Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Viết bài tập làm văn số 2

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Học sinh biết:Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

2. Kỹ năng: HS rèn cách diễn đạt, trình bày văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

3 Thái độ: HS hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự để biết đưa vào bài một cách linh hoạt.

B. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận

C. Đề bài:

 Lớp 9D: Đóng vai Trương Sinh, hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

(đoạn từ đầu đến trót đã qua rồi.)

 Lớp 9C: Dựa vào đoạn trích Chị em Thúy Kiều, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy kể về chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em có kết hợp yếu tố miêu tả.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Viết bài tập làm văn số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn 2 tháng 10 năm 2013 Tiết 36, 37 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh biết:Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động. 2. Kỹ năng: HS rèn cách diễn đạt, trình bày văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 3 Thái độ: HS hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự để biết đưa vào bài một cách linh hoạt. B. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận C. Đề bài: Lớp 9D: Đóng vai Trương Sinh, hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (đoạn từ đầu đến trót đã qua rồi.) Lớp 9C: Dựa vào đoạn trích Chị em Thúy Kiều, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy kể về chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em có kết hợp yếu tố miêu tả. D. Yêu cầu và biểu điểm. a) Yêu cầu: Hình thức: Đúng kiểu bài tự sự sáng tạo, dựa vào văn bản đã học Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, trình bày khoa học, đảm bảo nội dung, chi tiết trong văn bản, giới thiệu nhân vật hợp lí, có đan xen các yếu tố miêu tả. Nội dung: Đề 1: - Giới thiệu nhân vật Trương Sinh - tôi, khi Vũ Nương đã qua đời: sống cảnh đơn độc, buồn tủi; thương con phải sống trong cảnh mồ côi... - kể. - Kể về nỗi ân hận vì nhận ra tính đa nghi, độc đoán phòng ngừa vợ quá mức khi mới cưới Vũ Nương về; kể về sự hồ đồ, vũ phu, đã khiến Vũ Nương, người vợ hiền dịu, nết na, thủy chung phải chết oan uổng..., hiểu về nỗi vất vả, đức hi sinh của nàng khi mình ở nhà cũng như khi đi lính; hiểu về lòng yêu chồng thương con khi Vũ Nương nghĩ ra trò chơi cái bóng...- kể và tả - Kể về những điều ước: với mình, với người đã khuất. Đề 2: - Giới thiệu được vị trí của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều trong gia đình Vương Viên ngoại - kể. - Giới thiệu chân dung hai chị em - kể và tả: + Vân sang trọng, đài các, quý phái. Nàng có khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, có đôi lông mày cong đậm như nét ngài của con bướm tằm. Vân cười tươi như hoa, lời nói trong như ngọc. Suối tóc của Vân đen dài, óng mượt hơn mây, làn da của nàng trắng trẻo, mịn màng hơn cả tuyết. + So với em, Kiều nổi trội hơn cả tài lẫn sắc. Mắt của Kiều trong veo, sáng long lanh như hồ nước mùa thu, lông mày nàng xinh tươi như dáng núi mùa xuân. Dung nhan đằm thắm của nàng đến mức hoa phải ghen, vóc dáng mơn mởn của nàng đến mức liễu phải hờn. Vẻ đẹp của nàng sánh với các mĩ nhân trong thiên hạ khiến các bậc đế vương đắm say đến mất nước, mất nhà. Nàng đúng là một tuyệt thế giai nhân. Không chỉ lí tưởng về nhan sắc mà nàng còn hoàn hảo về tài năng. Ở Kiều, hội tụ mọi vẻ đẹp tài năng mà người đời mơ ước. Nàng có tư chất thông minh bẩm sinh. Cầm, kì, thi, họa tài nào của nàng cũng đến mức thành nghề song điêu luyện phải kể tới tài đàn. Nàng soạn và chơi khúc Bạc mệnh. Mỗi khi khúc nhạc ấy cất lên đã làm tái tê, não nề trái tim bao người. - Kể về nếp sống đức hạnh của hai chị em: Sống trong gia đình khá giả, đã đến tuổi búi tóc cài trâm nhưng hai nàng luôn giữ khuôn phép... b. Biểu điểm Điểm 9-10: Thực hiện đủ những yêu cầu kể trên, diễn đạt tốt, trình bày sạch đẹp Điểm 7-8: Đạt được những yêu cầu cơ bản trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ Điểm 5-6: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả Diểm 3-4: Chưa đáp ứng được yêu cầu, còn mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả Điểm 1-2: Lạc đề, chữ quá xấu, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả * Củng cố: GV thu bài và nhận xét về 2 tiết làm bài. * HD về nhà: Đọc và tìm hiểu trước các yêu cầu bài: Miêu tả nội tâm trong VB tự sự ----------------------------------------------------------------------- Tiết 38 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích Truyện Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu) A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên. - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm - Những hiểu biết bước đầu về sự kiện, nhân vật, cốt truyện trong tác phẩm 2. Kỹ năng: Học sinh rèn cách: - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ. - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. 