A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh phải đạt được:
I. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
+ Nắm vững những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
+ Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
II. Về kĩ năng:
Giúp học sinh:
+ Rèn luyện cho học sinh sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.
+ Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.
+ Pháy hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
III. Về tư tưởng, thái độ:
Giúp học sinh:.
+ Có ý thức, có thói quen nói và viết theo yêu cầu sử dụng tiếng Việt để đạt sự trong sáng của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
I. Giáo viên.
1. Dự kiến phương pháp tổ chức giờ học
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 76- Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 76.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh phải đạt được:
Về kiến thức:
Giúp học sinh:
+ Nắm vững những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
+ Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
II. Về kĩ năng:
Giúp học sinh:
+ Rèn luyện cho học sinh sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.
+ Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.
+ Pháy hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
III. Về tư tưởng, thái độ:
Giúp học sinh:.
+ Có ý thức, có thói quen nói và viết theo yêu cầu sử dụng tiếng Việt để đạt sự trong sáng của tiếng Việt.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên.
Dự kiến phương pháp tổ chức giờ học
+ Phương pháp hỏi- đáp, phương pháp giảng giải, phân tích, phương pháp thảo luận nhóm.
Phương tiện.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy học, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ.
II. Học sinh.
+ Sách giaó khoa, sách hướng dẫn học tốt.
+ Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Tạo tâm thế tiếp nhận.
Người ta thường bảo: “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng vậy, tiếng Việt rất giàu có và đẹp, vì thế sử dụng tiếng Việt không phải dễ dàng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng tiếng Việt và vẫn mắc nhiều lỗi. Chúng ta cũng đã có nhiều tiết học về tìm hiểu các lỗi trong sử dụng tiếng Việt và tìm cáh khắc phục, sữa chữa. Song thực tế là ở các bài làm văn của các em vẫn còn mắc rất nhiều lỗi. Tiết học ngày hôm nay, sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu, chuẩn mực về sử dụng tiếng Việt, từ đó sử dụng tiếng Việt một cách tốt hơn, hiệu quả hơn.
Dạy bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cơ bản
Dự trù ghi bảng
Hoạt động1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
TT1: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy chỉ ra các lỗi về ngữ âm và chữ viết trong hai ví dụ trên? Cách chữa chúng như thế nào?
HS trả lời.
Gv nêu các VD khác: lo ấm " no ấm, câu truyện " câu chuyện, chuyện ngắn" truyện ngắn,...
TT2: Như vậy chúng ta thấy, khi phát âm sai thì sẽ dẫn đến chữ viết cũng sẽ bị sai. Vậy thì theo các em, khi sử dụng tiếng Việt cần phải đảm bảo những yêu cầu nào về mặt ngữ âm và chữ viết?
HS trả lời, GV chốt lại.
TT3.GV mời học sinh tìm hiểu mục 2
TT4: Tìm hiểu mục a và cho cô biết, những câu trong mục a có những lỗi sai nào? Cách chữa chúng như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời.
GV giải nghĩa các từ.
TT5. GV đọc mục b.
Em hãy cho biết trong các câu trên, câu nào dùng từ đúng? Câu nào sai? Nguyên nhân của những lỗi sai trên là gì? và cần phải sửa lại như thế nào cho đúng?
HS suy nghĩ trả lời, Gv bổ sung, chọn một ví dụ để phân tích.
TT6: Qua phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết khi sử dụng tiếng Việt về mặt từ ngữ cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
HS trả lời.
TT7: Tìm hiểu các ví dụ ở mục a, chỉ ra cho cô các lỗi sai về ngữ pháp? Cách chữa chúng như thế nào? HS suy nghĩ, trả lời.
GV có thể cho học sinh thêm vài ví dụ:
1. “Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam”.
2. “ Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính hiện đại và truyền thống là một chân dung đang hình thành”.
TT8: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập b, c
TT9: Từ những phân tích trên, theo em để sử dụng đúng ngữ pháp cần lưu ý những yêu cầu gì?
Hs trả lời, Gv chốt lại.
TT10. Tìm hiểu mục 4 trong sách giáo khoa, hãy cho biết những từ dùng không phù hợp trong các câu ở mục a?
Hs trả lời.
TT11: Em hãy nhận xét về các từ thuộc ngôn ngữ nói trong đoạn trích ở mục b? Những từ ngữ và cách nói như vậy có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị không? Vì sao?
HS trả lời, Gv chốt lại.
TT12: GV tổng hợp: Như vậy chúng ta thấy khi sử dụng tiếng Việt, muốn sử dụng đúng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về phông cách ngôn ngữ.
TT13: Gv mời học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II.
TT1: Tìm hiểu ngữ liệu 1 và cho cô biết trong câu tục ngữ “chết đứng còn hơn sống quỳ” các từ “đứng”, “quỳ” được sử dụng như thế nào ?
