Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

1. Ôi, trời rét thế!

2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên.

3. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc.

? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên.

? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó? - Ôi

- Cũng may

- Trâu ơi, này

- ( tác giả của bài thơ "Đồng chí")

 HĐ cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 103. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/Kiến thức: - Đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. - Công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. 2/Kĩ năng: Nhận diện, biết cách vận dụng để làm bài tập 3/ Thái độ -Chăm học, ý thức việc sử dụng thành phần biệt lập trong khi nói và viết. 4/ Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc hiểu nhận biết thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu. II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... 2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 1. Ôi, trời rét thế! 2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên. 3. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc. ? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên. ? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó? - Ôi - Cũng may - Trâu ơi, này - ( tác giả của bài thơ "Đồng chí") HĐ cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp: * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. + Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c? + Xác định vị trí của từ in đậm trong câu? + Các từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao? ? Em hiểu thành phần gọi đáp là gì? ? Đặt câu có thành phần gọi- đáp? HS xác định CN-VN Đứng trước chủ ngữ Không HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng I. Thành phần gọi- đáp 1. Ví dụ 2. Nhận xét Này: dùng để gọi. Thưa ông: dùng để đáp. - Những từ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> chúng là các thành phần biệt lập. - Công dụng: + Từ: Này dùng để tạo lập cuộc hội thoại. + Từ: Thưa ông dùng để duy trì cuộc hội thoại. 3. Ghi nhớ: SGK Trong vòng 5 phút, nhóm viết ra những câu ca dao, hò vè, thơ có sử dụng thành phần gọi đáp và gạch chân dưới các thành phần đó. Đội nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ giành chiến thắng HĐ nhóm đôi 4 phút - Hs thảo luận nhóm, viết ra giấy. - Hs trình bày dán trên bảng, đọc và xác định - Hs nhóm khác nhận xét. - Gv nhận xét 4 nhóm, cho điểm Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú: * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú. * Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. ? Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao? ? Trong câu a các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì (chú thích cho từ ngữ nào) ? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm được dùng để làm gì, chú thích điều gì? ? Thế nào là thành phần phụ chú của câu? ? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú, cấu tạo thành phần phụ chú? - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. - Từ in đậm trong câu a chú thích : Đứa con gái đầu lòng của anh. - Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi. Chú thích Các dấu câu HĐ nhóm 3 phút HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. HĐ cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá II. Thành phần phụ chú. 1.Ví dụ 2. Nhận xét: - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp. - Từ in đậm trong câu a chú thích: Đứa con gái đầu lòng của anh - Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi. 3. Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Bài tập 1: * Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong văn cảnh cụ thể. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. + Đọc yêu cầu. + Xác định khởi ngữ trong các câu? a. Từ dùng để gọi: Này b. Từ dùng để đáp: Vâng - Nghe và làm bt cá nhân - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài 1 a. Từ dùng để gọi: Này b. Từ dùng để đáp: Vâng Bài tập 2 * Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong câu ca dao * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời. * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi + Đọc yêu cầu bài tập. + xác định được thành phần gọi - đáp Dự kiến sán phẩm: a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài tập 2: a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt 3. Bài tập 3: * Mục tiêu: HS viết được một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. * Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, viết đv. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: vở ghi. + Đọc yêu cầu bài tập. + Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của thành phần đó trong từng ví dụ a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người" b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này" c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ" d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó - Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi" - TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên" - Nghe và làm bt - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài 3. a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người" b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này" c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ" d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó - Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi" - TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên" HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Tạo lập một cuộc hội thoại từ hai nhân vật trở lên trong đó có sử dụng thành phần gọi đáp phù hợp. + Từ đó rút ra bài học trong giao tiếp Mẹ: Con ơi con đã làm xong bài chưa? Con: Dạ, thưa mẹ, con đã làm xong rồi ạ! = > khi giao tiếp cần sử dụng thành phần gọi đáp cho phù hợp với lứa tuổi, thứ bậc trong gia đình... - Nghe và thực hiện - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá 4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS: Bài cũ: Ghi nhớ các thành phần biệt lập Bài mới: Soạn Ôn tập văn nghị luận RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_khoi_9_tiet_103_cac_thanh_phan_biet_lap_tiep.docx
Giáo án liên quan