Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Tiết 21 đến tiết 25

I/ Mức độ cần đạt:

Nắm vững một trong những cách quan trọng để phát triển nghĩa của từ vựng tiếng Việt là biến đổi là sự phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.

II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1/ Kiến thức:

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng.

- Hai phương thức phát triển ngĩa của từ vựng.

 2/ Kĩ năng

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

III/ Các kĩ năng sống được giáo dục:

1/ Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển nghĩa của từ vựng tiếng Việt.

2/ Ra quyết định: lựa chọn và cách sử dụng từ ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp.

IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng: Thực hành, động não.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Tiết 21 đến tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 21 - TUẦN 5 TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (SGKT55) Ngày soạn: Ngày dạy I/ Mức độ cần đạt: Nắm vững một trong những cách quan trọng để phát triển nghĩa của từ vựng tiếng Việt là biến đổi là sự phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng. Hai phương thức phát triển ngĩa của từ vựng. 2/ Kĩ năng Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. III/ Các kĩ năng sống được giáo dục: 1/ Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển nghĩa của từ vựng tiếng Việt. 2/ Ra quyết định: lựa chọn và cách sử dụng từ ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp. IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng: Thực hành, động não. V/ Hướng dẫn thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt 1/ ỔN ĐỊNH: KTVS, TP, SS. 2/ BÀI CŨ: 1/ Nêu mục đích và tính chất của việc tóm tắt văn bản tự sự? 2/ Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ”. 3/ BÀI MỚI: HĐ 1:Tìm hiểu chung: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ: * ? Cho biết nghĩa của từ “kinh tế” trong bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của PBC. ? Ngày nay chúng ta hiểu nghĩa của từ PBC dùng là gì? ? Qua tìm hiểu ví dụ em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? . ? Cho biết nghĩa của từ “xuân”, “tay” ở các câu? ? Trong các ví dụ trên từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển? (chuyển) ? Nghĩa chuyển ở từng từ theo phương thức nào? * ? Em hiểu biện pháp tu từ AD, HD với AD, HD từ vựng? - BPTT AD, HD là những cách diễn có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - AD, HD từ vựng là các cách phát triển nghĩa của từ ngữ, làm cho nghĩ từ ngữ đó có thêm nghĩa chuyển được đông đảo người dân bản ngữ đón nhận vì thế được giải nghĩa trong từ điển. ? Em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng? Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk/56 * HĐ 2: Luyện tập: 1/ Hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ chân trong các câu. 2/ Nhận xét từ trà trong cách dùng SGKT 57: - Trà trong cách dùng trên là chỉ sản phẩm từ thực vật được chế biến dạng khô dùng để pha nước uống. GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 3/ Tìm hiểu cách dùng các từ: đồng hồ điện… GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 4/ Chứng minh các từ: hội chứng, ngân hàng… có nhiều nghĩa. - Ngân hàng: - Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn… - Nghĩa chuyển: kho lưu trữ thành phần, bộ phận hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, 1 tổ chức. Trong những kết hợp này nghĩa tiền bạc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”. 5/ Tìm hiểu từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 sử dụng theo phép tu từ nào? Có phải là hiện tượng 1 nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa? Vì sao? GV nhận xét, bổ sung, kết luận. