A- Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao.
- Hiểu và phân tích được các hình tượng nhân vật, đặc biệt là hình tượng nhân vật Chí Phèo, từ đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của đoạn trích và của tác phẩm.
- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: Điển hình hoá nhân vật, trần thuật, kết cấu, miêu tả tâm lí nhân vật
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, Thiết kế bài học, giáo án.
C. Cách thức tiến hành.
GV tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm và trao đổi thảo luận.
D- Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:Tóm tắt và nêu ý nghĩa châm biếm của đoạn trích ”hạnh phúc của một tang gia”
3. Bài mới:Nam Coa là một nhà văn có vị trí khá đặc biệt trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 nói riêng và trong văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Tuy sống và sáng tác trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng Nam Cao đã để lại những thành tựu rất lớn trong văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những tác phẩm lớn của ông là Chí Phèo được sáng tác trước năm 1945. Để hiểu rõ hơn về Nam Cao và tác phẩm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn: Chí phèo năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: Chí Phèo
Ngày 30-11-2007
Tiết:50-51.
Người soạn: Phan Thị Hường.
A- Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao.
- Hiểu và phân tích được các hình tượng nhân vật, đặc biệt là hình tượng nhân vật Chí Phèo, từ đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của đoạn trích và của tác phẩm.
- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: Điển hình hoá nhân vật, trần thuật, kết cấu, miêu tả tâm lí nhân vật…
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, Thiết kế bài học, giáo án.
C. Cách thức tiến hành.
GV tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm và trao đổi thảo luận.
D- Tiến trình lên lớp
1/ ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:Tóm tắt và nêu ý nghĩa châm biếm của đoạn trích ”hạnh phúc của một tang gia”
3. Bài mới:Nam Coa là một nhà văn có vị trí khá đặc biệt trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 nói riêng và trong văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Tuy sống và sáng tác trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng Nam Cao đã để lại những thành tựu rất lớn trong văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những tác phẩm lớn của ông là Chí Phèo được sáng tác trước năm 1945. Để hiểu rõ hơn về Nam Cao và tác phẩm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.
hoạt động của GV- hs
Yêu cầu cần đạt
GV: Gọi một học sinh đọc phần một ( SGK) yêu cầu cả lớp tóm tắt những nét chính về tiểu sử của Nam Cao vào vở nháp. Gọi một học sinh đứng dậy trình bày?
GV: Con người Nam Cao như thế nào?
GV: Con người Nam Cao phản ánh khá rõ trong những quan điểm sáng tác của ông. Nam Cao là một trong số ít nhà văn trước cách mạng tháng 8 có quan điểm nghệ thuật tiến bộ. Tuy không được trình bày thành tác phẩm chính luận chuyên bàn về quan điểm nghệ thuật nhưng rải rác trong tác phẩm cảu Nam cao ta có thể nhận thấy được điều đó.
Vậy đó là những quan điểm nghệ thuật nào?
GV: Tinh thần nhân đạo của Nam Cao được thể hiện sâu sắc và mới mẻ ở chỗ nào?
GV: So với các nhà văn hiện thực phê phán khác Nam Cao có gì khác?
GV: Các em thảo luận các vấn đề sau:
Quá trình sáng tác của Nam Cao? Được chia làm mấy giai đoạn?
Hệ thống tác phẩm theo đề tài? Nội dung của từng đề tài?
Từ các sáng tác của Nam Cao qua hai đề tài em có nhận xét chung gì?
GV: Dựa vào SGK hãy trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Tiết
GV: ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
GV: Vậy chủ đề của tác phẩm Chí Phèo là gì?
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm theo các sự kiện chính.
Vậy chủ đề của tác phẩm được thể hiện qua đâu? (qua không gian nghệ thuật của tác phẩm và hình tượng nhân vật Chí Phèo).
GV: Không gian nghệ thuật của tác phẩm được Nam Cao dựng lên như thế nào? Không gian nghệ thuật ấy có ý nghĩa gì? Tìm và phân tích những chi tiết tiêu biểu?
GV: Cuộc đời Chí Phèo có những bước ngoặt lớn nào?
GV: Nam Cao kể lại lai lịch của Chí Phèo ra sao?
GV: Nguyên nhân nào Chí Phèo bị đẩy vào tù? Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu văn ở đây của Nam Cao?
GV: Sau 7, 8 năm ở tù về Chí Phèo trở thành người như thế nào?
GV: Hành động của Chí Phèo cho ta thấy điều gì?
GV: Mở đầu truyện là một hình ảnh đầy ấn tượng. Đó là hình ảnh gì?
GV: Qua tiếng chửi ta thấy bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là gì?
GV: Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của Nam Cao. Qua đó nhà văn muốn thể hiện điều gì?
GV: Tìm – phân tích những chi tiết thể hiện sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở?
GV: Suy nghĩ của Chí thể hiện điều gì?
GV: Như vậy Thị Nở có vai trò như thế nào đối với cuộc đời của Chí?
GV: Qua đó Nam Cao muốn khẳng định điều gì?
GV: Khao khát mong muốn của Chí Phèo có trở thành hiện thực không? Vì sao?
GV: Diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ khi bị Thị Nở từ chối?
GV: Chi tiết “hơi cháo hành” được nhắc lại có tác dụng gì?
GV: Trong cơn tuyệt vọng bế tắc Chí đã thấm thía tội ác của kể thù. Để giải quyết bế tắc bi đát Chí đã có những hành động nào?
GV: Cái chết của Chí có ý nghĩa gì?
GV: Nam Cao xây dựng nhân vật Bá Kiến bằng những hình ảnh nghệ thuật nào?
GV: Điều đó được bộc lộ qua chi tiết nào? (qua mấy dòng suy nghĩ của cụ Bá về bà vợ tư trẻ đẹp).
GV: Vậy Bá Kiến đại diện cho giai cấp nào trong xã hội?
GV: tác phẩm thành công bởi những biện pháp nghệ thuật nào?
GV: Qua hình tượng Chí Phèo Nam Cao muốn đặt ra vấn đề gì?
GV: Em hãy nêu khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?
GV: Củng cố- dặn dò học sinh:
- Tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo và tóm tắt đoạn”Chí Phèo tỉnh - Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Chuẩn bị bài mới tiếp theo.
Tác Giả
Tiểu sử và con người.
Tiểu sử.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917- 1951).
- Quê: Phủ Lí Nhân - tỉnh hà Nam( xã Hoà Hậu – huyện Lí Nhân – tỉnh Hà Nam), là một vùng đồng bằng chiêm trũng, một năm chỉ trồng một vụ lúa lại bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn nên nhân dân quanh năm nghèo đói à in rõ dấu trong tác phẩm của Nam Cao.
- Bút danh Nam Cao ghép từ hai chữ đầu của huyện Nam Sang – tổng Cao Đà.
Sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo, đông con à am hiểu sâu sắc cuộc đời, số phận người dân.
Cuộc đời riêng: Là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế. Học hết bậc thành chung à vào Sài Gòn bắt đầu sáng tác à ốm yếu thất nghiệp nên trở về à dạy học ở trường tư thục và viết văn.
+ Trước cách mạng tháng 8 là một trí thức, có ước mơ hoài bão, sống lay lắt bằng nghề viết văn à điển hình cho người trí thức tiểu tư sản cũ.
+ Sau cách mạng tháng 8: Tích cực tham gia cách mạng (từ 1943 tham gia hội văn hoá cứu quốc. 1945 tham gia cướp chính quyền ở địa phương, được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó được điều lên hội văn hoá cứu quốc, tham gia kháng chiến. Năm 1951 trên đường công tác vùng sau lưng địch bị giặc phục kích bắt và bắn chết tại Ninh Bình ị đó là sự hi sinh của một nhà văn – chiến sỹ.
b. Con người.
- Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sông nội tâm phong phú. Luôn tự đấu tranh với chính mình để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người dân nghèo khổ.
Û Nam Cao là người mang nặng tâm sự u uất, bi phẫn trước xã hội bóp nghẹt sự sống con người. Điều đó đưa ông đến với những con người nghèo khổ, với nhân loại cần lao (không thoát ly, ngạo mạn như các nhà văn khác) “người trí thức trung thực vô ngần” .
2. Quan điểm sáng tác:
- Văn chương phải gắn liền với cuộc sống, phản ánh hiện thực.
Đây là nguyên lý cơ bản của văn chương “nhà văn là thư ký trung thành của thời đại” (BanZăc).
+ Văn học là tấm gương phản ánh xã hội, phản ánh trung thực hiện thực cuộc sống con người.
+ Phê phán thoát ly xa rời hiện thực “nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối… chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.
+ Phê phán lối văn tả chân, chỉ tả cái bề ngoài của cuộc sống mà không truy tìm nguồn gốc.
Văn chương phải chứa đựng tinh thần nhân đạo.
Đây là một yêu cầu của văn học chân chính hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ.
+ Sâu sắc:
Nhìn thấy được nỗi cực nhục trong tinh thần của con người bằng sự yêu thương, có trách nhiệm.
Yêu thương thấu hiểu chia sẻ, chiêu tuyết cho những sai lầm, tha hoá của con người.
+ Mới mẻ: Luôn có lòng tin mãnh liệt, bất diệt ở con người. Tin ở tương lai, ở lương năng của con người ị đó là cái sâu sắc mới mẻ của Nam Cao. Tác phẩm của ông ra đời khi văn học hiện thực phê phán đã thoái trào nhưng tinh thần nhân đạo trong tác phẩm cảu ông đã vực lại và tiếp sức cho văn học giai đoạn này phát triển.
Nam Cao không hướng vào hiện thực đói cơm rách áo mà đi sâu khai thác một hiện thực ít ai nhận thấy: đói cơm rách áo là nguyên nhân dẫn tới sự tha hoá, biến chất, xói mòn trong đời sống tinh thần trong tâm hồn của người nông dân và trí thức tiểu tư sản. Thấy được cái ngột ngạt bên trong cái ngoại cảnh.
Văn chương phải có tính sáng tạo:
+ Luôn nghiêm túc, cẩn trọng trong nghề nghiệp “sống đã rồi hãy viết”, “sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là đê tiện nhưng sự cẩu thả trong văn chương là đê tiện nhất”.
+ Sáng tạo phải tìm ra cái mới “văn chương không cần đến những thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
+ Sáng tạo phải gắn liền với thực tế, trải nghiệm từ cuộc đời “góp sức vào công việc lúc này là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.
Sự nghiệp văn học:
Đề tài
Trước 1945
Sau 1945
Về người nông dân
Tác phẩm
Lão Hạc, Một bữa no, Tư cách mỏ, Chí Phèo
Nội dung:
- Quan tâm đến số phận cơ cực hẩm hiu nhất của con người vừa nghèo – hèn dưới đáy xã hội.
- Quan tâm đến những con người bị lăng nhục, chà đạp về nhân phẩm, bị tha hoá lưu manh, xây dựng hàng loạt nhân vật dị hình dị dạng méo mó ị đồng cảm xót thương trước những bi kịch của con người và thể hiện niềm tin yêu vào bản tính lương thiện của họ, khẳng định bản chất đẹp đẽ của con người…
- Tác phẩm:
Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, chuyện biên giới.
- Nội dung: phản ánh diễn biến tâm lý của tầng lớp trí thức cũ đi theo cách mạng tham gia kháng chiến. Xác định lập trường cách mạng và cái nhìn đúng đắn cho giới văn nghệ sỹ.
Người trí thức tiểu tư sản
Tác phẩm:
Sống mòn, Trăng sáng, Đời thừa…
Nội dung:
- Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của người trí thức.
- Miêu tả tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ ị tố cáo xã hội vô nhân đạo tàn phá tâm hồn nhân cách con người, vùi dập tài năng, khát vọng ước mơ của họ, thể hiện niềm tin ở con người, luôn đấu tranh vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh
Û Dù viết về đề tài nào, điều làm cho Nam Cao đau đớn, day dứt là tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính ị tạo giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ cho tác phẩm của Nam Cao.
4. Phong cách nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực khắc nghiệt, lạnh lùng, rất tỉnh táo nhưng trĩu nặng ưu tư và đằm thắm yêu thương.
+ Khi miêu tả hiện thực, phơi bày ung nhọt của xã hội à ngòi bút tỉnh táo, sắc cạnh.
+ Từ sự việc nhỏ Nam Cao khái quát nên vấn đề lớn à giọng văn triết lý ưu tư, nhân vật của ông rất hay suy tư về cuộc đời lẽ sống.
+ Sau giọng văn lạnh lùng phơi bày thực trạng xã hội à sự yêu thương trân trọng tin tưởng con người - đằm thắm yêu thương của nhà văn…
- Nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lý nhân vật: thường phối hợp nhiều hình thức miêu tả: độc thoại nội tâm, lời nói nửa trực tiếp, miêu tả ngoại hình…
- Ngôn ngữ sinh động uyển chuyển gắn với ngôn ngữ đời sống.
- Kết cấu tâm lý Û Nam Cao xứng đáng là một cột mốc lớn trong lịch sử văn học Việt Nam.
