I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
-HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
b/. Đặt hai câu cảm thán dùng để:
-Bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của người thân.
-Bộc lộ cảm xúc khi thấy mặt trời mọc.
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10018 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 89 Câu trần thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 BÀI 21
Tiết 89
Ngày soạn: 04/02/2007
CÂU TRẦN THUẬT
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
-HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
b/. Đặt hai câu cảm thán dùng để:
-Bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của người thân.
-Bộc lộ cảm xúc khi thấy mặt trời mọc.
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: đọc các đoạn trích
GV: Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cần khiến hoặc câu cảm thán?
HS: chỉ ra câu “ôâi Tào Khê!” là câu có đặc điểm hình thức là câu cảm thán.
GV: những câu này dùng để làm gì?
HS: trả lời phần bài học sinh ghi.
GV: trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật. Kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
HS: Câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Vì thỏa mãn nhu nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng tình cảm của con người trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn bản.
GV: Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
HS: trả lời phần ghi nhớ. (SGK. 46)
Hoạt động II:
HS: thảo luận các câu hỏi trong phần luyện tập
I/. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1/. Ví dụ:
a/.
- Câu 1,2: Trình bày suy nghĩ của người viết.
- Câu 3: nhắc nhở trách nhiệm của những người đang sống hôm nay.
b/.
- Câu 1: kể và tả
- Câu 2: thông báo
c/. Miêu tả ngoại hình Cai Tứ.
d/.
- Câu 2: nhận định, đánh giá
- Câu 3: biểu cảm
→Câu trần thuật
2/. Ghi nhớ: (SGK. 46)
II/. Luyện tập:
Câu 1: Xác định kiểu câu và chức năng
a/.
-Câu 1: câu kể
-Câu 2, 3: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
→Câu trần thuật.
b/.
-Câu 1: câu trần thuật, dùng để kể
-Câu 2: câu cảm thán (từ quá). Bộc lọ tình cảm, cảm xúc.
-Câu 3, 4: câu trần thuật. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cảm ơn).
Câu 2:
-Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
→Câu nghi vấn.
-Cảnh đẹp đêm nay, khó hửng hờ.
→Câu trần thuật.
→Yù nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó. (2 câu giống nhau)
Câu 3: xác định các kiểu câu và chức năng
a/. Câu cầu khiến.
b/. Câu nghi vấn
c/. Câu trần thuật.
→Đều dùng để cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn.
Câu 4: đều là câu trần thuật
a/. Dùng để cầu khiến
b1/. Dùng để kể.
b2/. Dùng để cầu khiến.
Câu 5: đặt câu
a/. Hứa hẹn: Tôi xin hứa sẽ đến đúng giờ.
b/. Xin lỗi: Em xin lỗi vì đã lỡ hẹn.
c/. Cảm ơn: Em xin cảm ơn cô.
d/. Chúc mừng: Mình xin chúc mừng sinh nhật cậu.
e/. Cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
3/. Củng cố:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
4/. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà:
Soạn bài: “Chiếu dời đô”
Trả lời các câu hỏi: 1, 2, 3 (SGK. 51)
File đính kèm:
- (T89)Cau-tran-thuat.doc