Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 93, 94 Hịch tướng sĩ

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

 -Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xăm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xăm lược.

 -Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.

 -Biết vận dụng bài học để viêt văn nghị luận có sự kết hợp giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

II/. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, SGK, SGV.

-HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra: Nêu ý nghĩa của bài “Chiếu dời đô”?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5109 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 93, 94 Hịch tướng sĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 BÀI 23 Tiết 93 – 94 Ngày soạn: 12/02/2007 HỊCH TƯỚNG SĨ Trần Quốc Tuấn I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xăm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xăm lược. -Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ. -Biết vận dụng bài học để viêt văn nghị luận có sự kết hợp giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: Nêu ý nghĩa của bài “Chiếu dời đô”? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động I: HS: đọc chú thích (SGK.58) GV: nêu vắn tắt về tác giả? HS: trả lời phần bài học sinh ghi GV: Bài hịch được viết khi nào? Viết để làm gì? HS: Được viết vào khoảng 1285. Để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính ông soạn. Hoạt động II: GV: hướng dẫn hs cách đọc và đọc mẫu một đoạn. HS: đọc tiếp đến hết. GV: Bài hịch có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính mỗi phần? HS: 4 phần -Phần 1: từ đầu “… còn lưu tiếng tốt”. Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. -Phần 2: “Hướng chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc … ta cũng vui lòng”. Lột tả sự ngang ngược và tội cá của kẻ thù, đồng thờ nói lên lòng căm thù giặc. -Phần 3: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày … Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. -Phần 4: phần còn lại. Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. GV: Ở đaọn thứ nhất, tác giả đã làm gì trong bài hịch? HS: Nêu gương sử sách. GV: Ông nêu gương như vậy để làm gì? HS: Khích lệ ý chí lập công danh vì nước của các tướng sĩ. GV: Hãy chỉ ra sự ngang ngược và tội ác của giặc được Trần Quốc Tuấn nêu trong bài? HS: Trả lời phần bài học sinh ghi. GV: Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để chỉ sứ giả của giặc? HS: - Uốn tất lưỡi cú diều. - Thân dê chó. - Hổ đói. GV: Qua những hình ảnh trên, ta thấy bộn chung như thế nào? HS: là kẻ ngang ngược, tham lam, tàn bạo. GV: Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi đực điều gì ở tác giả? HS: Khêu gợi lòng căm thù giặc. Khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người? GV: Qua việc phân tích tội ác của giặc, đã bộc lộ được điều gì nơi Trần Quốc Tuấn? HS: Lòng yêu nước, căm thù giặc. GV: Hãy chỉ ra đoạn văn thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc của tác giả? HS: “Ta thường tới bữa quên ăn … ta cũng vui lòng”. GV: Qua đoạn văn trên, hãy chỉ ra biểu hiện và thái độ về lòng yêu nước của tác giả? HS: -Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột. -Uất ức, căm tức, sẵn sàng hi sinh để rửa nhục. GV: Sau khi bày tỏ long yêu nước căm thù giặc của mình Trần Quốc Tuấn đã làm gì? HS: Nêu mối ân tình giữa chủ soài và tướng sĩ, phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm. GV: Hãy chỉ ra những hành động sai trái của tướng sĩ? HS: - Thấy chủ nhục mà không lo. - Thấy nước nhục mà không thẹn. - Hầu quân giặc. - Chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, quyến luyến vợ con, lo làm giàu, uống rượu, mê tiếng hát. GV: Hành động đúng nên làm là những hành động nào? HS: -Huấn luyện quân sĩ. -Tập dượt cung tên. -Đề nghị mọi người tập luyện “Binh thư yếu lược” GV: Tác giả nêu ra những hành động sai và khẳng định những hành động đúng nên làm có tác dụng gì? HS: Tác động vào nhận thức của tướng sĩ. Giúp cho họ thấy được những việc làm sai trái, nhận thức được những việc đúng nên làm. GV: Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? HS: Tập trung vào việc nêu ra những tác hại của những việc làm mà họ đã làm đối với bản thân và gia đình họ. GV: Giọng văn và lời vị chủ soái nói với tướng sĩ hay là lời của người cùng cảnh ngộ? HS: Vừa là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ vừa là lời của người cùng cảnh ngộ. GV: Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? HS: Lời khuyên có khi nghiêm khắc có khi chân thành, tình cảm mang tính chất bày tỏ thiệt hơn. GV: Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ ntn? HS: Khích lệ lòng tự trọng của mọi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ cái đúng. GV: Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài “Hịch tướng sĩ”? HS: Trả lời phần bài học sinh ghi. GV: Hãy nêu ý nghĩa bài văn? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 61) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231-1300) tức Trần Hưng Đạo là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. 2/. Tác phẩm: Bài hịch do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285). Viết ra để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính ông soạn II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Sự ngang ngược và tội ác của giặc: - Đi lại nghênh ngang ngoài đường. - Sỉ mắng triều đình. - Bắt nạt tể phụ. - Đòi ngọc, lụa. - Thu bạc vàng. - Vét của kho có hạn. →Là kẻ ngang ngược, tham lam, tàn bạo. 2/. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn: -Biểu hiện: Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột. -Thái độ: Uất ức, căm tức, sẵn sàng hi sinh để rửa nhục. 3/. Nghệ thuật lập luận: -Vạch rõ rang giới giữa hai con đường chính và tà (sống và chết) để thuyết phục tướng sĩ. -Thái độ dứt khoát. -Kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm. -Lời văn giàu hình ảnh. III/. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK. 61) 3/. Củng cố: - HS nhăùc lại ghi nhớ. - Đọc lại đoạn văn thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn? 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Hành động nói Trả lời phần I (SGK. 62 – 63)

File đính kèm:

  • doc(T93-94)Hich-tuong-si.doc
Giáo án liên quan