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: 4/ CỦNG CỐ: 1/ Sự phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nào? 2/ Chủ yếu phát triển theo những phương thức nào? Cho ví dụ. Ví dụ: Bạc à1/ kim loại màu trắng, mềm, dẫn nhiệt tốt, thường dùng làm trang sức. à 2/ có màu trắng , không sáng: da bạc, râu bạc. 5/ DẶN DÒ: - Học ghi nhớ SGKT 56. Làm bài tập 4, 5 - Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (SGKT 60)liên hệ với các bài lịch sử đã học HS báo cáo sĩ số. HS lên bảng trả lời. - HS đọc các yêu cầu sgkt55. HS suy nghĩ trả lời. - Trị nước cứu đờià ôm ấp hoài bảo trông nước giúp đời. à Theo thời gian từ phát triển thêm nghĩa mới a/ Xuân:à(1) Mùa (nghĩa gốc), à (2) tuổi trẻ (nghĩa chuyển) b/ Tay: à (1) bộ phận chỉ cơ thể con người (gốc) à (2) giỏi 1 môn nào đó a/ Chuyển theo phương thức ẩn dụ. b/ Chuyển theo phương thức hoán dụ. HS trao đổi, trả lời. Hs đọc ghi nhớ sgk/56- HS thảo luận ( 3 phút) => trình bày=> bổ sung. Nhóm 1,2 câu a và b; Nhóm 3,4 câu c, d HS suy nghĩ, trả lời. HS suy nghĩ, trả lời HS thảo luận ( 3 phút) => trình bày=> bổ sung. Nhóm 1,2 câu a ; Nhóm b, Nhóm 3c, Nhóm 4 d HS thảo luận ( 3 phút) => trình bày=> bổ sung. Nhóm 1,2 câu a ; Nhóm b, Nhóm 3c, Nhóm 4 d HS trả lời. HS ghi I/Tìm hiểu chung: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: 1/ Ví dụ: SGKT 55, 56 (1) Từ: Kinh tế - Trị nước cứu đời(Phan Bội Châu) - Hoạt động sản xuất, phân phối trao đổi sử dụng của cải, vật chất làm ra. => Theo thời gian từ ngữ phát triển thêm nghĩa mới. (2) a/ “xuân”à(1) mùa (nghĩa gốc) à (2) tuổi trẻ (nghĩa chuyển) => Theo phương thức ẩn dụ. b/ “tay” 1: bộ phận con người (nghĩa gốc) - “tay”2: giỏi về một môn (nghĩa chuyển) => Phương thức hoán dụ. 2/ Kết luận: Ghi nhớ SGKT 56. II/ Luyện tập: 1/ Xác định nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ chân trong các câu: a/ Nghĩa gốc b/ Nghĩa chuyển => hoán dụ. c/ Nghĩa chuyển => ẩn dụ. d/ Nghĩa chuyển => ẩn dụ. 2/ Nhận xét từ trà trong những cách dùng: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi… - là sản phẩm từ thực vật được chế biến dạng khô dùng để pha nuớc uống. - Trà trong các tên gọi là nghĩa chuyển theo nghĩa ẩn dụ. 3/ Cách dùng từ: đồng hồ địên, đồng hồ nước… chỉ những khí cụ dùng để đo bề ngoài giống đồng hồ.--> dùng theo phương thức ẩn dụ => nghĩa chuyển. 4/ Tìm ví dụ để chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa: a/ Hội chứng: - nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cúng xuất hiện của bệnh + Ví dụ: “ Hội chứng viên đường hô hấp cấp rất phức tạp.” - Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện 1 tính trạng, 1 vấn đề xã hội, cùng xuất hiện nhiều nơi. + Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. 5/ Tìm hiểu từ “mặt trời” thứ 2 trong 2 câu thơ SGKT 57: - Sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng. - Không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì nghĩa của từ “mặt trời” chỉ mang nghĩa lâm thời không đưa vào từ điển. III/ Hướng dẫn tự học: Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩ gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ điển. TIẾT 22 - TUẦN 5 ĐỌC THÊM: VĂN BẢN: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Vũ trung tuỳ bút”, Phạm Đình Hổ - SGKT 60) Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kì trung đại. Cảm nhận được nội dung phản ánh xạ hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kịến thức: Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại. Cuộc sống xa hoa của chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 2/ Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại. Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh. III/ Hướng dẫn thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung đạt 1/ ỔN ĐỊNH: KTVS, TP, SS 2/ BÀI CŨ: 1/ Trình bày sự hiểu biết của em về sự phát triển của từ ngữ? Cho ví dụ. 2/ Kiểm tra việc soạn bài, làm bài tập của HS. 3/ BÀI MỚI: * HĐ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Gọi HS đọc chú thích. ? Hãy nêu những nét chính về tác giả? - GVMR: Phạm Đình Hổ là nhà nho sĩ sống trong chế độ PK khủng hoảng nên có tư tưởng ẩn cư và sáng tác văn chương. Ông sinh trong 1 gia đình khoa bảng, cha từng đỗ cử nhân làm quan. Cuối đời Lê Chiêu Thống vào học trường Quốc Tử Giám, rồi thi đỗ sinh đồ gặp thời thế loạn lạc ông về quê dạy học. Năm 1821, vua Minh Mạng ra Bắc, ông có dâng 1 số trước tác -> được bổ nhiệm làm quan. Năm 1826, Minh Mạng triệu vào Huế làm Tế tửu Quốc Tử Giám, rồi thị