động. Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng. III. Tổng kết Nghệ thuật: kịch với nhân vật tính cách rõ rệt. Nội dung: vấn đề đổi mới trong sản xuất. IV. Luyện tập: 1. Sự phát triển của mâu thuẫn kịch. 2. Phát triển tình cảm với một nhân vật trong kịch. Củng cố dặn dò. Tập diễn kịch, hoặc xây dựng một đoạn kịch. Có ý thức sáng tạo mạnh dạn đấu tranh đổi mới theo quan điểm tiến bộ. Chuẩn bị “Tổng kết văn học” theo hướng dẫn sách giáo khoa. Ký duyệt Tiết 167 – 168: Toång keát vaên hoïc Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Hệ thống hoá kiến thức văn học Việt Nam theo thể loại và giai đoạn. Có cái nhìn tổng thể về văn học Việt Nam. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới. Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ trình bày nội dung theo câu hỏi sách giáo khoa hoặc giáo viên treo bảng phụ, học sinh đọc chậm (phần văn bản dân gian). VĂN HỌC DÂN GIAN Thể loại Định nghĩa Các văn bản được học Truyện Truyền thuyết: kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tương, kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Cổ tích: kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng thông minh và ngốc nghếch là động vật…). Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng… Ngụ ngôn: mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng gió, gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó. Truyện cười: kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Con Rồng cháu Tiên Bánh chưng, bánh giầy Thánh Gióng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Sự tích Hồ Gươm Sọ Dừa Thạch Sanh Em bé thông minh Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi Đeo nhạc cho mèo Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Lợn cưới, áo mới Ca dao – Dân ca Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Những câu hát về tình cảm gia đình. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nưứoc, con người. Những câu hát than thân. Nhưng câu hát châm biếm. Tục ngữ Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện nhưng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội…) được nhân dân vận dụng vào đời sống suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ về con người và xã hội. Sân khấu (chèo) Là loại kịch hát, múa dân gian; kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Phổ biến ở Bắc Bộ. Quan Âm Thị Kính Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 33.doc