I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc qua lời nói với con của một người cha.
Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giaud hình ảnh cụ thể, gợi cảm trong thơ của người dân tộc Tày.
2.Tích hợp: Với các văn bản đã học.
3.Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tự do.
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Soạn giáo án
2.HS: Học bài cũ đọc bài mới
III.TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức.
2.Ktra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”? Nêu nội dung nghệ thuật của bài?
3.Tổ chức các hoạt động:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 122- Nói với con_ y phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 122 Nói với con
Y Phương
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc qua lời nói với con của một người cha.
Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giaud hình ảnh cụ thể, gợi cảm trong thơ của người dân tộc Tày.
2.Tích hợp: Với các văn bản đã học.
3.Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tự do..
II.Chuẩn bị:
1.GV: Soạn giáo án
2.HS: Học bài cũ đọc bài mới
III.Tiến trình:
1.ổn định tổ chức.
2.Ktra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”? Nêu nội dung nghệ thuật của bài?
3.Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích sgk.
? Bốn câu thơ đầu có cách diễn đạt như thế nào? Em hiểu ý nghĩa bốn câu thơ đó ra sao?
? Các từ ken, cài ngoài ý nghĩa miêu tả, nói lên tình ý gì?
HS trao đổi thảo luận.
HS đọc đoạn còn lại.
? Người cha đã nói với con về những dức tính gì của người đồng mình. Trong cách nói ấy, em thấy người cha muốn truyền cho con tình cảm gì với quê hương?
HS phân tích phân tích phát hiện dựa trên một số hình ảnh “Sống trên đá…”
Hoạt động 3:GV hướng dẫn hs tìm hiểu nd-nt của văn bản.
I,Đọc tìm hiểu chú thích và bố cục:
1.Đọc.
2.Chú thích.
3,Bố cục: Hai phần:
Đoạn1: Từ đầu -> trên đời: Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động êm đềm…
Đoạn 2: Còn lại: Lòng tự hào về những truyền thống cao đẹp của quê hương.Mong con kế tục xứng đáng.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc che chở của quê hương:
-Cách nói bằng hình ảnh cụ thể, nhiều khi tác giả như vô lý, nhưng lại độc đáo, đặc sắc trong cách tư duy và diễn đạt của người miền núi.
-Đây là cách tả đứa bé con ngây thơ lẫm chẫm tập đi, tập nói trong vòng tay yêu thương chăm sóc, nâng niu của cha mẹ.Không khí gia đình thật ấm áp, êm đềm quấn quýt. Cha mẹ luôn nâng niu đón chờ, chăm chút từng bước đi nụ cười của con.Gia đình chính là cái nôi êm, là tổ ấm để con sông và trưởng thành trong tình yêu mơ ước của cha mẹ, con khôn lớn trưởng thành trong tình yêu niềm mơ ước của cha mẹ, trong cuộc sống lao động tình nghĩa sâu nặng của người đồng mình: Những người vùng mình, miền mình.
=>Một cách nói riêng, mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
*Đan lờ cài nan hoa…
-Cuộc sống lao động cần cù êm đềm và vui tươi của người đồng mình được gơik lên qua các hình ảnh đẹp: Đan lờ bắt cá, ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng trong câu hát then, hát lượn, trong ngày hội lồng tồng.
-Cái, ken: Tình gắn bó, quấn quýt trong lao động làm ăn của đồng bào quê hương.
-Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình, nghĩa tình. Thiên nhiên che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
2.Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha về con mình:
-Người đồng mình: Sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí lớn luôn yêu quý gắn bó, tự hào về quê hương mình. Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo: Sống trên đá…..lên thác xuống ghềnh.
-Người đồng mình sống mộc mạc, khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ như sông như suối giàu chí khí giàu niềm tin, nhạt muối với cơm mà miệng vẫn cười. Họ có thể thô sơ về da thịt, ăn mặc giản dị, áo chàm khăn phiêu…Nhưng không hề bé nhỏ về tâm hồn ý chí, nghị lực đặc biệt là xây dựng quê hương..
III.Tổng kết:
*Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 4:Củng cố
Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học.
4.Giao nhiệm vụ:
-Học bài cũ, đọc bài mới.
5.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Noi voi con.doc