giảng học sĩ. ? Văn bản thuộc thể loại nào? ? VB trích từ TP nào? ? Em hiểu “Vũ trung tùy bút” là gì? à Tùy bút viết trong những ngày mưa. * HĐ 2: Đọc – hiểu VB: - GV hướng dẫn HS đọc ( chú ý đọc diễn cảm) . - GV: VB ghi chép cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742 – 1782). ? Học lịch sử em hiểu gì về Trịnh Sâm( chúa Trịnh)? - Lúc mới lên ngôi TS là người “ cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người”. Nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỷ cương thì dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần mỹ nữ kén vào, mặc ý vui chơi. Chúa say mê Đặng Thị Huệ chìm trong CS xa hoa, gây nhiều biến động.. ? Thói ăn chơi của chúa Trịnh thể hiện qua chi tiết, sự việc nào? ? Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả? - Miêu tả cụ thể, chân thực khách quan, không xen lời bình, có LK cũng có MT vài sự kiện… - HS chú ý đoạn văn: “ Mỗi khi đêm thanh…triệu bất thường”. ? Cho biết ý nghĩa của đoạn văn ? à HS TL 3P - Cảnh miêu tả thực , nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê sợ trước 1 cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải cảnh đẹp yên bình. Cuối đoạn văn TG bộc lộ cảm xúc “triệu bất thường” tức điềm gở, chẳng lành. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của 1 triều đại ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi xương máu của dân. * HS chú đoạn văn: “Bọn hoạn quan” à hết. ? Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? - Ỷ thế chúa mà hành hạ dân, dàng thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp tới 2 lần, bằng không phải tự tay hũy bỏ của quý của mình ? Bọn quan lại là người ntn? ? Em hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu…cũng vì cớ ấy.”ntn? - TG kể sự việc xẩy ra tại nhà mình: Bà mẹ của tác giả đã sai người chặt cây quý để tránh tai họa.--> Cách dẫn dắc tăng sức thuyết phục. ? Có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả? ? Qua VB ta thấy điều gì ở tác giả? - Thái độ của tác giả. ? Tác giả miêu tả tỉ mĩ sự việc trong phủ CT ta thấy thái độ gì của TG? - Tố cáo, khinh bỉ, PP thói ăn chơi xa xỉ ? Em hiểu thể “Tùy bút” khác với thể truyện ntn? - TB 1 thể thuộc loại hình “ký”, rất gần với bút ký. Nét nổi bật ở TB là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc và nhận thức đánh giá của mình, nhưng không theo 1 kết cấu. - Truyện: là 1 loại hình tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong KG, TG, qua các sự kiện, biến cố xẩy ra trong cuộc đời con người, Nhưng ở đây nhà văn xâm nhập SS tư tưởng tình cảm của mình vào sự kiện và hành động của nhân vật. * HĐ 4: Luyện tập. ? Viết đoạn văn thể hiện nhận thức của em về tình hình đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh. Vua chúa chìm trong cuộc sống xa hoa hưởng lạc. Các vương tử tranh dành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Quan lại vơ vét của dân. Bọn chúng làm cho cuộc sống dân cơ cực 4/ Củng cố: 1/ Phân tích hình ảnh chúa Trinh và bọn quan lại? 2/ Cho biết thái độ của tác giả trước vấn đề? 3/ Đọc ghi nhớ. 5/ Dặn dò: - Học ghi nhớ và P2. - Đọc kỹ nội dung ghi còn lại - Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí (SGKT 64) ( Chú ý hành động, trí tuệ, tài dùng binh của Nguyễn Huệ được thể hiện ntn?) HS báo cáo sĩ số. 1 HS lên bảng. 4 HS. HS nêu những nét chính về tác giả. Nêu những nét chính của tác giả. - Thể loại: tùy bút - Trích “Vũ trung tùy bút” A/ Tìm hiểu chung: I/ Tác giả: Phạm Đình Hổ quê ở Hải Dương. Ông sống ở thế kỉ XVIII- XIX chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng. II/Tác phẩm: 1/ Vũ trung tùy bút là tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống , những nghiên cứu về địa lý, lịch sử, xã hội. 2/ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong nhũng áng văn xuôi giàu chất hiện thực trongVũ trung tùy bút B/ Đọc - hiểu văn bản: I/ Nội dung: 1/ Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm: - Xây nhiều cung điện, đình đài. - Tổ chức những cuộc dạo chơi giải trí lố lăng tốn kém. - Tìm thu những vật quý về tô điểm nơi ở. à Cuộc sống xa xỉ. Tác giả miêu tả cụ thể, chân thực, khách quan. Cuộc sống ấy báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại. 2/ Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: - Ỷ thế nhà chúa mà hành hạ dân. - Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ dâng chúa. - Thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng. - Vơ vét đầy túi tham được tiếng mẫn cán. à Cựa quyền, nhũng nhiễu dân. Dẫn chứng cụ thể, khách quan, báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại. 3/ Thái độ của tác giả: - Tố cáo, khinh bỉ, bất bình, phê phán bọn quan lại và chúa Trịnh một cách kín đáo qua lời kể. 3/ Sự khác nhau thể văn tùy bút với thể truyện: - Thể truyện: có cốt truyện và nhân vật. - Thể tùy bút: ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan không gò bó theo hệ thống, kết cấu. II/ Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp. - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chát sự việc, con người. - Miêu tả sinh động. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thễ hiện thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. III/ Ý nghĩa: Hiện thực lịch sử và thái độ của “ kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội. C/ Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm Vũ trung tùy bút. - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. IV/ Luyện tập: Đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh (Thế kỷ 18): Vua chúa sống xa hoa. Vương tử tranh dành quyền lực. Quan lại vơ vét đầy túi tham. Nhân dân vô cùng khổ cực. C/ Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm “ Vũ trung tùy bút”. - Hiểu và dùng được một số từ hán việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. TIẾT 23, 24 - TUẦN 5 VĂN BẢN: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14 – trích – Ngô Gia Văn phái – SGKT 64) Ngày soạn: Ngày dạy: I/Mức độ cần đạt: Bước đầu làm quen với với thể loại tiểu thuyết chương hồi. Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật cuả đoạn trích. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô Gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc QuangTrung- Nguyển Huệ. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phảm được viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. 2/ Kĩ năng: Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích. Cảm nhận được sức trỗi dậy kì diệu của dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại. Liên hệ nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. III/ Hướng dẫn thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần ghi nhớ 1/Ổn định: KTVS, TP,SS 2/ Bài cũ: 1/ Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” cho em thấy điều gì? 2/ Kiểm tra tập soạn bài của HS. 3/Bài mới: * HĐ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: - HS đọc chú thích: ? Em hiểu gì về tác giả? - GVMR: NTC(1753-1788), em ruột NTNhậm. Người tuyệ đối trung thành với vua Lê à Tính khách quan của VB. NT Du(1772 – 1840), anh em chú bác ruột với NTChí, học giỏi. Dưới triều Tây Sơn ở ẩn. Thời nhà Nguyễn ra làm quan à là tác giả của 7 hồi tiếp. Còn 3 hồi sau có thể do 1 người khác trong dòng họ Ngô Thì. ? Tác phẩm thuộc thể loại nào? - Tiểu thuyết lịch sử, bằng chữ Hán viết vào TK 18 đầu TK 19. ? Nêu ví trí đoạn trích? - 3 HS đọc 3 đoạn. ? VB chia mấy đoạn? à 3 đoạn. - Đ 1: Đầuà năm Mậu Thân 1788 trang 65.-->Nguyễn Huệ lên ngôi, thân chính cầm quân dẹp giặc. - Đ 2: Tiếp… “rồi kéo vào thành” SGKT68. --> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung. - Đ 3: Còn lại: sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. ? Hãy nêu đại ý của VB? * HĐ 2: Đọc – hiểu vb. 1/ Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung. ? Em cảm nhận hình ảnh người anh hùng NH – QT ntn? - HS TL – TB- BS 5P + N1: HĐ, N2: Trí tuệ., N3: Ý chí, N4: Cách dùng bình của NH. ? Hành động anh hùng của NH được thể hiện ntn, qua sự việc nào? - Nghe tin giặc Thanh đánh chiếm thành Tlong ông không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. - Trong vòng 1 tháng ông làm nhiều việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế; đốc suất đại binh ra Bắc; tuyển mộ quân lính; mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ quân lính (sgkt65). ? Chi tiết nào thể hiện trí tuệ của NH? Ta thấy trí tuệ ông ntn? - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ được xem như 1 lời hịch. (sgkt66 đầu). - Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng mà xin chịu tội(cuối trang 66). - Phân tích thời cuộc, khẳng định chủ quyền, lên án xâm lăng, xét đoán dùng người. GV: Ông hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc: “Ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng việc tùy cơ ứng biến không có tài…ta để Ngô Thì Nhậm làm việc với các người chính là lo việc ấy” * TIẾT 2: GV chốt lại kiến thức cơ bản, chuyển sang tiết 2 ? Tìm chi tiết, sự việc thể hiện ý chí của NH, cho biết ý chí gì? - Mới khởi binh đã khẳng định chiến thắng “phương lược tính đánh đã có tính sẵn”, tính cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng “ lớn gấp mười nước mình” sgkt67 ? Cách dùng binh của NH ntn? Tìm chi tiết CM? - Cuộc hành quân thần tốc do vua QT chỉ huy nay vẫn làm cho chúng ta kinh ngạc: 25 tháng chạp(t12) xuất binh ở Phú xuân (Huế) 1 tuần lễ ra tới Tam Điệp(Ninh Bình, Thanh Hóa), 30 tháng chạp lên đường ra Thăng Long, vừa hành quân vừa đánh giặc. QT hoạch định 7 tháng giêng ăn tết ở Thăng Long – thực tế vượt trước 2 ngày(sgkt65, 67) - Hơn 1 vạn quân mới đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Hóa, Quảng Nam bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu(sgkt65)=> Có sách nói QT dùng biện pháp cáng võng cứ 2 người khiêng 1 người để thay phiên nhau ngủ nghĩ. - Tuyển duyệt binh một ngày, vừa hành quân vừa đánh, quân cơ chỉnh tề, nửa đêm 3/1 tới Hà Hồi, 5/1 đánh Ngọc Hồi thành công lớn không tốn sức lực. ? Hình ảnh NH – QT trong trận chiến ntn? - HS TL – TB – BS 5P - GV: QT tổ chức quân sĩ, định kế hoạch, phương lược tiến đánh, thống lĩnh 1 mũi tiến công. Ông cưỡi voi đốc thúc, xông pha trận địa. à Một tổng chỉ huy thực sự, đội quân không phải là thiện chiến, vừa trải qua cuộc hành quân thần tốc. Vậy mà dưới sự chỉ huy tài tình thắng áp đảo kẻ thù( bắt sống quân do thám của địch ở Phú xuyên(sgkt67). Vây kín làng Hà Hồi “ quân lính luân phiên dạ râm ran” (đ 2t68). Công phá Ngọc Hồi(d93t68). Qua8ng ván, cầm dao tiến(đ4t68). Có cuốn sử ghi lại NH khi vào đến Thăng Long tấm áo bào đã sạm đen khói súng. à Tác giả khắc họa NH khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh, hành quân thần tốc. Người anh hùng qua kể tả mang đậm tính sử thi. ? Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của các tác giả khi tạo dựng hình ảnh NH người anh hùng DT này? - Quan điểm phản ánh hiện thực, tôn trọng sự thực lịch sử, ý thức và lòng tự hào dân tộc của các tác giả tri thức này => Họ viết hay, viết thực. * Chú ý đoạn cuối: ? Ngoài việc khắc họa hình ảnh người anh hùng DT oai phong lẫm liệt, nhóm tác giả còn viết lên hiện thực về những con người nào? ? Tướng, quân nhà Thanh ntn? - GV: Tôn Sĩ Nghị cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao, dù được vua tôi LCT báo trước, y vẫn không chút đề phòng, suốt ngày yến tiệc, cho quân lính vui chơi. - Khi quân Tây Sơn đánh tới, tướng thì “ sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp… Quân nghe tin hốt hoảng, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu dẫm đạp lên nhau mà chết (đ 2 t69). - Thái thú điền châu SNĐ thắt cổ tự tử. ? Số phận của LCT phản nước hại dân được miêu tả ntn? - Vì lợi ích của dòng họ mà đem vận mệnh của đất nước, dân tộc đặt vào tay kẻ thù XL. à Cầu cạnh quân Mãn Thanh khi nghe NH-QT ra diệt Vũ Văn Nhậm. Chúng phải phải chịu đựng nỗi sĩ nhục của kẻ cầu cạnh van xin, chịu số phận của kẻ sống lưu vong. LCT cùng bề tôi thái hậu chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân qua sông, chạy không ăn nghĩ mới gặp TSN rồi nhìn nhau mà chảy nước mắt (sgkt69 đ 3, và t70) GV: Tình cảnh của vua LCT khi chạy sang tàu: phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. ? Số phận của bọn vua tôi và thái độ của tác giả ntn? ? Có nhận xét gì về lối văn trần thuật của tác giả? ? Hãy giải thích sự miêu tả khác nhau của 2 cuộc tháo chạy của quân Thanh và và vua tôi nhà Lê? - HS TL – TB – BS 5P. - GV: Cả 2 cuộc tháo chạy đều tả thực với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng khác nhau. + Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp nhanh, hối hả “ ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo..tan tác..tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau..” à miêu tả khách quan nhưng hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm hại của lũ XL. + Cuộc tháo chạy của bề tôi và vua Lê: nhịp chậm hơn, tả tỉ mĩ hơn những giọt nước mắt của người Thổ Hào, nước mắt tủi hổ của vua Lê, cuộc tiếp đãi thân tình “ giết gà làm cơm” của bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. à Tả thực nhưng không thể không mũi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn biết đó là kết cục không tránh khỏi. * HĐ 3: Tổng kết: ? Qua văn bản em thấy được quan điểm và thái độ gì của tác giả? Tôn trọng sự thực, tự hào về dân tộc có người anh hùng oai phong lẫm liệt, thương cảm cho số phận bi thảm của bậc vua tôi. IV/ CỦNG CỐ: 1/ Nêu đại ý của văn bản? 2/ Quang Trung là người ntn? 3/ Tại sao tác giả miêu tả 2 cuộc tháo chạy có sự khác nhau về âm hưởng? 4/ Em học tập được gì qua nhân vật Nguyễn Huệ - QT? V/ DẶN DÒ: - Học đại ý, mục 1, 2 PII và ghi nhớ. - Đọc kỹ các phần còn lại. - Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (tt). I/ Tác giả, tác phẩm: 1/ Tác giả: nhóm tác giả trong dòng họ Ngô Thì, hai tác giả chính: Ngô Thì Chí(làm quan thời Lê Chiêu Thống), Ngô Thì Du (làm quan thời triều nhà Nguyễn). 2/ Tác phẩm: a/ Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử. b/ Bố cục: 3 đoạn: c/ Đại ý: Chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước hại dân. II/ Đọc - hiểu văn bản: 1/ Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ: - Hành động mạnh mẽ quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán tình hình và dùng người. - Ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng, Khắng định chiến thắng và tính kế hoạch ngoại giao. - Tài dùng binh như thần, hành quân thần tốc. => Một Hoàng đế thân chinh cầm quân, một tổng chỉ huy tài tình, một người anh hùnng oai phong lẫm liệt mang tính sử thi. Tác giả phản ánh hiện thực thể hiện niềm tự hào dân tộc. 2/ Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê: a/ Bọn quân tướng nhà Thanh: - Tôn Sĩ Nghị: bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch, ăn chơi. - Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. - Tướng, quân: ăn chơi, hèn nhát. b/ Bọn vua tôi: - Mưu cầu danh lợi đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ xâm lược: “Cõng rắn cắn gà nhà.” - Chịu nỗi sĩ nhục kẻ cầu cạnh, van xin. - Cướp thuyền dân chạy trốn. - Chịu số phận kẻ vong quốc, mất tư cách bậc quân vương . => Số phận bi thảm của bọn vua tôi phản nước hại dân. Tác giả viết với lòng thương cảm, ngậm ngùi, xót xa. Lối văn kể xen kẽ tả sinh động, cụ thể, gây ấn tượng. 3/ Sự miêu tả khác biệt của hai cuộc tháo chạy: - Quân Thanh: Tả thái độ hả hê, sung sướng của người thắng trận. - Vua Lê: Tả thái độ ngậm ngùi, chua xót trước sự sụp đỗ của một triều đại. à Tất cả điều tả thực. III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGKT 72. TIẾT 25 - TUẦN 5 TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT) ( SGKT 72) Ngày soạn: Ngày dạy: I/Mức độ cần đạt: Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: Việc tạo từ ngữ mới. Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2/ Kĩ năng: Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và nhựng từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp. III/ Hướng dẫn thực hiện: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần ghi nhớ 1/ Ổn định: KTVS. TP, SS 2/ Bài cũ: 1/ Phân tích hình ảnh Nguyễn Huệ trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”? 2/ Qua văn bản em ghi nhớ điều gì? Em học tập được gì từ nhân vật Nguyễn Huệ? 3/ Bài mới: * HĐ 1:Tìm hiểu chung: Tìm hiểu việc tạo từ mới: - HS đọc ví dụ. ? Hãy tạo từ mới trên cơ sở các từ: điện thoại, kinh tế, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. ? Giải nghĩa của các từ ngữ mới đó. - HS TL – TB – BS 5P + Kinh tế tri thức: nến kinh tế chú y

File đính kèm:

  • docgiaoan9-tuan5-11-12dasua.doc
Giáo án liên quan