Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 3 Tiếng Việt- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

1. Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ , các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản

2. Giáo dục học sinh ý thức trau dồi ngôn ngữ, có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phối hợp các phương pháp: - Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề

 - Phân tích, so sánh, đối chiếu

 - Qui nạp, tổng hợp rút ra kết luận.

 

 III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

1. Chuẩn bị của thầy : Giáo án thiết kế bài học, mẫu văn bản, bảng phụ, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò : Bài soạn + sách giáo khoa, bảng phụ .

 IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút )

Trong cuộc sống, con người thường giao tiếp với nhau theo những cách nào? Phương tiện nào được con người sử dụng nhiều nhất?

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 3 Tiếng Việt- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 3 Ngày soạn : 22 /7 / 2008 Tiếng Việt : I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ , các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản 2. Giáo dục học sinh ý thức trau dồi ngôn ngữ, có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phối hợp các phương pháp: - Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề - Phân tích, so sánh, đối chiếu - Qui nạp, tổng hợp rút ra kết luận. III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 1. Chuẩn bị của thầy : Giáo án thiết kế bài học, mẫu văn bản, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của trò : Bài soạn + sách giáo khoa, bảng phụ . IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút ) Trong cuộc sống, con người thường giao tiếp với nhau theo những cách nào? Phương tiện nào được con người sử dụng nhiều nhất? 3. Bài mới TL Yêu cầu cần đạt được Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 38’ I. Phân tích văn bản - ngữ liệu: - Văn bản 1: Bản trích “ Hội nghị Diên Hồng” “ Vua nhà Trần trịnh trọng hỏi các bô lão …” - Văn bản 2: Bài học ở tiết 1+2 SGK lớp 10 tập I “ Tổng quan văn học Việt Nam” II. Bài học: 1. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: - Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội. - Phương tiện chủ yếu: ngôn ngữ ( nói hoặc viết ) - Mục đích: nhận thức, tình cảm, hành động… 2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình: - Tạo lập văn bản ( người nói, viết ) - Tiếp nhận, lĩnh hội văn bản ( người nghe, đọc ). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. 3. HĐGT chịu sự chi phối của các nhân tố: - Nhân vật giao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp - Nội dung giao tiếp - Mục đích giao tiếp - Phương tiện và cách thức giao tiếp Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích ngữ liệu. Thao tác 1: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu văn bản 1 và 2: + Hoạt động giao tiếp bằng văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Các nhân vật giao tiếp có mqh và vị thế như thế nào? Vị thế và mqh giữa các nhân vật giao tiếp ấy được thể hiện qua ngôn ngữ như thế nào? Các câu tĩnh lược vẫn đem lại hiệu quả giao tiếp, vì sao? ( nhóm 1 ) + Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai ( người nói, người nghe ) cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào? HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? ( Ở đâu, vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì? ) HĐGT trên hướng vào nội dung gì? Mục đích của cuộc giao tiếp ( Hội nghị Diên Hồng ) là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không? (nhóm2 ) + Thông qua văn bản 2, HĐGT diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp…?). HĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào (Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hàng ngày… ) ( nhóm 3 ) + Nội dung giao tiếp (thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? HĐGT thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì? (xét từ phía người viết và người đọc?) ( nhóm 4 ) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật? ( Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học nào? Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao? ) ( nhóm 5 ) Thao tác 2: - GV quan sát và lắng nghe các nhóm thảo luận. Hoạt động 2: GV giúp HS chiếm lĩnh kiến thức bài học. Thao tác 1: GV đặt câu hỏi: + Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? + Hoạt động giao tiếp gồm các quá trình nào? + Hoạt động giao tiếp được tiến hành bởi những nhân tố nào? Thao tác 2: GV đúc kết bài học Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm: Thao tác 1 - Các nhóm tìm hiểu từ SGK trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên. + Nhân vật giao tiếp: vua Trần Nhân Tông (người lãnh đạo tối thượng của đất nước – bề trên) và các bô lão (đại diện cho nhân dân dưới thời nhà Trần – bề dưới) – Vị thế giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ cũng có nét khác nhau: các từ xưng hô (tôn hô: bệ hạ), các từ thể hiện thái độ (khiêm xưng: thưa), các câu nói tỉnh lược trong giao tiếp trực diện… ( nhóm 1 ) + Người nói tạo ra lời nói (tạo lập văn bản) nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình. Người nghe tiến hành hoạt động nghe (tiếp thu) để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó Þ HĐGT có 2 quá trình: Tạo lập và Lĩnh hội văn bản. (Người đối thoại chú ý lắng nghe và “xôn xao tranh nhau nói”. Hai bên lần lượt đổi vai nghe và nói ). Hoàn cảnh giao tiếp: vào thời điểm lịch sử trọng đại, đất nước trong thời kỳ phong kiến (hoàn cảnh rộng), có giặc ngoại xâm, quân dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó. Cụ thể: * Địa điểm: tại điện Diên Hồng. * Thời điểm: khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2 ( 1285 ). Nội dung giao tiếp: thảo luận về tình hình đất nước và bàn sách lược đối phó khi đất nước đang bị nạn ngoại xâm. Vua hỏi ý kiến các bô lão, các bô lão thể hiện quyết tâm thống nhất: nhất trí đánh giặc, không thủ hòa. HĐGT đó nhằm mục đích: Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đi đến thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích. ( nhóm 2 ) + Nhân vật giao tiếp ở đây là tác giả SGK (người viết) và HS lớp 10 (người đọc). Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết và nghiệp vụ là nghiên cứu và giảng dạy văn học. Người đọc là HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn. Hoàn cảnh GT: Hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân trong nhà trường, có tính qui thức. ( nhóm 3 ) + Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, về đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam. * Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. * Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. * Con người Việt Nam qua văn học. Mục đích giao tiếp: * Xét từ phía người viết: trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học Việt Nam cho HS lớp 10 THPT. * Xét từ phía người đọc: thông qua việc đọc và học văn bản đó mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giác các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản. ( nhóm 4 ) + Phương tiện và cách thức GT: * Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ văn học. * Các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: Cấu tạo phức tạp nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chặt chẽ. * Kết cấu của văn bản mạch lạc, rõ ràng: có hệ thống đề mục lớn nhỏ, hệ thống luận điểm được thể hiện bằng các chữ số hoặc chữ cái… để đánh dấu các đề mục. ( nhóm 5 ) Thao tác 2: - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân: Chiếm lĩnh kiến thức Thao tác 1: Trả lời hệ thống câu hỏi của giáo viên + Là hoạt động diễn ra thường xuyên của con người trong xã hội trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết ), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động… + Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình: tạo lập văn bản ( người nói, người viết ) và tiếp nhận, lĩnh hội văn bản ( người nghe, người đọc ). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. + HĐGT chịu sự chi phối của các nhân tố: - Nhân vật giao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp - Nội dung giao tiếp - Mục đích giao tiếp - Phương tiện và cách thức giao tiếp Thao tác 2: HS lắng nghe và ghi nhớ Củng cố kiến thức và hướng dẫn luyện tập: ( 02 phút ) * GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và làm bài tập củng cố sau: 1. Hãy hoàn thiện khái niệm HĐGT bằng ngôn ngữ: Là hoạt động diễn ra ………….. của con người trong xã hội …………. thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ………………… ( dạng nói hoặc dạng viết ), nhằm thực hiện những mục đích về ……………….. . 2. Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống: HĐGT bằng ngôn ngữ gồm 2 quá trình có mối quan hệ tương tác với nhau. Đó là ………. . a Đọc và nghe b. đọc và viết c. Nói và nghe d. Tạo văn bản và tiếp nhận văn bản. 3. Hãy điền các nhân tố tác động đến hoạt động giao tiếp HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP * Luyện tập: ( GV gợi ý, HS về nhà hoàn thiện ) + Em hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ. 5. Dặn dò: ( 01 phút ) - Hoàn thành bài luyện tập. Làm bài tập 5,6 sách bài tập tiếng Việt - Chuẩn bị bài : “ Khái quát VHDG”. Sưu tầm một số ca dao dân ca và truyện cổ của địa phương. V. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc