Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 76 Tiếng việt- Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

I. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: Phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng

- Giúp học sinh vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng- sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt, nói viết chuẩn mực và có hiệu quả.

3. Thái độ

- Giúp học sinh có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

* Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận bài học: gợi mở, phát vấn, thảo luận, thuyết trình.

* Phương tiện dạy học: Giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa lớp 10 tập II, bảng phụ.

2. Học sinh

- Chủ động soạn bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị sách giáo khoa lớp 10 tập II, vở ghi, vở bài tập, bảng phụ.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp: Đồng phục, sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tổ chức dạy và học bài mới

 

docx9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 76 Tiếng việt- Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76 Tiếng Việt NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT I. Trọng tâm kiến thức kĩ năng 1. Kiến thức - Giúp học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: Phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Kĩ năng - Giúp học sinh vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng- sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt, nói viết chuẩn mực và có hiệu quả. 3. Thái độ - Giúp học sinh có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên * Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận bài học: gợi mở, phát vấn, thảo luận, thuyết trình. * Phương tiện dạy học: Giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa lớp 10 tập II, bảng phụ. 2. Học sinh - Chủ động soạn bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị sách giáo khoa lớp 10 tập II, vở ghi, vở bài tập, bảng phụ. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp: Đồng phục, sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tổ chức dạy và học bài mới HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ - Phương pháp vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật động não Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt Ghi chú - Dẫn vào bài: Kể một câu chuyện: … “ Cháu bẩu mấy đứa tẻ kia đi chỗ khác chơi cho ông nghỉ”. - Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng viết lại câu nói đó và nhận xét? -> Mắc lỗi phát âm: “ bảo-> bẩu/ trẻ-> tẻ” Để sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt, hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt". - Học sinh lắng nghe - Học sinh lên bảng viết và nhận xét, cả lớp chú ý lắng nghe và bổ sung. HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG TRI GIÁC VÀ PHÂN TÍCH CẮT NGHĨA - Phương pháp gợi mở, vấn đáp, phương pháp dự án. - Kĩ thuật động não H: Hãy phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau? ( Giáo viên đưa ngữ liệu lên bảng phụ) * Ngữ liệu: a. Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. b. À…chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ…chẳn qua cũng là do cái duyên, cái số… c. Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. d. Hoàng hôn ngày 25- 10, luc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông . H: Qua những ví dụ vừa phân tích, em có nhận xét gì về những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt? - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị các ví dụ mục 3a, 3c SGK/66 vào bảng phụ và gọi học sinh lên trình bày. H: Qua việc phân tích các ví dụ trên, em hãy nhận xét yêu cầu về ngữ pháp khi sử dụng tiếng Việt? H: Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu? H: Như vậy, theo em khi sử dụng tiếng Việt chúng ta cần lưu ý điều gì dựa vào ví dụ vừa phân tích? - Học sinh quan sát, phát hiện. - Học sinh phát hiện lỗi, phân tích và sửa lại. Cả lớp chú ý theo dõi, bổ sung. - Học sinh suy nghĩ, rút ra nhận xét. Các học sinh khác chú ý nghe và bổ sung. - Học sinh nghe và ghi bài. - Học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chú ý theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Học sinh nhận xét, cả lớp theo dõi bổ sung. - Học sinh nghe và ghi bài. - Học sinh suy nghĩ, phân tích. Cả lớp theo dõi, bổ sung. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Học sinh nghe và ghi bài I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. 1. Về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ và phong cách ngôn ngữ. 1.1 Xét ngữ liệu a. Nói và viết sai phụ âm đầu. -> Sửa lại: “ dáo” -> “ráo” b. Phát âm theo tiếng nói địa phương do thói quen trong sinh hoạt, khác với âm trong ngôn ngữ chung. -> Sửa lại theo từ ngữ toàn dân tương ứng: “nhẩn nha” -> “thong thả” “dưng mờ” -> “nhưng mà” c. Sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói là “mắc các bệnh truyền nhiễm” chứ không nói “ chết các bệnh truyền nhiễm”. -> Sửa lại: “Số người mắc bệnh và chết vì bệnh truyền nhiễm đã giảm dần”. d. Dùng từ sai phong cách ngôn ngữ: từ “ hoàng hôn” chỉ đúng với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, không dùng trong phong cách ngôn ngữ hành chính. -> Sửa lại: “ Chiều ngày 25- 10, luc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông”. 