Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần14- Tiết 40 NHÀN-NGUYỄN BỈNH KHIÊM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

 Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của NBK: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.

 Biết các đọc- hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.

 Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. TRỌNG TÂM:

 Bản chất chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống hòa hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

 Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hai gốc độ: Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao; nhân cách vượt lên trên danh lợi.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài: bài Cảnh ngày hè.

3. Giảng bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần14- Tiết 40 NHÀN-NGUYỄN BỈNH KHIÊM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :14- Tiết :40 NHÀN-NGUYỄN BỈNH KHIÊM MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của NBK: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. Biết các đọc- hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. TRỌNG TÂM: Bản chất chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống hòa hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hai gốc độ: Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao; nhân cách vượt lên trên danh lợi. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài: bài Cảnh ngày hè. Giảng bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Viết những nội dung ngắn về NBK dẫn dắt giới thiệu về tác giả: -Đỗ Trạng Nguyên (1535) -Bạch Vân cư sĩ. -Tuyết Giang Phu Tử. -phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công. -nhà thơ lớn của dân tộc Giới thiệu xuất xứ của bài thơ? Đọc SGK phần tiểu dẫn. Dựa vào nội dung gợi ý của giáo viên nắm vững những nét chính về tác giả. I . Tìm hiểu tiểu dẫn: 1.Vài nét về tác giả: - Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585),làng Trung An,Hải Phòng, đỗ Trạng Nguyên(1535) ,làm quan dưới triều Mạc. - Sớm cáo quan, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dạy học và được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. - Dù ở ẩn nhưng vẫn tham vấn cho triều Mạc, được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công. - Là nhà thơ lớn của dân tộc( Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi). 2. Xuất xứ: là bài thơ Nôm trong” Bạch Vân quốc ngữ thi”của Nguyễn Bỉnh Khiêm (viết trong thời gian về ở ẩn) Hoạt động 2 Nhận xét về cuộc sống được miêu tả trong câu thơ thứ nhất? Thú vui của tác giả trong cuộc sống là gì? Nhận xét về món ăn, sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày? Giảng: bức tranh tứ bình. Hồ sen: hương thơm thanh quý. Chỉ ra các ý đối trong hai câu thơ? Ý nghĩa biểu tượng trong lời thơ? Liên hệ: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại. Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”. Nhận xét về dại-khôn trong quan điểm của NBK? Cho biết điển cố gì đã dùng trong câu 7 và 8 ? Món ăn: dân dã như măng trúc, giá đỗ. Sinh hoạt: tắm hồ, tắm ao II. Tìm hiểu văn bản: 1.Vẻ đẹp cuộc sống: “- Một mai,một cuốc,một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” + Cách liệt kê và cách dùng số từ đếm những dụng cụ lao động quen thuộc gợi cảm nhận về cuộc sống giản dị ở chốn làng quê. + Phong thái ung dung, nhàn tản và tâm trạng kiên định, tự tin về lối sống đã chọn. àTrở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ, tránh được sự nhem nhuốc, nhơ bẩn chốn quan trường . “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. + Cảnh sinh hoạt, ăn uống thường nhật gắn với sức lao động của bản thân và hòa hợp với thiên nhiên. + Đạm bạc nhưng không theo lối khắc khổ, đạm bạc mà thanh cao, mùa nào thức ấy àThật sự vui với lối sống thuận theo tự nhiên, sống trong môi trường thư thái, an nhàn cả về thể xác lẫn tâm hồn. 2. Vẻ đẹp nhân cách: - “ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao” +Nghệ thuật đối tô đậm trong lòng người đọc một triết lý sống thanh nhàn. + Lời thơ giàu ý nghĩa biểu tượng: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn; Chốn lao xao là chốn cửa quyền, chen chúc, giành giật. + Sử dụng phép nói ngược với giọng mỉa mai: dại chính là khôn, khôn lại hóa dại. + Dại –khôn ở NBK xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian:” Ở hiền gặp lành”. à Cái “ khôn” của người thanh cao là quay lưng với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa nhập với thiên nhiên. -“ Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. + Tìm đến “say” chỉ là để “tỉnh”. +Dùng điển cố rất kín đáo thể hiện những nhận thức sâu sắc kiên quyết rời bỏ chốn quan trường bởi công danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao. à Nhân cách, trí tuệ uyên thâm của bậc triết gia. Hoạt động 3: củng cố bài. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? Tích cực hay tiêu cực? Nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi; sống hòa hợp với thiên nhiên, về tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Thời NBK sốngà “độc thiện kỳ thân” III Tổng kết: Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. 4.Dặn dò:soạn đọc Tiểu Thanh ký.

File đính kèm:

  • docNHANNGUYEN BINH KHIEM.doc