B. tác phẩm Chí phèo
I. Tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Ra đời năm 1941, in trong tập “Luống cày” (1946), khai thác từ người thực việc thực được tác giả hư cấu, khái quát thành bức tranh hiện thực của nông thôn Việt Nam trước CM tháng 8.
2. Nhan đề:
- Lúc đầu tác phẩm có tên “Cái lò gạch cũ” à một chi tiết nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm ị tạo kết cấu vòng tròn, thể hiện tư tưởng của nhà văn: Hiện tượng lưu mạnh hoá chưa kết thúc, vẫn còn tiếp dù Chí Phèo đã chết. Phản ánh quy luật hiện thực đương thời quẩn quanh bế tắc.
- Sau đó nhà xuất bản đổi tên “Đôi lứa xứng đôi” à nhằm nhấn mặt ái tình, mỉa mai giễu cợt thiếu tôn trọng mối tình Chí Phèo – Thị Nở à kích thích thị hiếu rẻ tiền của độc giả đương thời. Nó không phản ánh đúng, thậm chí sai lệch vấn đề.
- Sau này Nam Cao đổi tên thành “Chí Phèo” à thể hiện tập trung chủ đề tác phẩm: qua cuộc đời, số phận Chí Phèo à khái quát số phận của những người nông dân bị lưu mạnh hoá trong xã hội cũ, thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn là tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã cướp đi của người dân cả nhân hình, nhân tính; Phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người.
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Hình ảnh làng Vũ Đại:
Không gian nghệ thuật của tác phẩm là làng Vũ Đại chỉ được dựng lên qua một số chi tiết chọn lọc, nằm rải rác trong tác phẩm tưởng chừng như ngẫu nhiên:
+ Làng không quá 2000 người, xa phủ, xa tỉnh.
+ Bọn cường hào kết bè kết cánh chia bè phái “quần ngư tranh thực” nhưng cùng hợp sức để bóc lột nhân dân à đẩy người dân vào con đường cùng, chống trả lại bằng sự tha hoá lưu manh như Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo ị làm nỗi bật mâu thuẫn xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn. Đó là xung đột giữa giai cấp thống trị với nông dân và xung đột trong nội bộ giai cấp thống trị ị đẩy người nông dân hiền lành thấp cổ bé họng vào con đường cùng. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8: tối tăm, tủi nhục, ngột ngạt.
2. Hình tượng Chí Phèo.
Nhân vật Chí Phèo được xem là linh hồn của tác phẩm. Nhân vật chính hội tụ những giá trị đặc sắc của tác phẩm.
- Cuộc đời Chí Phèo có 3 bước ngoặt lớn:
+ Trước lúc đi ở tù.
+ Sau khi ở tù ra và tới khi gặp Thị Nở.
+ Khi bị Thị Nở khước từ tình yêu.
a. Trước khi đi ở tù:
- Chỉ mấy câu lướt qua và một số chi tiết như là ngẫu nhiên ị ta có thể nắm được lai lịch của nhân vật.
+ Là đứa trẻ bị bỏ rơi “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích” à bất hạnh, khốn cùng ngay từ khi chào đời đã không được gia đình chấp nhận.
+ Lớn lên đi ở hết nhà này đến nhà khác ị Chí Phèo là ngưòi cùng hơn cả dân cùng. Nhưng lương thiện (hiền lành, cần cù lao động, có ước mơ, khát vọng, có lòng tự trọng cao, có nhân cách trong sáng). Con người lương thiện ấy lẽ ra được sống một cuộc sống hạnh phúc yên ổn. Thế nhưng lại là nạn nhân của xã hội ăn thịt người.
b. Sau khi ở tù về và tới khi gặp Thị Nở:
- Nguyên nhân: Ghen bóng ghen gió à Chí Phèo vô cớ bị đẩy vào tù. Hàng loạt những câu văn vu vơ, mơ hồ giả định “có người bảo… mỗi người nói một cách” không xác định rõ nguyên nhân ị tố cáo xã hội phi nhân tính, không coi trọng quyền con người.
- Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho Bá Kiến biến Chí Phèo thành con người khác hẳn (Chí Phèo là sản phẩm của tội ác nhà tù thực dân phong kiến).
+ Ngoại hình: cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mắt gườm gườm, mặt cơng cơng trông gớm chết… ị kỳ dị, gớm ghiếc, xa lạ à tính cách hung hăng ngang ngược, hiếu chiến thích gây gổ. Ngoại hình báo hiệu sự xộc xệch về tâm hồn, khắc hoạ một quá khứ đầy sóng gió bất an.
