A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cảm nhận được - Nỗi sầu sau phút chia tay.
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
- Giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
- Bước đầu hiểu thể thơ "Song thất lục bát".
2. Rèn kỹ năng: Đọc, cảm nhận một thể thơ mới; đọc và cảm nhận nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Giáo dục học sinh: Căm ghét chiến tranh phong kiến; thông cảm với nỗi buồn khổ của người phụ nữ.
4. Tích hợp: - Từ Hán Việt.
- Thơ Nguyễn Du.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn trích "Bài ca Côn Sơn"? Nêu những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Cảnh trí thiên nhiên ở Côn Sơn hiện nên như thế nào qua đoạn trích? Qua cảnh mà em hiểu gì về tâm hồn tình cảm của Nguyễn Trãi với thiên nhiên, quê hương?
2. Bài mới:
Tạm biệt với "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi, hôm nay chúng ta sẽ đến với đoạn trích "Sau phút chia ly" của Đặng Trần Côn để tìm hiểu về nỗi lòng của người vợ trẻ có chồng ra trận.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Bài 7: Tiết 25: Sau phút chia ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7:
Tiết 25: Sau phút chia ly
( Trích "Chinh phụ ngâm khúc" - Đặng Trần Côn)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cảm nhận được - Nỗi sầu sau phút chia tay.
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
- Giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
- Bước đầu hiểu thể thơ "Song thất lục bát".
2. Rèn kỹ năng: Đọc, cảm nhận một thể thơ mới; đọc và cảm nhận nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Giáo dục học sinh: Căm ghét chiến tranh phong kiến; thông cảm với nỗi buồn khổ của người phụ nữ.
4. Tích hợp: - Từ Hán Việt.
- Thơ Nguyễn Du.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn trích "Bài ca Côn Sơn"? Nêu những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Cảnh trí thiên nhiên ở Côn Sơn hiện nên như thế nào qua đoạn trích? Qua cảnh mà em hiểu gì về tâm hồn tình cảm của Nguyễn Trãi với thiên nhiên, quê hương?
2. Bài mới:
Tạm biệt với "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi, hôm nay chúng ta sẽ đến với đoạn trích "Sau phút chia ly" của Đặng Trần Côn để tìm hiểu về nỗi lòng của người vợ trẻ có chồng ra trận.
Hoạt động của giáo viên
HĐ HS
Nội dung cần đạt
*HĐ 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm
I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
Dựa vào phần , em hãy giới thiệu vài nét về tác giả của bản ngữ văn chữ Hán ĐTC và bản dịch chữ Nôm ĐTĐ?
1. Tác giả:
- ĐTC (sáng tác bằng chữ hán SGK
- ĐTĐ (diễn Nôm).
- Đoạn trích được trích từ tác phẩm nào?
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích từ "CPN khúc"
ị Giáo viên giới thiệu: "CPNK" là khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận.
đ Giáo viên giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác: Năm 1741 - 1742, xảy ra cuộc nội chiến giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn. Cuộc nội chiến xảy ra làm cho nhân dân lâm vào cảnh điêu đứng. Không cam chịu đau khổ, nhiều nơi nhân dân đã đứng dậy khởi nghĩa. Đến 1737, bắt đầu bùng nổ những cuộc khởi nghĩa lớn. Nhưng cuộc nội chiến này không chỉ gây đau khổ cho nhân dân mà còn làm mòn mỏi giai cấp phong kiến. Thi nhân Đặng Trần Côn đã chứng kiến và cảm thông những nỗi lo như thế nên đã thổ lộ một cách tài tình ở "CPN" - một tác phẩm tố cáo chiến tranh, nói lên lòng khát khao được sống hạnh phúc của người vợ có chồng ra chiến trường.
- Hoàn cảnh sáng tác:
1741 - 1742, khi diênc ra cuộc chiến tranh của Nhà nước phong kiến đàn áp phong trào nhân dân.
