A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nộ dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
Những bộ phận hượp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2. Kĩ năng.
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, Thiết kế bài học, TL chuẩn KT,KN Ngữ văn 10 CB, TLTK, .
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Dạy học nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, .
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 1,2 Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC Việt Nam (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2
Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
(Tiết 2)
Ngày soạn: 10/8/2012
Ngày giảng: 21/8/2012
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nộ dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
Những bộ phận hượp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2. Kĩ năng.
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, Thiết kế bài học, TL chuẩn KT,KN Ngữ văn 10 CB, TLTK,….
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Dạy học nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi,….
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
V¨n häc ViÖt Nam
V¨n häc viÕt
V¨n häc d©n gian
V¨n häc ch÷ H¸n
V¨n häc ch÷ N«m
V¨n häc ch÷ Quèc ng÷
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
BS
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
HD HS tìm hiểu tiếp nội dung của bài học
HĐ 1: HD HS tìm hiểu Con người Việt Nam qua văn học
Gọi HS đọc phần mở đầu và phần 1 SGK.
III. Con người Việt Nam qua văn học
Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Nhưng không hề có con người trừu tượng mà chỉ có con người tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản. Mối quan hệ này chi phối các nội dung chính của văn học, có ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng văn học
TT 1: Tìm hiểu mqh của con người với TGTN.
Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào?
GV lấy VD: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ
Gv lấy VD: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm dậy phát cờ mà lên,...
Với con người Việt Nam từ thuở xa xưa, thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào?
GV lấy VD: Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng biệt ở từng vùng, từng miền. Vào văn học thiên nhiên cũng mang những nét riêng ấy, nó góp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương, làm say đắm lòng người:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
(Ca dao)
Trong thơ thời trung đại hình tượng thiên nhiên gắn liền với điều gì?
GV lấy VD: Các hình tượng tùng, cúc, trúc, mai thường tượng trưng cho nhân cách cao thượng; các đề tài ngư, tiều, canh, mục thường thể hiện lí tưởng thanh cao ẩn dật, không màng danh lợi của nhà nho.
Trong thơ thời hiện đại tình yêu thiên nhiên gắn liền với điều gì?
1. Với thế giới tự nhiên
* Trong văn học dân gian: quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên được phản ánh khá chân thực, sinh động, độc đáo.
- Dưới hình thức của tư duy huyền thoại, các tác phẩm VHDG đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của cha ông ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên:
- Dưới hình thức là những câu nói cô đúc, tục ngữ, VHDG là những kho báu về kinh nghiệm
nhìn nhận hiện tượng tự nhiên và công việc lao động sản xuất.
- Với con người thiên nhiên luôn là người bạn thân thiết. Trong ca dao dân ca hiện lên những hình ảnh tươi đẹp, đáng yêu của thiên nhiên VN với đồng lúa, cánh cò, cây đa, bến nước, vầng trăng,...
* Trong thơ thời trung đại
Hình tượng thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ
* Trong văn học hiện đại: tình yêu thiên nhiên thể hiện ở sự gắn bó với quê hương đất nước, ở tình yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
TT2: Tìm hiểu mqh của con người với quốc gia, dân tộc.
Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được đề cập nổi bật nhất là khía cạnh nào?
Biểu hiện của CNYN trong văn học dân gian?
Biểu hiện của CNYN trong văn học trung đại?
Biểu hiện của CNYN trong văn học hiện đại?
2. Với quốc gia, dân tộc
Khía cạnh nổi bật là tinh thần yêu nước
- Trong văn học dân gian: thể hiện nổi bật qua niềm tựhào về nòi giống (truyền thuyết Con rồng cháu tiên), về tinh thần đánh giặc cứu nước (truyền thuyết Thánh Gióng), khát vọng chiến thắng quân xâm lược để gìn giữ nền thái bình (Sự tích Hồ Gươm). Tinhthần yêu nước còn thể hiện trong tình yêu quê hương, làng xóm, quê cha đất tổ,...
- Trong văn học trung đại: thể hiện chủ yếu ở ý thức về quốc gia độc lập, bình đẳng dân tộc, niềm tự hào về văn hiến lâu đời của đất nước, truyền thống quyết chiến quyết thắng quân xâm lược và khát vọng về nền thái bình vững chắm muôn thuở. Có thể hấy rõ điều này trong vănhọc yêu nước thời Lí – Trần và văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX với những tác giả, tác phẩm nổi tiếng: Lí Thái tổ với Chiếu dời đô, Lí thường Kiệt với Sông núi nước Nam, Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi với Bình ngô đại cáo,...
- Trong văn học hiện đại: có nhiều biểu hiện mới mẻ, phong phú, sâu sắc lạ thường. Đặc biệt CNYN trong VHCM gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và lí tưởng XHCN. Nhiều tác phẩm VHYN từ xưa đến nay cùng với nhiều tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh.
TT 1: Tìm hiểu mqh của con người với quan hệ xã hội.
Người VN luôn mơ ước một xã hội tốt đẹp, công bằng, trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ yêu thương đùm bọc nhau trong tình nhânái cao cả. VHVN đa thể hiện khát vọng xây dựng cuộc sống xã hội đó qua những khía cạnh nào?
3. Với quan hệ xã hội
- VHVN đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền, bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức, đau khổ.
- Thể hiện ước mơ tha thiết về một xã hội công bằng, nhân đạo đối với con người, vun đắp cho nhân cách, phẩm giá tốt đẹp của con người.
TT 1: Tìm hiểu con người với ý thức về bản thân.
ë ph¬ng diÖn nµy, VH ViÖt Nam ®· ph¶n ¸nh qu¸ tr×nh nµo trong con ngêi VN?
GV giảng:
Vì nguyên nhân khác nhau ở những giai đoạn nhất định, văn học đề cao một trong hai mặt trên. Cả dân tộc phải chống ngoại xâm, chống đỡ với thiên nhiên, con người VN phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Nhân vật trọng tâm của thời kỳ này nổi bật với ý thức trách nhiệm xã hội, tinh thần hi sinh đến mức khắc kỉ. Đề cao quyền sống con người cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân.,...
4. Với ý thức về bản thân
ở phương diện này, VHVN đã phản ánh qúa trình lựa chọn đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người quý báu của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà trên 2 phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hóa, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
Cñng cè:
- Mét sè néi dung chñ yÕu cña VHVN?
DÆn dß:
- Häc bµi cò
- §äc vµ chuÈn bÞ tríc bµi “ Ho¹t ®éng giao tiÕp b»ng ng«n ng÷”
RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- T2 Tong quan VHVN.doc