+ Hành động: kêu làng ăn vạ, chửi bới, đánh đập, đâm chém… à côn đồ lưu manh, thể hiện sự phẫn uất, có ý thức trả thù và các định đúng kẻ thù của mình.
Hình ảnh Chí vừa đi vừa chửi: chửi trời - đời – làng Vũ Đại – cha mẹ đứa nào đẻ ra thân hắn ị không có người đáp lại ngoài những con chó dữ.
ị Chí Phèo có nhu cầu giải bày giao tiếp với đồng loại nhưng không được chấp nhận. Tiếng chửi của Chí là sự phẫn uất về cuộc đời, chính lòng căm thù đã vung lên thành tiếng chửi.
Từ chỗ người nông dân lương thiện Chí bị chính kẻ thù lợi dụng trở thành công cụ, tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Chí trở thành con quỷ dữ tác oai tác quái dân làng.
Như vậy bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là bị tàn phá nhất về thể xác, huỷ diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt quyền làm người chứ không chỉ là nỗi đau đói cơm rách áo.
Ngòi bút của Nam Cao lạnh lùng, nghiêm ngặt à Chí Phèo hiện lên rất thực như từ trang sách bước ra ngoài đời ị nhằm tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy một người nông dân lương thiện vào con đường cùng. Muốn tồn tại phải tha hoá lưu mạnh biến chất.
c. Từ khi gặp Thị Nở và bị khước từ tình yêu:
Với trái tim nhân đạo lớn, Nam Cao không Chí chìm mãi trong kiếp sống thú vật mà ông đã để Chí trở về sống kiếp người một cách tự nhiên.
Chí bất ngờ gặp Thị Nở + trận ốm ị Chí thay đổi về cả sinh tâm lí:
+ Cảm nhận được âm thanh cuộc sống đời thường, thấy nao nao buồn và nhớ lại những khát vọng hạnh phúc một thời đã qua.
+ Lần đầu tiên Chi ý thức được hiện tại và tương lai đói rét và cô độc”.
+ Tình yêu thương và sự chăm sóc của Thị Nởà Chí ngạc nhiên, mắt ươn ướt, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn” một cái gì đó giống như ăn năn”. Chí cảm nhận thấm thía mùi vị bát cháo hành của Thị Nở. Chí chua xót cay đắng nhận cuộc đời cũ, có suy nghĩ”’có thể tìm bạn được sao lại gây kẻ thù’à Hy vọng trở về cuộc sống đồng loại. à Khao khát tình yêu thương, sự chăm sóc…
ị Vốn là người lương thiện, có bản tính tốt đẹp, bị xã hội tàn ác huỷ diệt, nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy tâm hồn của Chí Phèo. Và chính Thị Nở đã làm cho phần người còn lại trong tâm hồn Chí hồi sinh và loé sáng; Thị là cầu nối đua Chí về với đồng loại. Chí khao khát được lương thiện, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.
Û Khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người và linh hồn người. Nam Cao tin vào bản tính lương thiện của con ngườià giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Nhưng khao khát mong muốn của Chí không trở thành hiện thực. Vì bà cô Thị ngăn cản nên Thị đã từ chối Chí một cách phủ phàng.
- Diễn biến tâm lí của Chí khi bị Thị Nở từ chối:
+ Chí ngẩn người, thất vọngà nổ lực níu kéo hạnh phúc, “đuổi theo nắm lấy tay Thị”, Chí lại” hít thấy hơi cháo hành”ị CHí khao khát với tình yêu và tha thiết với cuộc sống lương thiện biết chừng nào!
+ Chí rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Vì Chí ý thức được bi kịch tinh thần- bị đồng loại cự tuyệtà Chí đã tìm đến rượu để quên đi nỗi đau đớn vật vã ấy. Nhưng càng uống Chí càng tỉnh nên Chí” ôm mặt khóc rưng rức”và cứ thấy” thoang thoảng hơi cháo hành”à Tô đậm niềm khao khát tình yêu, tình người. à Làm nổi bật bi kịch tinh thần của Chí.
+ Chí đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện và kết tội tên cáo già ”Ai cho tao lương thiện, tao không thể làm người lương thiện…” ị Chí hoàn toàn tỉnh táo với những suy nghĩ sâu sắc. Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình (Vì ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy, giờ được bùng lên dữ dội khi đã được thức tỉnh).
