Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Bài 8 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

 - Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Đoạn tích Kiều ở lầu Ngưng Bích; - Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Nêu đại ý.

 - Nêu quan điểm của Lục Vân Tiên.

 - Nguyệt Nga là cô gái như thế nào?

 III. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21169 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Bài 8 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Bài 8 Tiết 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Đoạn tích Kiều ở lầu Ngưng Bích; - Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Nêu đại ý. - Nêu quan điểm của Lục Vân Tiên. - Nguyệt Nga là cô gái như thế nào? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm. - Câu 1: SGK/117. - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích SGK/93 và trả lời câu hỏi. - Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? Tại sao em biết được điều đó? * Những câu thơ tả cảnh: Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. ………………………………………………………… Buồn trông cửa bể chiều hôm …………………………………………………………… Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. * Những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều: Bên trời góc biển bơ vơ …………………………………………………… Có khi gốc tử đã vừa người ôm. * Biết được điều đó nhờ các dấu hiệu: + Miêu tả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người,sự vật …… có thể quan sát trực tiếp được. + Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nhân vật Thuý Kiều về thân phận cô đơn, về quê hương, về cha mẹ. - Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? * Mối quan hệ: Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình bên ngoài để miêu tả tâm trạng bên trong của nhân vật. Ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và miêu tả nội âm chỉ là tương đối bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gấm tình cảm và trong miêu tả nội tâm cũng có những yếu tố ngoại cảnh đan xen. Ví dụ: Buồn trông cửa bể chiều hôm khó mà phân biệt được đâu là cảnh, đâu là tình được. ( Miêu tả nội tâm nhân vật là một bước tiến nghệ thuật bởi vì tác phẩm văn học dân gian không miêu tả tâm trạng, nội tâm, nhân vật tự bộc lộ mình qua hành động sự việc, ngon ngữ. Tính cách nhân vật đơn giản, một chiều, chỉ làm một viẹc, thực hiện một chức năng). - Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự? * Nhân vật là yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm thường khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Vì thế, miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật. - Thế nào là miêu tả bên ngoài? * Tả bên ngoài cảnh vật con người với chân dung hình dáng, hành động ngôn ngữ, màu sắc…… quan sát trực tiếp. - Thế nào là miêu tả nội tâm? * Tả nội tâm suy nghĩ, tình cảm,diễn biến tâm trạng của nhân vật …… không quan sát được trực tiếp. - Câu 2: SGK/117. - Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm của tác giả trong đoạn văn? * Nội tâm nhân vật thể hiện qua nét mặt, cử chỉ. Tam trạng Lão Hạc đau đớn, khổ sở không nói được. - Hãy tìm một số đoạn văn miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm? * Đoạn văn miêu tả cảnh: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì( thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bớinông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét như hang tôi. * Đoạn văn miêu tả nội tâm: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chớ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không. - GV gọi HS hình thành khái niệm miêu tả nội tâm? * HS dựa vào phần ghi nhớ để phát biểu khái niệm. Nội dung ghi I. Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: 1. Câu 1: SGK/117 -Yếu tố miêu tả ngoại cảnh. - Yếu tố miêu tả nội tâm. - Dấu hiệu nhận biết: + Suy nghĩ . + Cảm xúc. + Diễn biến tâm trạng. - Miêu tả trực tiếp. - Miêu tả gián tiếp. II. Ghi nhớ: - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. - Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc , tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tảnội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục, …… của nhân vật. * Hoạt động 2: Luyện tập. 1.Bài tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi( miêu tả nội tâm của nàng Kiều) a. Mã Giám Sinh, người đàn ông đã ngoài bốn mươi nhưng ăn diện trau chuốt thái quá. Hắn giả danh đi cưới Kiều về làm vợ nhưng thực chất hắn mua Kiều về lầu xanh. Trước nỗi khổ bị lừa của Kiều, hắn không chút thương xót. Kiều đau đớn, xót xa,buồn tủi, ngại ngùng cho thân phận của mình. Kiều tức tối cho hoàn cảh gia đình mình bị thằng bán tơ vu oan để Kiều phải lênh đênh chìm nổi trong cuộc đời. b. Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một gã đàn ông đến nhà Vương ông. Gã đàn ông ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặt chải chuốt tới mức đỏm dáng. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kỳ của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một gã đan ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cách thật ngạo mạn, xất xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắn tay … để “kiểm tra” nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý, gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng nòi con buôn …… Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang “say đòn” với một cuộc mua bán vô tiền khoáng hậu thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề … Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này?...... Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá”vàng ngoài bốn trăm”. 2. Bài tập 2: Đóng vai Kiều viết đoạn văn báo ân, báo oán bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư. HS viết đoạn văn cần có các chi tiết sau: - Kiều mở toà án. - Cho mời Thúc Sinh( hình ảnh, thái độ). - Kiều nói gì với Thúc Sinh? - Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư như thế nào? - Cho mời Hoạn Thư đến và tâm trạng của Kiều khi thấy Hoạn Thư: căm giận, tủi hờn. - Kiều nói gì với Hoạn Thư? - Hoạn Thư bào chữa ra sao? Người đầu tiên mà Kiều cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh”thấp cơ thua trí đàn bà”! Nàng nói với chàng Thúc rằng:” Khi tôi đang gặp hoạn nạn ở Lâm Tri, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được? Dù chúng ta chẳng nên vợ nên chồng như chàng từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà mọn gửi biếu chàng để tỏ chút lòng thành … Còn vợ chàng thì tai quái quá, phen này ắt phải trả giá thôi!” Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, Kiều cố lấy giọng thật ngọt ngào, hỏi:”Ơ kìa, sao tiểu thư lại đến nông nỗi này?Phải công nhận rằng, từ xưa đến nay, đàn bà mà sâu sắc nước đời như tiểu thư là hiếm lắm! Nhưng lẽ đời cũng thật công bằng tiểu thư ạ!Gieo gió thì ắt gặt bão thôi phải không, thưa tiểu thư?”. Thoạt đầu, thấy Kiều không đập bàn thét lác gì, mà lại tỏ ra mền mỏng ngọt nhạt, Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn thừa biết những người đàn bà”tình cảm” như thế mới thật đáng sợ!. Tuy nhiên, Hoạn nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý có tình; nghĩa là Hoạn rất biết điều. Trước thái độ nhũn nhặn và những lý lẽ thấu tình đạt lý của Hoạn Thư, Thuý Kiều tỏ ra bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, nàng có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế nàng mới dựng nên cảnh”dưới cờ gươm tuốt nắp ra, chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”; nhưng bây giờ thì biết xử ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết Hoạn Thư thì hoá ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen? Còn nếu ta tha Hoạn Thư hì sao nhỉ? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta còn có cơ hội trả thù nữa! Nhưng mà Đức Phật từ bi chẳng đã từng răn dạy chúng sinh rằng:”Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù!” đó sao? Ngẫm nghĩ hồi lâu, nàng quyết định hành xử theo lời dạy của Đức Phật, bèn nói với Hoạn Thư:” Người tự biết mình có lỗi nghĩa là người không có lỗi!Vì vậy ta quyết định tha bổng tiểu thư!”. Dứt lời, nàng ra lệnh:” Lính đâu! Hãy đưa tiễn tiểu thư về tận nhà cho ta!”. Khi Hoạn Thư cuối đầu chào từ biệt Thuý Kiều, hình như cả hai người đều rơm rớm nước mắt? Hoạn Thư nghện ngào xúc động nói nhỏ với Kiều:” mong nàng hãy bảo trọng … “ . Thuý Kiều khẽ gật đầu và cũng nói nhỏ với Hoạn Thư:”Chúc tiểu thư bình an …”. 3. Bài tập 3: Diễn tả tâm trạng của em sau khi gây chuyện có lỗi với bạn. HS về nhà tự làm bài tập này. IV Củng cố: Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên gặp nạn. - Đọc đoạn trích và chú thích để tìm hiểu từ khó. - Tìm vị trí đoạn trích, bố cục, đại ý. - Trả lời 4 câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK. - Học thuộc lòng trước đoạn trích. - Xem phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY40.DOC