Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Bài 8 - Tiết 36, 37: Thuý Kiều báo ân báo oán (trích truyện kiều) Nguyễn Du

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý”ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”.

 - Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

 - Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

 B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tranh minh hoạ Thuý Kiều báo ân báo oán. Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS

 III. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11001 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Bài 8 - Tiết 36, 37: Thuý Kiều báo ân báo oán (trích truyện kiều) Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Bài 8 Tiết 36,37 THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN ( Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du. ******** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý”ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. - Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại. - Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Tranh minh hoạ Thuý Kiều báo ân báo oán. Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. - GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và phần chú thích SGK/106,107,108. * Đọc: Thay đổi giọng kể, giọng điệu lời nói các nhân vật Thuý Kiều và Hoạn Thư: giọng kể chậm rãi, khách quan; giọng Thuý Kiều với Thúc Sinh: trân trọng biết ơn nhưng cũng có phần thương cảm và trách móc; giọng Hoạn Thư trả lời Thuý Kiều có những biến đổi phức tạp. * Giải thích từ khó: 4 từ ở SGK. Giải thích thêm: +Trướng: nơi làm việc của quan, tướng thời trung đại. Ở đây chỉ nơi mở phiên toà của Từ Hải, Thuý Kiều. + Tiền: trước. + Trướng tiền: trước trướng. + Thúc lang: chàng Thúc. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm vị trí đoạn trích, bố cục. - Nêu vị trí đoạn trích? * Đoạn trích nằm cuối phần II sau đoạn”Kiều gặp Từ Hải” - Tìm bố cục của đoạn trích? * Đoạn trích chia làm 2 phần: + 12 câu đầu: Thuý Kiều báo ân(trả ơn Thúc Sinh). + 22 câu còn lại:Thuý Kiều báo oán(cuộc đối đáp giữa Kiều và hoạn Thư). Thực ra đoạn báo ân báo oán hoàn chỉnh còn phải kể tới cảnh bài trí phiên toà rất trang nghiêm, cảnh thuý Kiều trao đổi với Từ Hải và Từ dành cho Kiều toàn quyền xét xử, quyết định, cảnh Thuý Kiều báo ân vãi Giác Duyên, mụ quản gia nghìn vàng, trừng trị bọn Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh…… và sau đó còn đoạn bình luận của tác giả. * Hoạt đông3: Hướng dẫn phân tích. - GV yêu cầu HS đọc 12 câu đầu để tìm hiểu đoạn Thuý Kiều trả ơn. - Câu hỏi 1: SGK/108. - Đọc câu thơ biểu hiện lời mời Thúc Sinh của Kiều? * Cho gươm mời đến Thúc lang. Kiều vốn trân trọng, biết ơn và định trả ơn Thúc Sinh nhưng nhớ đến sự nhu nhược để vợ cả tác oai tác quái nên Kiều doạ chơi một chút cho Thúc Snh biết tay, cho thoả nỗi hờn. Đó là nguyên do của cái lệnh kỳ lạ: mời nhưng lại cho gươm. - Tinh thần của Thúc Sinh như thế nào? * Thúc Sinh xuất hiện”mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run”: sợ hãi, run rẫy, luống cuống, vừa đi vừa run nghĩ rằng phen này mình sẽ chết chắc. - Hình ảnh Thúc Sinh khiến Kiều có suy nghĩ gì? Kiều nhớ ơn Thúc Sinh những