TT2: Đọc ngữ liệu 2 và cho cô biết: những hình ảnh ẩn dụ và so sánh nào được sử dụng trong bài tập 2 ?
TT3. Gv cho học sinh tìm hiểu ngữ liệu 3. Hãy cho biết trong ngữ liệu trên, phép điệp, phép đối nhịp điệu được sử dụng như thế nào?
Hs trả lời.
TT4. Chúng ta vừa đi vào tìm hiểu 3 ngữ liệu trong SGK, và thấy rằng trong các câu văn, lời nói, người ta thường sử dụng các biện pháp tu từ. Vậy việc sử dụng các phép tu từ đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng tiếng Việt?
TT5: GV cho Hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, giao các bài tập còn lại cho các em về nhà làm.
HS thảo luận nhanh theo nhóm, 2 bạn một nhóm.
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt:
1. Về ngữ âm và chữ viết:
a) Lỗi về ngữ âm:
- câu 1: sai cặp phụ âm cuối c/t: giặc " giặt.
- câu 2 : sai cặp phụ âm đầu d/r: dáo " ráo.
- câu 3 : sai thanh điệu hỏi/ ngã: lẽ " lẻ, đỗi " đổi
b) Lỗi do phát âm địa phương:
Dưng mờ " nhưng mà.
Giời " trời.
Bẩu " bảo.
ð Tiểu kết: Khi sử dụng tiếng Việt, về mặt ngữ âm và chữ viết cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
2. Về từ ngữ:
a. Phát hiện và chữa lỗi từ ngữ:
* Lỗi dùng từ không chuẩn xác:
Câu1: - Chót : có nghĩa là cuối cùng.
- Chót lọt: xong xuôi, thường chỉ việc làm một công việc bất chính.
Sửa lại: chót lọt ð chót (cuối cùng)
Câu 2: -Truyền tụng: truyền miệng cho nhau nghe với lòng ngưỡng mộ.
-Truyền đạt: Thông báo lại, truyền lại để cho người khác nắm bắt được một vấn đề, kiến thức nào đó.
Sửa lại: Truyền tụng ð truyền đạt.
* Lỗi kết hợp từ sai:
Câu 3: Sai kết hợp từ: “ số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần”,
Sửa lại: “Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần”.
Câu 4: Sai kết hợp từ: “bệnh nhân được pha chế điều trị”
Sửa lại: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế.
b. Các câu dùng từ đúng:
Câu 2, câu 3, câu 4;Câu 1 và câu 5 sai.
Câu 1: Dùng nhầm lẫn giữa yếu điểm và điểm yếu.
-Yếu điểm: điểm quan trọng nhất.
- Điểm yếu: nhược điểm của bản thân.
Sửa lại ð Anh ấy có một nhược điểm: không quyết đoán trong công việc.
Câu 5: Dùng từ chưa chuẩn xác:
Linh động: có tính chất động, có vẻ rất sống động.
Sửa lại: Linh động ð Sinh động.
ð Tiểu kết: Về từ ngữ cần dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng ở trong tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp:
a. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp:
- Câu 1: Lỗi sai- ko phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ.
Cách sửa : Có nhiều cách :
+ Bỏ từ “qua” ở đầu câu.
+ Bỏ từ “của ”, thay bằng dấu phẩy.
+ Bỏ các từ đã “cho ”, thay vào bằng dấu phẩy .
- Câu 2: Lỗi sai- thiếu thành phần nòng cốt (cả câu mới chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài, chưa đủ các thành phần chính).
" Sửa: Có 2 cách :
+ Thêm chủ ngữ : Đó là lòng tin tưởng ...
+ Thêm vị ngữ : Lòng tin tưởng ...những hành động cụ thể.
Vd1 : Có nhiều cách sửa :
+ Bỏ từ “với ”.
+ Bỏ từ “của 1”, thay bằng dấu phẩy.
+ Thêm dấu phẩy sau từ tác giả, thêm chủ ngữ sau tác giả.
Vd2 : Có 2 cách sửa :
+ Bỏ các từ: “Diện mạo của”.
+ Bỏ các từ: “một chân dung”.
b. Câu sai : câu 1 : sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở đầu câu.
Câu đúng : câu 2, 3, 4.
c. Lỗi sai: các câu ko lôgíc. Hướng dẫn học sinh sửa lại.
ð Tiểu kết: Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diến đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu thích hợp. Ngoài ra, các câu trong đoạn văn và văn bản cần liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
a) * Từ không hợp phong cách
- Câu 1: hoàng hôn " chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ko phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính
" sửa lại: chiều (buổi chiều).
- Câu 2: hết sức là " chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
" sửa lại: rất (vô cùng).
b) * Từ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Trong lời thoại của Chí phèo có nhiều từ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con.
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, thước đất cắm dùi
- Khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, kêu,...
