Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ

Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu về trợ từ

- Gv cung cấp ví dụ sgk bằng bảng phụ.

* HS đọc quan sát so sánh 3 câu trong SGK- 69

* HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

? Về hình thức, câu 2 và 3 có gì khác so với câu 1?

? Từ những và từ có đi kèm với từ nào trong câu ?

+ Đi kèm với từ hai bát.

? Nghĩa của câu 1 là gì và câu 2, 3 có thêm từ những, có thì nghĩa của 2 câu đó có gì khác ?

+ C1: Thông báo khách quan (nó ăn, số lượng: 2 bát cơm)

+ C2: Ngoài việc diễn đạt ý khách quan như trên còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc “nó ăn hai bát cơm” là nhiều, vượt quá mức bình thường ( những ).

+ C3: Ngoài việc diễn đạt ý khách quan như trên còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc “ nó ăn hai bát cơm” là ít không đạt mức độ bình thường ( có ).

? Ngoài các trợ từ những, có em có thể tìm thêm các trợ từ khác và đặt câu với các trợ từ đó ?

- Nói dối là tự làm hại chính mình.

- Tôi đã gọi đích danh nó ra.

- Ngay cả tớ mà bạn cũng không tin sao ?

? Vậy thế nào là trợ từ?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 6 - Tiết 23: TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Khái niệm trợ từ, thán từ. - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ. 2. Kĩ năng: - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết. - Giáo dục học sinh kĩ năng sống: + Ra quyết định sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ tiếng Việt. 3. Thái độ:- Giáo dục ý thức dùng từ đúng hoàn cảnh giao tiếp. 4. Năng lực: - Năng lực chung: tư duy, nhận thức, giải quyết vấn đề độc lập - Năng lực riêng: phản biện, giao tiếp bằng ngôn ngữ, làm việc nhóm II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo. - Học sinh: Học bài cũ, ôn lại kiến thức về danh từ. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong tiết dạy) 3 . Bài mới (44 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1 PHÚT) Thi kể tên các từ ngữ dùng để bộc lộ cảm xúc. Gv dẫn vào bài Kể tên B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút) Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu về trợ từ - Gv cung cấp ví dụ sgk bằng bảng phụ. * HS đọc quan sát so sánh 3 câu trong SGK- 69 * HS thảo luận và trả lời câu hỏi: ? Về hình thức, câu 2 và 3 có gì khác so với câu 1? ? Từ những và từ có đi kèm với từ nào trong câu ? + Đi kèm với từ hai bát. ? Nghĩa của câu 1 là gì và câu 2, 3 có thêm từ những, có thì nghĩa của 2 câu đó có gì khác ? + C1: Thông báo khách quan (nó ăn, số lượng: 2 bát cơm) + C2: Ngoài việc diễn đạt ý khách quan như trên còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc “nó ăn hai bát cơm” là nhiều, vượt quá mức bình thường ( những ). + C3: Ngoài việc diễn đạt ý khách quan như trên còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc “ nó ăn hai bát cơm” là ít không đạt mức độ bình thường ( có ). ? Ngoài các trợ từ những, có em có thể tìm thêm các trợ từ khác và đặt câu với các trợ từ đó ? - Nói dối là tự làm hại chính mình. - Tôi đã gọi đích danh nó ra. - Ngay cả tớ mà bạn cũng không tin sao ? ? Vậy thế nào là trợ từ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. HS đọc VD Thảo luận cặp đôi PB cá nhân HS khá, giỏi I. Trợ từ. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Câu 1: Nó ăn hai bát cơm - Câu 2: Nó ăn những hai bát cơm - Câu 3: Nó ăn có hai bát cơm + Câu 2 thêm từ những, câu 3 thêm từ có. - Câu 1: Nó ăn hai bát cơm->Thông báo khách quan (nó ăn, số lượng: 2 bát cơm) - Câu 2: Nó ăn những hai bát cơm-> có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều. - Câu 3: Nó ăn có hai bát cơm -> có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít. - Có sự khác nhau đó là do câu có thêm từ "những, có ". -> Từ "những, có" dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự việc, sự vật nêu trong câu-> đó là các trợ từ. - Các từ " chính, đích, ngay". 