ị Cái chết của Chí là tất yếu, hợp qui luật trong xã hội cũ. Vì khi Chí đã thức tỉnh, dù bế tắc nhưng Chí không thể trở lại con đường cũ nên phải chọn cái chết- chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người.( Niềm khao khát được sống cao hơn cả tính mạng) ị Thể hiện niềm tin mãnh liệt của Nam Cao vào con người. Phê phán tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình trạng khong lối thoát, phải tìm đến cái chết. Chí chọn cái chết cũng là cách Nam Cao bảo vệ nhân phẩm con người. Cái chết của Chí còn thể hiện mâu thuẫn giai cấp gay gắt, quyết liệt.
3. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
- Nhân vật Bá Kiến chỉ được hiện lên qua lời nói, tiếng quát “rất sang”, qua cái cười Tào Tháo và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Tác giả đặt nhân vật trong tình huống cụ thể: Chí Phèo say rượu đến nhà hắn rạch mặt ăn vạ. Trong tình huống đó người đọc thấy rõ bản chất gian ngoan, hiểm độc của Bá Kiến: thấy đám đông à Bá Kiến hiểu cơ sự à tìm kế đối phó. Vì hắn hiểu tác hại của đám đông sẽ bất lợi đối với hắn nên tìm cách giải tán bằng việc quát mấy bà vợ vào nhà rời dịu giọng bảo dân làng… Nắm rõ tâm lý của kẻ đầu bò là phải nhún nhường, ngọt lạt, mua chuộc bằng cách gọi Chí bằng anh, nhận họ hàng, giết gà mua rượu, cho tiền à nhằm dập tắt ngon lửa căm hờn.
à chuẩn bị biến Chí thành tay sai đắc lực. ị như vậy, Bá Kiến tự bộc lộ bản chất là một tên cáo già, lọc lõi trong nghề trị dân, là người nham hiểm độc ác vô cùng. Bá Kiến còn là người có nhân cách bẩn thỉu, đê tiện, dâm ô vô độ.
Nhân vật Bá Kiến ghi nhận trình độ xây dung nhân vật điển hình của Nam Cao. Bá Kiến là người đại diện tiêu biểu cho bọn cường hào ác bá cho nông thôn Việt Nam xưa.
4. Nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dung nhân vật điển hình: Chí Phèo đại diện cho những người nông dân bần cùng. Bá Kiến đại diện cho giai cấp thống trị. Nam Cao có sở trường miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật từ ngoại hình, ngôn ngữ đến hành động và bản chất bên trong.
- Kết cấu tâm lý (không theo trật tự thời gian mà diễn biến theo tâm lý nhân vật à hấp dẫn, tạo nhiều tình tiết đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ phức điệu, biến hoá đan xen lẫn nhau giữa đối thoại - độc thoại, lời nói nửa trực tiếp – gián tiếp, tạo giọng điệu phong phú, nhiều khi ngôn ngữ của người kể chuyện và nhân vật lồng ghép vao nhau ị Chí Phèo xứng đấng là một kiệt tác văn học với sự mới mẻ, đặc sắc về nội dung và khám phá mới về nghệ thuật.
III. Tổng kết – Luyện tập:
- Qua hình tượng Chí Phèo Nam Cao đặt ra vấn đề nhân sinh rất lớn:
+ Làm thế nào để con người được sống đúng với ý nghĩa “con người” trong xã hội tàn bạo phi nhân tính.
+ Là tiếng kêu cứu: hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ quyền làm người, quyền được sống lương thiện. Đó là chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
-Tác phẩm để lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
+ Hiện thực: Phản ánh số phận của người nông dân trong xã hội cũ, bị đẩy vào con đường cùng phải chống trả lại bằng sự tha hoá lưu manh. Phản ánh mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp thống trị và nông dân, giữa nội bộ giai cấp thống trị với nhau. Khái quát qui luật khủng khiếp của xã hội thực dân nữa phong kiến: Còn xã hội thực dân nữa phong kiến thì sẽ còn những người như anh Chí.
+ Nhân đạo:Khám phá khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị cướp đi bộ mặt người và linh hồn người. Cảm thông sâu sắc với số phận người nông dân bị lưu manh hoá.
Phê phán tố cáo xã hội phi nhân tính, đã tước đoạt quyền làm người, quyền được sống lương thiện của con người.
File đính kèm:
- Nam Cao - Chi Pheo.doc