" Những từ ngữ và cách nói như trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị vì đơn đề nghị là thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, lời lẽ, câu văn phải thể hiện tính trang trọng, chuẩn mực.
*Ghi nhớ: (sgk)
Câu chuyển: Ở phần 1 chúng ta đã đi vào tìm hiểu những yêu cầu để sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực. Sử dụng Tiếng Việt đúng là một yêu cầu, song sử dụng tiếng Việt đúng còn tạo tiền đề cho việc sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Hiệu quả đó như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu phần II.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
1. Bài tập1:
“Đứng”, “quỳ” thường được dùng để diễn tả tư thế của con người, nhưng ở đây đã được chuyển nghĩa. Chúng không miêu tả các tư thế cụ thể của con người nữa mà đã được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để nói đến nhân cách, khí phách kiên cường dũng mãnh của con người khi phải chết (chết đứng), và sự quỵ lụy, hèn nhát của những kẻ sống luồn cúi và nịnh hót (sống quỳ).
" Câu văn có tính hình tượng và biểu cảm cao hơn so với cách nói trực tiếp, không dùng hình ảnh: “chết vinh còn hơn sống nhục”.
2. Bài tập2:
-Ẩn dụ: Chiếc nôi xanh "chỉ cây cối xanh mát bao quanh con người.
-So sánh: “Đó là cái máy điều hòa khí hậu”
" Câu văn vừa mang được tính cụ thể, hình tượng vừa có tính biểu cảm cao.
3. Bài tập3.
-Phép điệp + Điệp từ: “ai”.
+ Điệp cấu trúc: “Ai có...dùng...”
- Phép đối: câu 1- câu 2.
- Nhịp điệu: dứt khoát, khoẻ khoắn.
ðNhận xét: Việc sử dụng các phép tu từ trong tiếng Việt thì sẽ làm cho lời nói, câu văn hay hơn, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Lời nói, câu văn se có tính hình tượng, biểu cảm hơn.
* Ghi nhớ: (sgk).
III. Luyện tập:
1. Bài 1:
Các từ dùng đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.
2. Bài 2,3,4,5 về nhà.
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt:
1. Về ngữ âm và chữ viết:
a) Lỗi về ngữ âm:
- câu 1: giặc " giặt.
- câu 2 : dáo " ráo.
- câu 3 : lẽ " lẻ, đỗi " đổi
b) Lỗi do phát âm địa phương.
Dưng mờ " nhưng mà.
Giời " trời.
ð Tiểu kết:
2. Về từ ngữ:
a. Phát hiện và chữa lỗi từ ngữ:
*Lỗi dùng từ không chuẩn xác:
Câu1: chót lọt ð chót (cuối cùng)
Câu 2: Truyền tụng ð truyền đạt.
*Lỗi kết hợp từ sai:
Câu 3, câu 4.
b. Các câu dùng từ đúng:
Câu 2, 3, 4 đúng.
Câu 1 và 5 sai.
ð Tiểu kết:
3. Về ngữ pháp:
a. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp:
-Câu 2: Lỗi sai- thiếu thành phần nòng cốt .
Cách sửa :
- Ví dụ 1 :
b. Câu sai : câu 1
Câu đúng : câu 2, 3, 4.
c. Lỗi sai: các câu ko lôgíc.
ðTiểu kết.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
a)- Câu 1:Sửa lại: hoàng hôn "chiều (buổi chiều).
- Câu 2: Sửa lại: hết sức là " rất (vô cùng).
b) - Các từ xưng hô: cụ, con…
- Thành ngữ: trời tru đất diệt…
- Khẩu ngữ: kêu, quả…
*Ghi nhớ: (sgk)
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
1.Bài tập 1: “đứng”, “quỳ” đã được chuyển nghĩa.
- Chết đứng " hiên ngang, có khí phách
- Sống quỳ " quỵ lụy, hèn nhát.
2. Bài tập 2:
- Ẩn dụ: chiếc nôi xanh.
- So sánh: Cái máy điều hòa khí hậu.
3. Bài tập 3:
+ Điệp từ: “ai”.
+Điệp cấu trúc: “Ai có...dùng...”
- Phép đối: câu 1- câu 2.
- Nhịp điệu: dứt khoát, khoẻ khoắn
ðNhận xét:
* Ghi nhớ: (sgk).
III. Luyện tập:
1. Bài 1:
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
*Củng cố: Các em phải thường xuyên có ý thức sử dụng Tiếng Việt đúng, hay trong hoạt động giao tiếp và trong tạo lập văn bản.
*Dặn dò: - Nắm vững phần ghi nhớ trong SGK và làm các bài tập còn lại của phần luyện tập.
- Soạn bài: Hồi trống cổ thành
Đồng Hới, ngày 19 tháng 2 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Sinh viên thực tập giảng dạy:
Dương Lệ Giang. Lê Thị Hà.
File đính kèm:
- Nhung yeu ve su dung tieng viet.doc