Tác phẩm thuộc thể loại nào?
PB cá nhân
- Thể loại: Ngâm khúc
ị Ngâm khúc là thể loại thơ ca do người Việt Nam sáng tác. Thể này có chức năng gần như chuyen biết trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc của con người bởi nó tạo sự lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ phù hợp với nhịp điệu buồn.
Nghe
Bản diễn Nôm được viết bằng thể thơ gì? Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà em hãy trình bày những hiểu biết của em về thể thờ này?
PB cá nhân
- Thể thơ bản diễn nôm: Song thất lục bát /92.
ị Đoạn trích mà chúng ta tìm hiểu hôm nay là từ câu 51 đ 64 của tác phẩm. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nỗi sầu của người vợ ngay sau khi tiễn chồng ra trận. ị
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích.
đ Cách đọc: chậm, nhẹ nhàng, buồn, ngắt nhịp đúng (3/4 - 3/2/2).
Nghe
đ Giáo viên đọc mẫu; 1 học sinh đọc lại.
Đọc
đ Phần chú thích, chúng ta sẽ kết hợp với phần tìm hiểu văn bản.
2. Phân tích (tìm hiểu chi tiết)
* Nội dung đoạn trích diễn tả
Dựa vào phần soạn bài ở nhà, em hãy cho biết văn bản này đề cập đến vấn đề gì?
PB cá nhân
đ Tâm trạng buồn, sầu đau của người vợ ngay sau phút tiễn chồng ra trận.
ị Mặc dù 12 câu thơ đều xoay quanh tâm trạng của người vợ sau phút chia ly nhưng ở mức độ khác. Vậy 4 câu thơ đầu tâm trạng của người chính phụ như thế nào? đ
a. 4 câu đầu:
đ Giáo viên đọc lại 4 câu thơ đầu đ Em hiểu "chàng" và 'thiếp" ở đây là ai? Hình ảnh "Cõi xa mưa" và "buồng cũ chiếu chăn ngầm" chỉ điều gì?
PB cá nhân
ị + Chàng, thiếp / 92.
+ "Cõi xa mưa" và Buồng cũ chiếu chăn là hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ. Khi người xưa nói "Cõi xa mưa gió" là để ngầm chỉ chiến trường nguy hiểm, còn "buồng cũ chiếu chăn" ngầm chỉ tổ ấm trước kia của hai vợ chồng.
Nghe
Từ việc hiểu nghĩa của các từ trong 2 câu thơ, em thấy 2 câu thơ đầu này đã vẽ ra cảnh gì?
PB cá nhân
ị Cảnh chia ly giữa hai vợ chồng.
- 2 câu đầu: Cảnh chia ly giữa 2 vợ chồng.
ở 2 câu này, tác giả đã sử dụng một số hình ảnh đối lập. Em hãy chỉ ra những hình ảnh ấy và cho biết nghệ thuật đối lập ở đây có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi buồn của người thiếu phụ?
PB cá nhân
+ Hình ảnh đối lập:
Chàng thi đi >< Thiếp thì về
Cõi xa mưa gió><buồng cũ chiếu chăn
ò
ò
Ra nơi chiến trường nguy hiểm
Về tổ ấm hạnh phúc cô đơn
Nhấn mạnh Sự xa cách khắc nghiệt
Hiện thực chia ly phũ phàng
đ Tiễn người chồng ra đi nơi chiến trường khốc liệt, người vợ chở về tổ ấm cũ trong sự lẻ loi đơn chiếc. Lúc này, người vợ trẻ mới thấm thía sự cô đơn.
- Đọc 2 câu tiếp theo và cho biết em hiểu 2 câu thơ này như thế nào?
PB cá nhân
- 2 câu sau.
Hình ảnh biếc, núi xanh: tượng trưng cho sự xa cách.
đ Người vợ ngoái trông theo hình bóng của chồng chỉ thấy mây biếc núi xanh. ở đây ta thấy nỗi sầu chia ly nặng nề, tác giả như nỗi buồn ấy phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn.
Tuôn + mây biếc.
đ ở đây ị
+ ĐT Trải + núi xanh.
ị Gợi nét mênh mang vần vũ của thiên nhiên
ò
Nỗi buồn chia ly thêm da diết, rộng lớn tưởng đến không cùng.
ị Nỗi buồn chia ly tăng dần, trở thành nỗi sầu muộn dâng lên tràn ngập cả cõi lòng người đi kẻ ở đ đọc 4 câu tiếp theo. đ
b. 4 câu tiếp: Nỗi buồn chia ly trở thành nỗi sầu muộn.
? Ta thấy trong những câu này tác giả đã sử dụng những địa danh ở Trung Quốc: Hàm Dương + Tiêu Dương. Tại sao tả cuộc chia ly ở đất Việt mà tác giả lại sử dụng nhiều địa danh ở Trung Quốc? ị
PB cá nhân
Những địa danh Hàm Dương
Tiêu Dương
ị Tượng trưng cho 2 vị trí xa cách của đôi vợ chồng.
? Cũng như 4 câu thơ đầu, ở đây tác giả vẫn sử dụng những hình ảnh tương phản đối lập. Em hãy chỉ ra những hình ảnh đó?
PB cá nhân
- Hình ảnh đối lập.
Chàng ngảnh >< thiếp trông
ò
Yêu thương nhau mặc dù phải chia ly
ị Ngảnh: Nghĩa là ngoảnh lại, không nỡ dứt.
Trông: Nghĩa là cố dõi theo.
? Những hình ảnh đối lập ấy giúp em hiểu gì về tình cảm vợ chồng của người chinh phụ?
ị Đấy chiến tranh phong kiến không chỉ làm cho trình huynh đề TG tàn mà nó còn đẩy bao gia đình vào cảnh ly tán; vợ chồng muốn sống mãi bên nhau trong yêu thương và hạnh phúc mà phải chia xa.
? Cảm giác về sự cách trở xa xôi còn được diễn tả qua những hình ảnh khác nữa. Em hãy tìm những hình ảnh đó? Và cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua những hình ảnh ấy? và sử dụng biện pháp ấy để làm gì?
PB cá nhân
Điệp từ.
Đảo vị trí 2 địa danh.
ị Nhấn mạnh nỗi sầu xa cách.
ị Giáo viên bình: Bằng những hình ảnh tương phản phối hợp với các điệp từ và đảo vị trí của 2 địa danh tác giả muốn chia đều cảm xúc của hai người nhấn mạnh nỗi sầu xa cách. Đọc 4 câu thơ này, ta thấy tình cảm nhớ nhung cứ tăng dần, tăng dần. Điều đó cho thấy sự chia ly ở đây là sự chia ly về cuộc sống và thể xác, còn trong tình cảm tâm hồn hai vợ chồng ấy vẫn gắn bó thiết tha. Họ vẫn hướng về nhau, dõi theo để tìm nhau, nhìn thấy nhau. Nhưng càng hướng về nhau thì không gian và thời gian càng đẩy họ xa nhau. ở đoạn trên chỉ là "cách ngàn". Do đó lời thơ không chỉ biểu hiện nỗi sầu chia ly mà còn nhấn mạnh sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà phải chia xa, càng dõi nhìn nhau càng không thấy nhau.
ị Nỗi buồn da diết của người chinh phụ được khắc họa ở 4 câu cuối như thế nào đ
C. 4 câu cuối.
? đ Giáo viên đọc lại đ cách diễn đạtở 4 câu thơ này có gì giống và khác ở những câu trước?
Học sinh khá
đ
- NT đối lập: trông lại >< thiếp
điệp từ, ngữ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai
TT chỉ mức độ: xanh xanh, xanh ngắt.
