I/. Mục tiêu cần đạt: HS
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời co hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Và bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của tác giả.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SVG
- HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn hs
2/. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 73, 74 Nhớ rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Tuần: 19
Tiết: 73 – 74
Thế Lữ
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời co hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Và bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của tác giả.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SVG
- HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn hs
2/. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
HOẠT ĐỘNG1:
HS: Đọc chú thích về tác giả và tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Đọc một đoạn thơ
HS: Đọc tiếp đến hết
GV: Nhớ rừng là tâm sự của con hổ ở vườn bách thú. Khi mượn lời con hổ, nhà thơ muốn ta liên tưởng điều gì về con người?
HS: Tâm sự của con người.
GV: Nếu thế, phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?
HS: Biểu cảm gián tiếp.
GV: Ở đây, năm đoạn thơ diễn tả dòng tâm sự tập trung vào 3 ý lớn:
- Khối căm hờn và niềm uất hận.
- Nỗi nhớ thời oanh liệt.
- Khao khát giấc mộng ngàn.
Hãy sắp xếp các đoạn văn bản tương ứng với 3 ý trên?
HS:
- Khối căm hờn và niềm uất hận. (1+4)
- Nỗi nhớ thời oanh liệt. (2+3)
- Khao khát giấc mộng ngàn. (5)
GV: Khi bị nhốt trong củi sắt ở vườn bách thú hổ có cảm nhận gì về những nỗi khổ của mình?
HS:
-Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài (Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua)
-Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường (Giương mắt be, giễu oai linh rừng thẳm).
-Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp kém (chịu ngang bầy cùng bon gấu dở hơi – voiứ cặp báo chuồng bên vô tư lự)
GV: Trong những nỗi khổ ấy, nỗi khổ nào có sức mạnh biến thành khối căm hờn?
HS: Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ
GV: Trong củi sắt, nỗi hờn căm của hổ trở thành khối căm hờn. Em hiểu khối căm hờn này ntn?
HS: Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.
GV: Cảnh vườn bách thú được diễn tả bằng những từ ngữ và hình ảnh nào?
HS: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng _ dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng _ len dưới nách những mo gò thấp kém
GV: Các hình ảnh ấy có gì đặc biệt?
HS: Đểu giả, nhỏ bé, vô hồn.
Giảng: và củng chính cảnh tượng ấy đã tạo nên niềm uất hận.
Hãy giải thích câu “Niềm uất hận ngàn thâu:?
HS: Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vjf phải chung sống với mọi sự tầm thường, giả dối.
GV: Lúc này hổ có tâm trang gì?
HS:
-Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
-khao khát được sống tự do chân thật.
GV: Hãy đọc đoạn tả thưở tung hoành hống hách của hổ?
HS: đọc doạn 2
GV: Cảnh sơn lâm được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
HS: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi.
GV: Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời thơ này?
HS:
-Điệp từ: với
-Các động từ chỉ đặc điểm của hành động: gào, thét
→ Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
GV: Giữa không gian ấy hình ảnh chúa tể hiện lên như thế nào?
HS: Trả lời phần bài hs ghi.
GV: như vậy, hình ảnh chúa tể mang vẻ đẹp gì?
HS: Ngang tàng, lẫm liệt gữa núi rừng.
GV: Hãy đọc đoạn tả cảnh núi rừng nơi hổ sinh sống?
HS: đọc đoạn 3.
GV: Cảnh rừng ở trong đoạn thơ là cảnh của các thời điểm nào?
HS: Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều.
GV: Cảnh săc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bậc?
HS: Trả lời phần bài hs ghi.
GV: Từ những hình ảnh ấy, thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp như thế nào?
HS: Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
GV: Chúa tể của muôn loài đã sống cuộc sống ntn giữa thiên nhiên ấy?
HS:
-Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
-Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
-Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
-Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
GV: Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
HS:
-Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ
-Tạo nhạc điệu rắng rỏi, hùng tráng.
GV: Trong đoạn thơ này, điệp từ “đâu” kết hợp với câu thơ “than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” có ý nghĩa gì?
HS: Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuồi cuộc sống độc lập, tự do cảu chính mình.
GV: Đến đây, ta sẽ thấy 2 cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi hổ ngự trị ngày xưa. Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này?
HS: Một bên là cảnh tù túng, tầm thường giả dối, với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, sôi nổi.
GV: Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gtrong việc diễn tả trạng thái tinh thần của hổ ở vườn bách thú và từ đó là của con người?
HS:
-Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối.
-Diễn tả khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả, chân thật.
GV: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian ntn?
HS: Oai linh, hùng vĩ, thênh thang (nhưng đó là một không gian trong mộng: nơi ta không còn được thấy bao giờ)
GV: Các câu thơ cảm thán mở đầu và kết đoạn có ý nghĩa gì?
HS: Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do.
GV: Ta thấy giấc mộng của hổ có tính chất ntn?
HS: Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực.
Giảng: và giấc mộng ngàn ấy là một nỗi đau bi kịch vì ước muốn cao đẹp không thể thực hiện được.
Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của hổ khi ở vườn bách thú?
HS: Khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở cảu chính mình.
GV: Tác giả đã mơựn lời con hổ để nói lên tâm sự và khát vọng của mình, đó là khát vọng gì?
HS: Khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
GV: Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sực ủa con người?
HS: Trả lời phần ghi nhớ. (SGK.7)
I/. Giới thiệu:
1/. Tác giả: Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
2/. Tác phẩm: Bài thơ “Nhớ rừng” là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
II/. Tìm hiểu văn bản:
1/. Khối căm hờn và niềm uất hận:
Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ
2/. Nỗi nhớ thời oanh liệt:
-Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàng.
-Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàn.
-Vờn bóng âm thầm, lá gay cỏ sắc
-Trong hang tối, mắt thần như khi đã quắc.
-Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
→ Gợi tả hình dáng, tính cách của hổ.
→ Nhịp thơ ngắn, thay đổi.
► Ngang tàng, lẫm liệt gữa núi rừng.
-Đêm vàng.
-Ngày mưa chuyển bốn mùa.
-Bình minh cây xanh nắng gọi.
-Những chiều lênh láng máu sau rừng…
→Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
3/. Khao khát giấc mộng ngàn:
Khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở cảu chính mình.
→ Khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
III/. Tổng kết:
GHI NHỚ (SGK.7)
3/. Củng cố:
-Đọc lại bài thơ.
-Đọc lại ghi nhớ
Về nhà học hai phần trên và xem phần “Tìm hiểu văn bản”.
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Câu nghi vấn”
Thế nào là câu nghi vấn?
Trả lời các câu hỏi trong phần I (SGK.11)
File đính kèm:
- (T73-74)Nho-rung.doc