3. Ghi nhớ: SGK- 69 + Chú ý: Về mặt NP, trợ từ không làm thành phần câu. - Khi xác định Trợ từ, phải đặt trong những văn cảnh cụ thể để phân biệt với động từ và lượng từ. Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu về thán từ - Gv treo bảng phụ ghi ví dụ sgk. ? Các từ "này, a, vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì. - Từ "này ": gây sự chú ý của người đối thoại. - Từ "a": biểu thị sự tức giận khi nhận ra điều không tốt với mình. - Từ "vâng": đáp lại lời người khác lễ phép, nghe theo. ? Nhận xét về cách dùng các từ " này, a, vâng" bằng cách lựa chọn các câu trả lời đúng: a/ Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập. b/ Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập. c/ Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu. d/ Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. - Này, a có khả năng 1 mình tạo thành câu (VD của Nam Cao) - Này, a, vâng cũng có thể làm thành phần biệt lập của câu (không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác) (VD của Ngô Tất Tố) ? Các từ đó là thán từ? Vậy thế nào là thán từ? Vị trí của nó. ? Đặc tính ngữ pháp. ? Thán từ gồm mấy loại - Cho h/s đọc ghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đặt câu với 3 thán từ: ôi, ừ, ơ. + Ôi buổi chiều thật tuyệt! + Ừ ! Cái cặp ấy được đấy. + Ơ! Em cứ tưởng ai hoá ra là anh. PB cá nhân HS khá, giỏi II. Thán từ. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét. - là những từ để bộc lộ cảm xúc hoặc để gọi đáp. - thường đứng ở đầu câu - có thể tách thành câu riêng. + Thán từ có hai loại: - Thán từ bộ lộ tình cảm, cảm xúc: a, ô, ôi, than ôi, trời ơi, ... - Thán từ gọi đáp: này, vâng, ừ, ê, ... 3. Ghi nhớ: SGK tr69 C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20) - Hs đọc yêu cầu bài tập. ? Trong các câu dưới đây từ nào là trợ từ từ nào không phải là trợ từ. ? Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm. - Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm - Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày. -Gọi nhóm khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. ? Chỉ ra các thán từ trong đoạn trích sau. - Hs đọc yêu cầu bài 4. - Hs đọc yêu cầu bài 5. HS làm bài tập cá nhân Làm bài tập theo nhóm Làm cá nhân III. Luyện tập. Bài 1: - Các trợ từ: a, c, g, i. Bài 2: - lấy: Nhấn mạnh sự việc: không có 1 lá thư, không có lời nhắn gửi, không có 1 đồng quà. - nguyên: Nhấn mạnh là chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao. - đến: nghĩa là quá vô lí - cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường - cứ : nhấn mạnh 1 việc lặp lại nhàm chán Bài 3 : - Các thán từ : a- này, à. d- Chao ôi. b- ấy. e- Hỡi ơi. c- vâng. Bài 4: a. ha ha: biểu lộ sự sung sướng, vui mừng. -.ái ái: biểu lộ sự sợ hãi, khiếp đảm. b. Than ôi: Biểu thị sự đau buồn thương tiếc Bài 5: - Ý nghĩa câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép. D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 PHÚT) ? Hàng ngày, chúng ta thường dùng thán từ và trợ từ trong những trường hợp nào? trả lời E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 PHÚT) - Học thuộc 2 ghi nhớ, làm bài tập 5, 6 SGK - tr72 Gợi ý BT6: Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép,nghĩa bóng: nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ -Xem trước bài “Miêu tả và biểu cảm trong VB tự sự”. học bài chuẩn bị * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxV8- TRỢ TỪ_THÁN TỪ.docx
Giáo án liên quan