gì? * Kiều nhớ lai tấm lòng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh lúc Kiều gặp hoạn nạn: + Nàng rằng:” nghĩa nặng nghìn non”: Kiều dùng từ nghĩa vì Kiều nhớ đến ơn nghĩa Thúc Sinh đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Ơn nghĩa mà Thúc Sinh đem lại cho nàng là vô cùng sâu nặng, Kiều luôn ghi nhớ. + Nàng xưng với Thúc Sinh là người cũ và gọi chàng là cố nhân với ý khiêm nhường và trân trọng. + Cho nàng phận làm lẽ dù đau đớn hơn kẻ tôi đòi. + Đền ơn Thúc Sinh: Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân: Kiều vốn lấy cái tình làm trọng. Với Thúc Sinh thì đền ơn như thế chỉ”báo ân gọi là”. - Trong câu nói của Kiều có từ”tại ai”là sao? Và đang nói với Thúc Sinh tại sao lại chuyển giọng nói về vợ chàng? Nhận xét lời lẽ của Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? * Trong câu nói của Kiều có từ”tại ai” ngụ ý Kiều muốn nhắc đến Hoạn Thư. * Đang nói với Thúc Sinh nhưng Kiều lại nói đến Hoạn Thư vì Kiều nhớ lại người đàn bà đã gây cho Kiều bao nhiêu khổ nhục. Nàng rất mong gặp lại con người này trong tư thế khác hẳn ngày xưa. Kiều không thể kìm nén được nên chen vào câu nói biết ơn tình nghĩa với Thúc Sinh. * Tại ai? Chính tại vợ chàng:cách nói bóng mỉa mai; sau đó nàng quay sang nói trực tiếp với chàng về người vợ quỷ quái tinh ma. Giọng của Kiều chuyển sang suồng sã, những thành ngữ, tục ngữ dân gian được sử dụng như để phần nào trút cơn giận và báo hiệu sự trả thù báo oán nhất định sẽ phải xảy ra. - Nhận xét từ ngữ dùng để nói với Thúc Sinh và nói với Hoạn Thư? * Nói với Thúc Sinh: dùng từ Hán Việt nghiã, tòng, cố nhân. Sử dụng điển cố sâm thương. Ngôn ngữ nói với Thúc Sinh là từ ngữ mang tính ước lệ thể hiện tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều đối với Thúc Sinh. * Nói với Hoạn Thư: dùng ngôn ngữ nôm na, bình dân, những thành ngữ dân gian kẻ cắp bà già(nói về cái ác),kiến bò miệng chén(dùng lời của nhân dân). Ngôn ngữ đó cho thấy Kiều chuẩn bị báo oán bằng hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân. ( GV nói thêm: Từ đây Nguyễn Du viết tiếp: Thúc Sinh trông mặt bấy giờ Mồ hôi chàn đã như mưa ướt đầm Lòng riêng mừng sợ khôn cầm, Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai! Vẫn là một anh chàng đẹp trai, đa tình nhưng nhút nhát: mừng cho mình thoát nạn, mừng cho Kiều được vinh hoa phú quí, sợ cho Hoạn Thư sắp sửa phải chịu tội). - GV yêu cầu HS đọc 6 câu đầu đoạn 2 để tìm hiểu lời chào của Thuý Kiều với Hoạn Thư. - Câu 2: SGK/108. - Vì sao Thuý Kiều vội chào trước? Thuý kiều chủ động nói những điều gì với Hoạn Thư? Lúc ấy tâm trạng của nàng ra sao? Các từ ngữ cũng có, dễ có, là thói, càng…… nói lên điều gì? * Kiều vì sốt ruột mong gặp kẻ tình địch trong tư thế và hoàn cảnh khác hẳn nên thoắt trông nàng đã chào thưa. Nàng chủ động chào trước là chủ động đánh đòn phủ đầu xem thái độ Hoạn Thư ra sao. * Lời lẽ giọng điệu của Kiều nhại đúng theo giọng điệu và lời lẽ của Hoạn Thư khi đắc thế. Nghĩa là cũng ngọt ngào, khiêm nhường, kính nể mà khách sáo dễ sợ: Kiều vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư; bắt về nhưng lại hỏi cũng có bây giờ đến đây. Giọng điệu của nàng rõ ràng là mỉa mai, chì chiết, không nói một cách cụ thể nhưng đã chứa đầy sự đe