1.2Nhận xét - Về ngữ âm và chữ viết: Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung. - Về từ ngữ: Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo và ý nghĩa. - Về phong cách ngôn ngữ: cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Yêu cầu về ngữ pháp 2.1 Xét ngữ liệu ( SGK/66) a. Không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. -> Chữa lại: + Cách 1: Bỏ từ “ qua” đầu câu: Tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố// đã cho ta CN VN thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ. + Cách 2: Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy: Qua tác phẩm “ Tắt đèn”, TN Ngô Tất Tố// đã cho ta thấy CN VN hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ. + Cách 3: Bỏ từ “ đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy: Qua tác phẩm “ Tắt đèn”của Ngô Tất Tố, ta // thấy hình ảnh ngườiphụ CN VN nữ nông thôn trong xã hội cũ. c. Đoạn văn sai ở mối liên hệ, sự gắn kết giữa các câu: các câu lộn xộn, thiếu lôgic. + Câu 1: Nói về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. + Câu 2: Đột ngột nói về Thúy Kiều -> Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những net xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. 2.2 Nhận xét - Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao. 1. Xét ngữ liệu (ví dụ 2/ 67) - Các cụm từ “ chiếc nôi xanh”, “cái máy điều hòa khí hậu” là cách nói ẩn dụ. Hai vật thể này đều mang lại lợi ích cho con người. Tác giả đã hình tượng hóa để khẳng định môi trường cây cối đã mang lại lợi ích cho con người, góp phần bảo vệ sự sống. Cách dùng từ như vậy vừa mang tính hình tượng, biểu cảm, vừa có tính cụ thể, tạo được xúc cảm thẩm mĩ. 2. Nhận xét - Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT - Phương pháp vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật động não H: Tóm lại, hãy cho cô biết bài học hôm nay có mấy vấn đề cần lưu ý? - Học sinh suy nghĩ, trả lời. Cả lớp theo dõi và bổ sung. => Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: - Về ngữ âm và chữ viết: Phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy . - Về từ ngữ: Dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo và ý nghĩa. - Về ngữ pháp: Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. - Về phong cách ngôn ngữ: Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. - Đồng thời sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP, BỘC LỘ KẾT QUẢ TIẾP NHẬN - Phương pháp gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật động não Làm việc theo nhóm: GV cho mỗi tổ làm 1 bài tập từ bài tập 1 đến bài tập 4 và yêu cầu chữa bài tập. GV đưa bài tập lên bảng phụ - Đại diện mỗi tổ chữa bài tập. Cả lớp theo dõi, bổ sung. - Học sinh quan sát và chữa bài tập, cả lớp theo dõi, bổ sung. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 SGK/ 68 2. Bài tập 2 SGK/ 68 - Từ “ lớp”: Phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu, trong trường hợp này là phù hợp . Còn từ “hạng” phân biệt người theo phẩm chất, mang nét nghĩa xấu, nên không phù hợp trong trường hợp này. 3. Bài tập 3 SGK/ 68 - Đoạn văn nghị luận bàn về một nét trong nội dung của ca dao: Tình cảm của con người trong ca dao. Song ý của câu đầu và những câu sau không nhất quán. + Câu 1: Nói về tình yêu nam nữ + Các câu sau: Nói về những tình cảm khác + Quan hệ thay thế của đại từ “họ” ở câu 2 và câu 3 không rõ -> Sửa lại: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ chiếm một số lượng khá lớn. Song còn có nhiều bài thể hiện tình cảm khác. Đó là tình cảm gia đình, đầm ấm gắn bó cùng nhau trong tổ ấm. Đó là tình làng, nghĩa xóm. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. 4. Bài tập 4 SGK/ 68 Câu văn có tính hình tượng cụ thể và tính biểu cảm (so với cách biểu hiện khác như: Chị sứ rất yêu cái chốn này, nợi chị đã sinh ra, nơi chị đã lớn lên.) là nhờ: dùng quán ngữ tình thái ( biết bao nhiêu), dùng từ miêu tả âm thanh và hình ảnh( oa oa cất tiếng khóc chào đời), dùng hình ảnh ẩn dụ( quả ngọt trái sai đã thắm hồng da chị). -> Câu văn vừa chuẩn mực, vừa có tính nghệ thuật. 5. Bài tập củng cố Phát hiện và sửa lỗi những câu sau: Câu 1: Bình Ngô đại cáo là một kiệt tác trong giới văn chính luận của Nguyễn Trãi. - Sửa: Bỏ từ “ giới” thay bằng từ “ các tác phẩm” Câu 2: Qua bài thơ “ Cảnh ngày hè” đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. IV. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài - GV hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài - Học sinh nghe và ghi lại - Học thuộc ghi nhớ SGK/ 67,68 - Soạn bài “ Tóm tắt văn bản thuyết minh” - Mỗi tổ viết đoạn văn tóm tắt văn bản “ Nhà sàn”( SGK/ 69,79) giới thiệu những đặc trưng của nhà sàn . - Xem lại mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt văn bản tự sự đã học ở kì I, lớp 10.

File đính kèm:

  • docxTiet 76 Nhung yeu cau ve su dung tieng Viet.docx