ĐT trạng thái "sầu" + câu hỏi TT.
? Nhờ cách diễn đạt ĐB này, tác giả muốn
ò
nói với chúng ta điều gì?
Nỗi buồn li biệt đã trở thành một khối sầu thương, nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ.
ị 4 câu thơ cuối của đoạn trích cho ta thấy mọi địa điểm vị trí ở những câu thơ trước bị xóa mờ, hai hình hài của thiếp và chàng cũng bị xóa mờ. Chỉ còn lại những ngàn dậu nối nhau xanh xanh rồi xanh ngắt, mênh mông khắp trời. Lúc này cho ân tình cảm vũ trụ là màu xanh, xanh đến rợn ngợp, xanh não nề, nhức buốt tận đáy lòng. Nếu như 11 câu thơ trên mượn cảnh để biểu hiện tâm tư tình cảm (một kiểu văn bản
biểu cảm), thì đến câu 12, người chinh phụ đã cất một lời kêu: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Như vậy tác giả không tả cảnh ngụ tình nữa mà nhà thơ trực tiếp nói lên tiếng lòng của nhân vật và tiếng thương cảm của chính mình. Từ "sầu" trong câu thơ cuối như đúc kết lại tình cảm những cung bậc tình cảm ở 11 câu trên. Đó là nỗi buồn li biệt đã trở thành một khối sầu thương trong lòng người vợ trẻ.
* HĐ 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
? Đoạn ngâm khúc này cho ta thấy điều gì?
1. Nội dung: Đoạn ngâm khúc cho ta thấy:
- Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.
? Qua việc diễn tả nỗi sầu này, tác giả còn
- Nỗi sầu này vừa có:
muốn diễn đạt điều gì?
+ ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
+ Thể hiện khao khát hạnh phúc lức đôi của người phụ nữ.
? NT nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là gì?
2. Nghệ thuật.
- Ngôn từ vô cùng điêu luyện.
- Sử dụng phép đối lập tài tình.
- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- Sử dụng điệp ngữ vòng rất mực tài tình.
Giáo viên chốt: Chiến tranh loạn lạc đã gây bao nỗi đau khổ trong lòng người. Nỗi buồn sầu tình thương nhớ, cảnh ngộ cô đơn của người vợ trẻ sau lúc tiễn chồng ra trận được miêu tả thật cảm động! Trong nỗi buồn của người vợ trẻ còn chất chứa sự oán giận chiến tranh phi nghĩa làm hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ; đồng thời nỗi buồn ấy còn thể hiện niềm khát khao của người vợ muốn được sống trong tình yêu, hạnh phúc trọn vẹn. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, để lại bao xúc động trong lòng người đọc hơn 250 năm qua.
* HĐ 4: Luyện tập.
BT 1: Học thuộc lòng đoạn thơ
BT 2: Yêu cầu phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách.
a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.
b. Phân biệt sự khác trong các xanh.
- Xanh của mây, núi, ngàn dâu.
- Xanh nhàn nhạt, xa xa, bao trùm cả cảnh vật (xanh xanh).
c. Tác dụng:
- Mây biếc, núi xanh: màu xanh ở trên cao, xa mờ đ diễn tả nỗi sầu đang trào dâng hương về nơi xa - nơi chàng đang phải chinh chiến, hiểm nguy.
- Xanh xanh ngàn dâu và ngàn dâu xanh ngắt đ gợi tả màu xanh chung chung mờ nhạt, không rõ, không ranh giới như cả cảnh vật, trời đất chuyển thành màu xanh ngắt đ như nỗi sầu, buồn chia ly của người chinh phụ đôi lúc lại nhói lên để rồi chung đúc lại thành một khối sầu.
Dặn dò: - Học thuộc đoạn thơ.
- Làm đề cương và học thuộc
- Soạn BTN.
File đính kèm:
- Tiet 25 Sau phut chia li.doc