Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 36- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A- Mục tiêu bài học

• Kiến thức:

- Giúp HS nắm được: + Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

 + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 + Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

• Kỹ năng:

- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hàng ngày

• Tư tưởng, tình cảm:

- Bồi dưỡng, giáo dục cho HS cách xưng hô có văn hóa, có giáo dục trong giao tiếp hàng ngày

 

B- Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thuyết trình- minh họa (chủ yếu)

- Phương pháp thảo luận

 

C- Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

 

D- Tiến trình dạy học

1- Kiểm tra bài cũ

2- Giới thiệu bài mới

Trong cuộc sống con người luôn phải giao tiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau, tạo lập các mối quan hệ xã hội. Hình thức trao đổi chủ yếu là “nói” và “viết”, trong đó “nói” là hình thức phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Giao tiếp bằng hình thức nói chính là “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, đó là bài học cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 36- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Mục tiêu bài học Kiến thức: Giúp HS nắm được: + Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt Kỹ năng: Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hàng ngày Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng, giáo dục cho HS cách xưng hô có văn hóa, có giáo dục trong giao tiếp hàng ngày Phương pháp thực hiện Phương pháp thuyết trình- minh họa (chủ yếu) Phương pháp thảo luận Phương tiện thực hiện SGK, SGV Thiết kế bài học Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Trong cuộc sống con người luôn phải giao tiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau, tạo lập các mối quan hệ xã hội. Hình thức trao đổi chủ yếu là “nói” và “viết”, trong đó “nói” là hình thức phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Giao tiếp bằng hình thức nói chính là “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, đó là bài học cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung bài học cần đạt GV: Gọi HS đọc đoạn hội thoại trong SGK. GV cho HS phân tích rõ: + Nhân vật tham gia hội thoại + Nội dung hội thoại + Thái độ, cách nói của nhân vật + Đặc điểm ngôn ngữ của đoạn hội thoại HS đọc đoạn hội thoại và trả lời các câu hỏi GV: Từ đoạn hội thoại cho biết thế nào là Ngôn ngữ sinh hoạt? GV: Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu dưới dạng nào? GV gọi HS đọc chậm và rõ Ghi nhớ trong SGK GV tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các bài tập theo nhóm + Nhóm 1: Hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung câu: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau + Nhóm 2: Hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung câu: Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời GV: Tìm các câu có ý nghĩa tương tự? HS suy nghĩ và trả lời GV: Trong đoạn trích SGK Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện dưới dạng nào? Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này? Ngôn ngữ sinh hoạt Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt Ví dụ: Các nhân vật chính (Lan, Hùng, Hương) có quan hệ bạn bè -> bình đẳng trong giao tiếp Các nhân vật khác (bác hàng xóm, mẹ Hương) có quan hệ ruột thịt hoặc xã hội -> là những người bề trên, người lớn tuổi Nội dung đoạn đối thoại: báo đến giờ đi học Hình thức : gọi- đáp Mục đích : để đến lớp đúng giờ quy định Thái độ, cách nói của các nhân vật trong đoạn đối thoại rất thân mật, suông sã Đặc điểm ngôn ngữ: + Sử dụng từ ngữ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, chứ,với, gớm , ấy, chết thôi… + Sử dụng từ ngữ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch… + Sử dụng các câu ngắn, câu tỉnh lược (Đây rồi, ra đây rồi; Chậm như rùa ấy; Hôm nào cũng chậm), câu đặc biệt (Hương ơi!) Kết luận Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống Các dạng biểu hiện của Ngôn ngữ sinh hoạt Có hai dạng: + Dạng nói: là dạng chủ yếu bao gồm dạng đối thoại, độc thoại + Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân… Chú ý: + Dạng lời nói tái hiện: xuất hiện trong các tác phẩm văn học, là dạng mô phỏng các lời nói trong cuộc sống, nhưng được sáng tạo, được gọt giũa, phần nào mang tính ước lệ, cách điệu như các lời nói của các nhân vật trong: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết,… Luyện tập Bài tập 1 Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Là lời khuyên chúng ta phải nói năng thận trọng, có văn hóa + Lời nói chẳng mất tiền mua: ai cũng có quyền phát biểu ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. “Chẳng mất tiền mua”- lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng + Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự trong giao tiếp. “Lựa lời”- phải biết lựa chọn từ ngữ, dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức sao cho phù hợp với nội dung lời nói và đối tượng. “Vừa lòng nhau”- nói như thế nào để người nghe hiểu, đồng tình với ý kiến của mình mà không gây xúc phạm tới người khác. Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời + Vàng muốn biết tốt hay xấu phải thử qua lửa Chuông muốn biết tốt thì phải thử tiếng để biết độ vang, chuông càng vang xa và càng lâu thì càng tốt. + Người ngoan- là nói tới phẩm chất, đạo đức của con người, là thứ trừu tượng không đong đếm được, phải qua thời gian và bằng nhiều cách để đánh giá được trong đó có “thử lời” + Thử lời: con người qua lời nói có thể biết người ấy tính tình như thế nào, trình độ, nhân cách ra sao, nói dễ nghe hay sỗ sàng, là người “ngoan” hay “không ngoan” Câu tục ngữ ý nghĩa tượng tự: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe Bài tập 2 Đoạn trích “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” (Sơn Nam) ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện có sáng tạo Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương: ghe xuồng, ngặt, phú quới, rạch, phá, truông… Đoạn trích mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt vùng Nam Bộ (cụ thể là lời ăn tiếng nói của những người chuyên bắt cá sấu) -> góp phần sinh động hóa văn bản, làm cho văn bản mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương, khắc họa những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên

File đính kèm:

  • docTiet 36 Phong cach ngon ngu sinh hoat.doc