doạ những hình phạt khủng khiếp đang chờ. * Đàn bà dễ có mấy tay, mấy mặt, mấy gan, thói hồng nhan, càng……… càng: lời lời chữ chữ đều thể hiện sự căm giận đòi được trả thù, luận tội, thực hiện công lý. Sự căm giận chất chứa trong lời nói ấy, trong giọng nói ấy. - GV yêu cầu HS đọc tiếp đoạn lời thoại của Hoạn Thư. - Câu 3: SGK/108. - Trước thái độ của Kiều, tư thế và thái độ của Hoạn Thư lúc ấy ra sao? Trong tư thế và tâm trạng ấy mà Hoạn Thư vẫn kêu ca ra sao? Trình tự và lôgích lý lẽ tự biện hộ của Hoạn Thư như thế nào? * Nghe những lời luận tội và đe doạ của Thuý Kiều, nghĩ đến việc làm của mình với Thuý Kiều dù cứng cỏi đến mấy Hoạn Thư vẫn phải”hồn lạc phách xiêu”, cũng như chồng, vô cùng sợ hãi. Nhưng với bản lĩnh của mình,trong hoàn cảnh ấy, trong tâm trạng ấy, bà vẫn có thể vừa”khấu đầu dưới trướng”vừa suy nghĩ rất nhanh mọi điều để”liệu bề kêu ca”, để tự biện hộ cho mình. * Trước hết dựa vào cớ mình là phụ nữ hay ghen để gỡ tội “chút phận đàn bà”ø rất nhỏ bé, tầm thường và khiêm tốn nhún nhường(con nhà quí tộc); và đàn bà thì chuyện ghen tuông là chuyện thường tình. Với câu này Hoạn Thư thoát khỏi địa vị đối địch, tình địch, kẻ thù với Kiều(cả hai cùng là đàn bà dễ cảm thông cho nhau; nhưng Hoạn Thư lại lờ đi những hành động đánh ghen làm nhục khủng khiếp của bà đối với Kiều:đốt nhà, bắt người, đổi tên,bắt hầu hạ, đánh mắng tha hồ, bày trò hầu rượu đánh đàn……) * Tiếp theo Hoạn Thư khôn khéo nhắc lại những việc làm nhân nghĩa, mang ơn của bà với Kiều: + Kể công cho Kiều viết kinh ở Quan Âm Các(cho đi tu nhưng thực chất là để huỷ hoại dần mòn cuộc đời Kiều). + Không bắt giữ khi nàng bỏ trốn có mang theo chuông vàng khánh bạc(không đuổi theo chẳng qua vì lòng ghen đã thoả). * Hoạn Thư vẫn nhận là kính yêu tài tình của Kiều nhưng vì hạnh phúc không thể chung chồng, không thể chia sẻ cho ai nên mới gây ra tội lỗi. * Nhận tất cả mọi tội lỗi do mình gây ra nhưng giảm nhẹ đi bằng cách cho đó là”trót” vì ghen-lỗi thường tình nhỏ nhặt của người đàn bà. * Kêu gọi tình thương, lượng bao dung cao cả của Kiều, được phần nào nhờ phần ấy. - Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này? *Hoạn Thư khôn ngoan, ranh ma, quỷ quyệt, với bản lĩnh sắc sảo của mình đã biến nguy thành an, tìm mọi cách để giảm thiểu tội lỗi của mình, hạ bớt sự căm giận của Kiều đặt nàng vào tình thế băn khoăn và không thể trừng phạt nặng nề như dự tính. - GV yêu cầu HS đọc đoạn lời đáp của Kiều. - Câu 4: SGK/108. - Trước lý lẽ sắc bén của Hoạn Thư, tình lý đủ đầy, thái độ của Kiều thể hiện qua câu trả lời ra sao? Quyết định tha bổng, tha ngay của nàng có phù hợp với lôgích của truyện, có phù hợp với tính cách của nhân vật? * Trước hết Kiều bị thuyết phục và khâm phục tài trí và miệng lưỡi của Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không chỉ quỷ quái tinh ma mà còn sâu sắc nước đời. Lời khen của Kiều đối với Hoạn Thư là thật lòng. * Trước lý lẽ biện hộ của Hoạn Thư, Kiều đứng trước sự lựa chọn phân vân. Trị tội thì ra người tàn nhẫn, không chút nể tình, nhỏ nhen, tha thì…… số Hoạn Thư thật là may! Kết cấu”tha ra thì cũng…… làm ra thì cũng…… “thể hiện rất đúng sự phân vân, lưỡng lự đó. * Cuối cùng Kiều quyết định tha bổng, tha ngay Hoạn Thư(theo quan điểm”đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại). Quyết định này nàng không dự tính trước nhưng khi nghe lời kêu ca biết mình biết người, phải lẽ của Hoạn Thư, Kiều đã tha Hoạn Thư. Đấy chính là tấm lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, không đánh kẻ chạy lại, kẻ biết lỗi của nàng. - Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào? * Kiều là người khoan dung độ lượng, nhân hậu và có lòng vị tha. - Nội dung đoạn trích thể hiện khát vọng gì của nhân dân? * Đoạn trích phản ánh khát vọng ước mơ công lý chính nghĩa của nhân dân. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. - Qua đoạn báo ân báo oán, tác giả muốn thể hiện ước mơ gì? Theo quan điểm của ai? - Nhận xét nét đặc sắc trong cách kể chuyện của tác giả? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. Nội dung ghi I. Đọc, tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: - 4 từ ở SGK. - Trướng. - Tiền. - Trướng tiền. - Thúc lang. II. Vị trí đoạn trích, bố cục, 1. Vị trí đoạn trích: 2. Bố cục: III. Phân tích: 1. Thuý Kiều báo ân: - Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm. - Thúc Sinh sợ mất cả thần sắc, người run lên. Tính cách nhu nhược của Thúc Sinh. - Kiều nhớ ơn Thúc Sinh: + Đưa nàng ra khỏi lầu xanh. + Trân trọng Thúc Sinh. + Cho nàng phận làm lẽ dù đau đớn hơn kẻ tôi đòi. Tấm lòng biíet ơn trân trọng của kiều đối với Thúc Sinh. - Trả ơn cho Thúc Sinh nhưng nhắc tới Hoạn Thư cho thấy nỗi đau đớn xót xa của Kiều. - Nhắc tới Hoạn Thư cho thấy công việc kế tiếp của Kiều là báo oán: hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân. - Dùng từ ngữ mang tính ước lệ và ngôn ngữ nôm na, bình dân kết hợp những thành ngữ dân gian. 2. Cảnh Thuý Kiều báo oán: - Sốt ruột mong gặp Hoạn Thư. -Giọng điệu đay nghiến, chì chiết, mỉa mai phù hợp với đối tượng là Hoạn Thư - Cách xưng hô thể hiện thái độ mỉa mai đối với Hoạn Thư và danh gia nhà họ Hoạn. Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến quyết trừng phạt theo đúng quan niệm”mưu sâu cũng trả, nghĩa sâu cho vừa” 3. Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư: Hoạn Thư tuy sợ nhưng vẫn chứng tỏ mình là người khôn ngoan, gian xảo: a. Hoạn Thư: - Là phụ nữ có tính hay ghen. - Kể công với Kiều: + cho viết kinh ở Quan Âm Các. + Không bắt giữ khi nàng bỏ trốn. - Nhận cả tội lỗi về mình. - Hoạn Thư khôn ngoan, ranh ma, quỷ quyệt. b. Thuý Kiều: - Khâm phục tài trí, miệng lưỡi của Hoạn Thư. - Phân vân, khó xử. - Răn đe rồi tha bổng. - Kiều là người khoan dung, độ lượng nhân hậu và có lòng vị tha. IV. Tổng kết: Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lý;” ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. IV. Củng cố và luyện tập: - Học thuộc lòng đoạn trích. - Khái quát những nét chính tính cách của Thuý Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh qua đoạn trích? V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. - Đọc đoạn trích và đọc dấu sao phần chú thích để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Tìm vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý. - Trả lời 5 câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK/115. - Học thuộc lòng trước đoạn trích. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY36,37.DOC