3 Thái độ: HS có tình yêu quý những con người lương thiện và khát vọng giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài; Truyện Lục Vân Tiên; một số hình ảnh về Nguyễn Đình Chiểu. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học, soạn bài C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu và GQVĐ, phân tích, bình giảng,… Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? ? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối ? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đầy bất hạnh nhưng có nghị lực sống và có nhiều cống hiến cho đời. Để hiểu về ông, hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về NĐC và t/phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Dựa vào chú thích (é) hãy nêu những thông tin chính về NĐC: Năm sinh, năm mất, quê quán, những phẩm chất tính cách, những bài học từ cuộc đời và sự nghiệp. é GV giới thiệu ảnh chân dung, chốt lại một số ý chính sau khi cho HS quan sát chân dung NĐC. ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về t/phẩm: Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm? - GV bổ sung thêm thông tin về kết cấu và các phần của tác phẩm (SGV, STK..) é GV chốt lại những thông tin chính. GV giới thiệu Truyện Lục Vân Tiên ? Dựa vào tóm tắt của SGK, em hãy tóm tắt lại nội dung từng phần của truyện. - GVNX và có thể động viên, cho điểm. - Sau khi HS tóm tắt xong, GV nêu câu hỏi: ? "Truyện LVT" được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào ? Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. ? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì ? é GV bổ sung và chốt lại : I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - NĐC (1822-1888) quê nội ở Thừa Thiên- Huế; quê ngoại ở Gia Định. - Là người có cuộc đời đầy bất hạnh nhưng có nghị lực sống và cống hiến cho đời. - Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ- Hà Mậu; Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…. 2) Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên ". a) Hoàn cảnh ra đời: Đầu những năm 50 của thế kỉ 19. b) Đặc điểm: Là truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát kết cấu theo lối chương hồi dùng để kể. c) Tóm tắt truyện: * "Truyện LVT" gồm 4 phần: -Phần 1: LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp -Phần 2: LVT gặp nạn được thần và dân cứu giúp. - Phần 3: KNN gặp nạn vẫn chung thuỷ với LVT. - Phần 4: LVT và KNN gặp lại nhau. d) Giá trị của tác phẩm: -Nội dung: Truyền dạy đạo lí làm người (tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện kh.vọng, ước mơ của nhân dân…) - Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc địa phương Nam bộ. àNgười tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc nhưng vẫn được phù trợ cưu mang; cuối cùng đều vượt qua, được đền đáp, kẻ xấu bị trừng trị. -Phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân: ở hiền gặp lành, thiện thắng ác. -Cho thấy cuộc đời có nhiều sự bất công, vô lí, nhiều kẻ ác. 4) Củng cố : ? Nhân cách lớn của NĐC thể hiện ở những điểm nào? A. Nghị lực sống và cống hiến cho đời B. Cuộc đời đầy bất hạnh C. Lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm D. Kết hợp A và C ? Từ con người và cuộc đời của NĐC, em rút ra bài học gì cho bản thân? 5) HD về nhà : - Nắm chắc những thông tin chính về tác giả, tác phẩm - Tập tóm tắt lại toàn bộ tác phẩm - HS yếu: viết đoạn văn giới thiệu về nhà thơ NĐC ’ Đọc, tìm hiểu kĩ VB: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ............................................................... Ngày soạn 4 tháng 10 năm 2013 Tiết 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( Tiếp theo ) ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2. Kỹ năng: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lý tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích. 3 Thái độ: HS học tập những phẩm chất đáng quý của hai nhân vật trong đạon trích. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phân tích, bình giảng, trực quan, tổng kết khái quát. Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số: 2) KT bài cũ: ? Nêu những nét chính về tác giả NĐC? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên. 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nguyễn Đình Chiểu đã làm nổi bật tính cách anh hùng, tấm lòng vì nghĩa và tài năng của LVT qua đoạn trích như thế nào, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - Dựa vào phần tóm tắt cốt truyện, em hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn trích trong tác phẩm " Truyện LVT" - GV bổ sung thêm: Ngay trước đoạn trích là cảnh Vân Tiên thấy mọi người dân khốn khổ vì tên cướp Phong Lai... - GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, chính xác, chú ý chuyển giọng phù hợp ở những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh, cử chỉ và lời nói của hai nhân vật chính. - GV đọc 1 đoạn, nhận xét cách đọc của HS. - GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích: lưu ý các từ HV, các từ địa phương. ? VB có thể chia làm mấy đoạn ? nêu nội dung của từng đoạn ? ?Hãy thuật lại sự việc đánh cướp của LVT trong phần đầu VB ? ? Sự việc đánh cướp được kể qua các chi tiết, hành động, lời nói điển hình nào của LVT ? ? Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Quốc, trong truyện dân gian VN? ? Qua những lời nói và hành động, ta thấy LVT có những phẩm chất gì ? é GV bổ sung: Với cách miêu tả nvật qua cử chỉ, hành động, lời nói, tgiả đã làm nổi bật tính cách anh hùng, tấm lòng vì nghĩa và tài năng của LVT ? Hãy tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN ? - Theo dõi nhân vật LVT trong cuộc đối thoại này và cho biết: ? Nhân vật Vân Tiên chủ yếu được miêu tả trên phương diện nào sau đây ? A. Hành động C. Ngoại hình B. Lời nói D. Tâm lí ? Những lời nói nào có giá trị khắc hoạ rõ nét nhân vật LVT ? ? Những lời nói đó cho thấy Vân Tiên là con người như thế nào ? ? Nhân vật KNN được tác giả khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào ? ?Khi đối đáp với LVT, KNN đã nói thế nào ? ?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của KNN? ? Qua những lời nói đó, em cảm nhận gì về con người của KNN ? é GV chốt lại: Qua lời nói, cử chỉ, ta thấy LVT là người ngay thẳng, trong sáng, nghĩa hiệp còn KNN là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức, biết trọng ơn nghĩa - GV hướng dẫn HS tổng kết về NT của VB dựa vào câu hỏi 4, 5- SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. - GV hướng dẫn HS luyện tập qua bài tập SGK tr 116. - GV cho HS đọc diễn cảm lại đoạn trích và nhận xét cách đọc của HS. II. Đọc - hiểu VB : 1. Vị trí đoạn trích - Nằm ở phần đầu của truyện. - LVT một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. 2. Đọc, * Chú thích: * Bố cục: ’ 2 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến…." thân vong"’ LVT đánh cướp. - Đoạn 2: Còn lại’ Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN. 3. Phân tích: a) LVT đánh cướp: - Hành động: bẻ cây…xông vô tả đột hữu xông - Lời nói: kêu rằng….. - Triệu Tử Long, Võ Tòng - Thạch Sanh --> Dũng cảm-Tài năng-Có tinh thần nghĩa hiệp b) Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN: * Nhân vật LVT: ’ Phương diện lời nói. " Khoan khoan…phận trai" "Vân Tiên nghe nói….trả ơn" " Nhớ câu….anh hùng" ’ Ngay thẳng, vô tư, trong sáng, nghĩa hiệp. * Nhân vật KNN: ’ Lời nói. - Thưa rằng: ... - Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành - Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. - Gẫm câu báo đức thù công, Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi -Ngôn ngữ (lời nói) dịu dàng, khiêm nhường, mực thước. ’ Là người con gái chân thật, hiếu thảo, nết na, ân nghĩa. 4. Tổng kết: ghi nhớ- SGK III/ Luyện tập : - Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói. -Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương. - Phong Lai: hống hách, kiêu căng. -Vân Tiên: lúc thì giận dữ, lúc bộc trực, chân thành. - Nguyệt Nga: dịu dàng, xúc động, chân thành. 4) Củng cố : ? Đoạn trích " LVT cứu KNN" thể hiện khát vọng gì của tác giả? A. Được cứu người, giúp đời B Trở nên giàu sang, phú quý C. Có công danh hiển hách D. Có tiếng tăm vang dội 5) HD về nhà : - Học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm - Đọc thêm đoạn KNN đi cống giặc Ô Qua và làm bài tập 1, 2, 3- SBT ’ Soạn VB: Đồng chí ................................................................ Tiết 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Tdụng của miêu tả nội tâm và MQH giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Kỹ năng: Học sinh rèn cách: - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. 3 Thái độ: HS có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong tạo lập văn bản tự sự. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận, nêu và GQ vấn đề, phân tích Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: : KT sĩ số : 2) KT bài cũ: ? Đọc diễn cảm đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có một số lời thơ sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. Để hiểu sâu về kiến thức này, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm: Yêu cầu HS tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều. ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều ? ? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào đối với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? ?Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự ? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp VD 2. ? Em hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả Nam Cao ? ?Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy rút ra nhận xét thế nào là miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm ? ?Miêu tả nội tâm trong VB tự sự là gì ? tác dụng ? ? Có mấy hình thức miêu tả nội tâm ? Đó là những cách nào ? Hoạt động 3: Luyện tập. ’ Lưu ý: Kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thế nào, đặc biệt lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó. Có thể tham khảo VB Bài học đường đời đầu tiên (Ngữ văn 6- tập 2 ) - Phân biệt: Kể việc và miêu tả nội tâm. I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự: 1. Ví dụ: Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích 2) Nhận xét: - Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh: "Trước lầu ……dặm kia ". hoặc "Buồn trông….ghế ngồi ". -Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều: "Bên trời…người ôm ". - Căn cứ vào đối tượng miêu tả. Đoạn đầu: Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp trước lầu Ng Bích. Đoạn cuối: Cảnh thiên nhiên trống trải, xa vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích. Đoạn giữa (miêu tả nội tâm): đối tượng là những suy nghĩ của Kiều về thân phận, quê hương, cha mẹ. - Từ khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình (tả cảnh) ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. ’ VD từ đoạn đầu tả cảnh lầu Ngưng Bích. - Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, rung động trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật ’ có vai trò to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật. - Nam Cao đã miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc một cách gián tiếp: qua nét mặt, cử chỉ ta thấy được nỗi đau đớn tột cùng của lão khi phải dứt ruột bán đi con chó-một kỉ vật- của đứa con. * Rút ra nhận xét: a) Miêu tả bên ngoài: - Đối tượng là cảnh vật thiên nhiên và con người với diện mạo, hành động, ngôn ngữ. - Có thể quan sát trực tiếp b) Miêu tả nội tâm: - Đối tượng miêu tả là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật. - Không quan sát được trực tiếp. 3) Kết luận: (ghi nhớ: SGK - 117) II/ Luyện tập : 1) Bài tập 1: Có thể kể ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất. 2) Bài tập 2: - Ngôi kể: xưng tôi ’ ngôi thứ nhất. - Nội dung: Kể về việc báo ân, báo oán. -Yêu cầu: Bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều khi gặp lại Hoạn Thư. 4) Củng cố : 1. Chỉ ra mục nào là đối tượng của miêu tả nội tâm? A. Những suy nghĩ của nhân vật. C. Diễn biến tâm trạng của nhân vật. B. Những tình cảm của nhân vật. D. Cả 3 đối tượng trên. 2. Những văn bản VHDG đã được học ở lớp 6 ( truyền thuyết, cổ tích…) nhìn chung không có miêu tả nội tâm nhân vật. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 5) HD về nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm kiến thức cơ bản của tiết học - Phân biệt được miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm - Chép lại những câu thơ miêu tả nội tâm của TK trong đoạn trích MGS mua Kiều. - Làm bài tập 3 (SGK) và bài tập 2, 3, 4 (SBT) - Xem trước, thực hiện những yêu cầu của giờ: Trả bài tập làm văn số 2, Chương trình địa phương phần Văn. Ngày 7 tháng 10 năm 2013

File đính kèm:

  • docNV9HKI Tuan 8.doc
Giáo án liên quan