Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 11

* Mục đích yêu cầu:

- Kiểm tra và củng cố nhận thức cuả HS sau bài ôn tập về truyện ký VN hiện đại, tích hợp với phần kiểm tra TViệt học sinh đã học ở lớp 8.

- Rèn luyện và củng cố kỹ năng khái quát, tổng hợp, so sánh, lựa chọn, viết đoạn văn

Đề bài: Tiết 41: KIỂM TRA: NGỮ VĂN (45 phút)

 

Họ và tên: .Lớp 8B

 

I. Phần trắc nghiệm:

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể truyện loại nào?

A. Truyện dài

B. Truyện ngắn C. Truyện vừa

D. Tiểu thuyết

Câu 2: Ý nào nói lên nội dung đúng nhất của truyện Lão Hạc?

A. Tác dụng của cái đói và miếng ăn đến đời sống của con người.

B. Phẩm chất cao quí của người nông dân.

C. Số phận đau thương của người nông dân.

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.

Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?

A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quí.

B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.

C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng

D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Câu 4: Ý nào dưới đây đúng nhất nội dung của đoạn văn sau?

 Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [.] . Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày 10/11/2007 Tiết 41: KIểm tra văn học * Mục đích yêu cầu: - Kiểm tra và củng cố nhận thức cuả HS sau bài ôn tập về truyện ký VN hiện đại, tích hợp với phần kiểm tra TViệt học sinh đã học ở lớp 8. - Rèn luyện và củng cố kỹ năng khái quát, tổng hợp, so sánh, lựa chọn, viết đoạn văn Đề bài: Tiết 41: Kiểm tra: Ngữ văn (45 phút) Họ và tên: ..........................................................................................Lớp 8B Phần trắc nghiệm: Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể truyện loại nào? Truyện dài Truyện ngắn Truyện vừa Tiểu thuyết Câu 2: ý nào nói lên nội dung đúng nhất của truyện Lão Hạc? Tác dụng của cái đói và miếng ăn đến đời sống của con người. Phẩm chất cao quí của người nông dân. Số phận đau thương của người nông dân. Cả ba ý kiến trên đều đúng. Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào? Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quí. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Câu 4: ý nào dưới đây đúng nhất nội dung của đoạn văn sau? Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...] . Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... (Lão Hạc- Nam Cao) Sự yếu đuối của Lão Hạc Sự già nua của Lão Hạc Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc. Sự khổ cực của Lão Hạc Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc? Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quí vô ngần. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân. Cả ba ý kiến trên. Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm? Là một người biết đồng cảm, chia xẻ với nỗi đau khổ của Lão Hạc. Là người đáng tin cậy để Lão Hạc trao gửi niềm tin. Là người có cái nhìn mới mẻ về Lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. Cả A, B., C đều đúng. II. Phần tự luận: Em hãy nêu khái quát giá trị nội dung của truyện Lão Hạc Đáp án và biểu điểm I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Câu 1 B Câu 4 C Câu 2 D Câu 5 D Câu 3 A Câu 6 D Phần tự luận (4 điểm) * Giá trị nội dung của truyện Lão Hạc: - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả + Phản ánh một cách chân thật và cảm động số phận bi thảm và phẩm chất của người nông dân trước CM. + Thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả đối với người nông dân. - Hình thức: Tình bày sạch đẹp, rõ ràng, không sai chính tả. ---------------------------------------------- Tiết 42: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm * Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Biết trình bày trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động một câu chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Ôn tập về ngôi kể. * Tổ chức các hoạt động dạy -học: - Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài * Giới thiệu bài: - Tổ chức hướng dẫn học sinh ôn luyện: Hoạt động của thầy - trò ? Kể theo ngôi thứ nhất là như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể? ? Lấy VD về cách kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hoặc trích đoạn văn tự sự dã học? ? Tại sao người ta lại thay đổi ngôi kể? Yêu cầu đạt I. Ôn tập: 1. Ôn tập về ngôi kể: - Kể ngôi thứ nhất là cách kể người kể xưng tôi giúp cho người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người trong cuộc, tham gia vào các sự việc và kể lại. Do đó có độ tin cậy cao. - Kể theo ngôi thứ ba là cách kể mà người kể dấu mình đi, gọi tên các nhân vật một cách khách quan, Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người chứng kiến vào các sự việc và kể lại, do đó có thể kể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật. => VD: Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, nhữg ngay thơ ấu. - Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng. 2. Thay đổi ngôi kể là để: a- Thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật và sự việc. + Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc + Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc quan đến người kể. b- Thay đổi thái độ miêu tả và biểu cảm: + Người trong cuộc có thể buồn vuitheo cảm tính chủ quan. + Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạtính cách nhân vật. - GV gợi dẫn HS tìm hiểu đoạn văn mục 1-3 SGK: và trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn? 2. Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn? 3. Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng? 4. Đóng vai chị Dậu kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất II. Lập dàn ý kể chuyện: *Tìm hiểu đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” 1. Sự việc: Cuộc đối đầu giữa chị Dậu và tên cai lệ nhằm bảo vệ chồng. - Nhân vật chính: Chị Dạu và tên cai lệ. - Ngôi kể: thứ ba. b) Yếu tố bản chất nổi bật: - các từ xưng hô: van xin nhẫn nhục,: cháu van ông. - Phẫn nộ: chồng tôi... - Căm thù, vùng lên: mày, bà. c) Các yếu tố miêu tả: - Chị Dậu xám mặt. - Sức loẻo khoẻo của anh chàng nghiện, người đàn bà lực điền ngã chỏng quèo lảm nhảm chửu. - Anh chàng hầu cận ông lý- ngã nhào * Kể lại câu chuyện trong đoạn trích theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe. ? Muốn kể lại đoạn trích theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì? III. Luyện tập: -> Muốn kể lại đoạn trích theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi từ xưng hô: - Chị Dậu: tôi - Anh Dậu: chồng tôi, ông. - Lời đối thoại: chi tiết miêu tả, b/c phải phù hợp. - Hs trình bày câu chuyện theo yeu cầu, Gv hướng dẫn học sinh nhận xét. Hướng dãn học bài: Hs nắm vững cách nói và luyện nói kể chuyện. - Soạn bài: Câu ghép. ------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 43: Câu ghép * Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vé câu trong câu ghép. - Rèn luyện kỹ năng xác định, phân tích cấu tạo của câu ghép. * Tổ chức các hoạt động dạy -học: * Bài cũ: - Thế nào là câu, dựa vào cấu tạo câu, người ta chia câu thành mấy loại, - Kiểm tra sự chuẩn bị bài * Giới thiệu bài: Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới Hoạt động của thầy - trò - Đọc đoạn trích: chú ý câu in đậm. ? Tìm các cụm C-V trong câu in đậm. ? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hay nhiều cum C-V? ? Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép? ? Hẫy tìm thêm các câu ghép trong VD. ? Các câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Gọi Hs đọc ghi nhớ Yêu cầu dạt: I. Đặc điểm của câu ghép: 1.Tìm hiểu ví dụ: - câu: Tôi quên thế.... quang đãng. -> có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ cho động từ quên và nảy nở (1 cụm C-V lớn) - Câu: Buổi mai... dài và hẹp. (có 1 cụm C-V) - Câu: Cảnh vật... đi học. (3 cụm C-V), cụm 3 giải thích cho cụm 2 -> Câu 2 là câu đơn. - Câu 1: Câu mở rộng VN 2. Ghi nhớ: Câu ghép. (SGK) II. Cách nối các vế câu: 1.Tìm hiểu ví dụ: - Hàng năm... tựu trường. - Những ý tưởng... nhớ hết. -> Nối các vế với nhau bằng cách: - Sử dụng các từ ngữ có tác dụng nối - Sử dụng dấu câu: dấu phảy, dấu chấm phảy, dấu hai chấm. 2. Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập: GV tổ chức cho Hs luyện tập, làm các bài tập trong SGK theo đáp án Hs đọc bài tập 1: Tìm câu ghép và xác định cách nối các vế câu? TT Câu Cách nối bằng a - U van Dần, u lạy Dần! Dấu phảy - Dần hãy để cho chị đi ... nữa! Dấu phảy - Sáng ngày người ta... không. Dấu phảy - Nếu Dần... nữa đấy Dấu phảy b - Cô tôi... ra tiếng. Dấu phảy - Giá cổ tục... mới thôi. Dấu phảy, có thể thay dấu phảy bằng từ khi c - Tôi lặng im... cay cay. Dấu hai chấm d - Hắn làm nghề ăn trộm... quá Quan hệ từ vì Bài 2 : Đặt câu ghép với quan hệ từ thích hợp. Bài 3: Chuyển câu ghép vừa đặt bằng câu ghép mới bnàg hai cách: VD: Vì trời mưa to nên đường trơn. -> Đường trơn vì trời mưa to. Bài 4: Đặt câu ghép với cặp từ hô ứng: Nó vừa ra khỏi nhà đã vào ngay quán điện tử. Nó lấy cái gì ở đâu là cất dọn nghiêm chỉnh vào đấy. Bài 5; Viết đoạn văn ngắn, đề tài tự chọn có sử dụng câu ghép: Hs viết vào vở. (Cho 2 học sinh lên bảng viết đoạn văn) - Hs nhận xét, giáo viên sửa lỗi và cho điểm Hướng dẫn học bài - Học thuộc ghi nhớ - Luyện tập thêm về câu ghép. - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh --------------------------------------------------- Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh * Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nắm được thế nào là một văn bản thuyết minh - Phân biểt văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Rèn luyện kỹ năng XĐ viết và PT văn bản thuyết minh * Tổ chức các hoạt động dạy -học: * Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài * Giới thiệu bài: Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới Hoạt động của thầy - trò - Đọc các văn bản SGK ? Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì? ? Trong thực tế, khi nào ta dùng các loại văn bản đó? ? Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết. Yêu cầu đạt: 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống: * Xét các văn bản; - a) Cây dừa Bình Định: Trình bày lợi ích của cây dừa gắn với đời sống riêng của cây dừa. - b) Tại sao lá cây có màu xanh lục:Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá. - c) Huế: Giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo. -> Khi nào có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện...) thì ta dùng VB thuyết minh - > Các VB thuyết minh: + Cầu Long Biên + Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 - Ôn dịch thuốc lá ? Các VB trên có thể xem là VB tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) được không? Tại sao? Chúng khác với các VB ấy ở chỗ nào? ? Thuyết minh là gì? ? Văn thuyết minh là gì? Tính chất của văn thuyết minh: ? Các văn bản có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? ? Các Vb trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? ? Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm gì? - Gọi Hs đọc ghi nhớ: SGK 2. Đặc điểm chung cuả văn bản thuyết minh: 1. Các VB trên không phải vì: a) Vb tự sự phải có sự việc và nhân vật. b) Vb miêu tả phải có cảnh sắc con người và cảm xúc. c) Vb nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng. * Tóm lại đây là một kiểu vb khác, gọi là văn bản thuyết minh. Thuyết minh có nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu. - Thuyết minh còn có nghãi là hướng dẫn cách dùng. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp kiến thức về các hiệmn tượng và sự vật trong tự nhiên trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giảỉ thích. *VD: Giới thiệu một nhân vật lịch sử - Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý. - Giới thiệu một đặc sản, một món ăn. - Giới thiệu một vị thuốc. - Giới thiệu một loài hoa, một loài chim, một loài thú. - Các văn bản thuyết minh tốt là là một Vb trình bày rõ ràng, hấp dẫn, đặc điểm co bản của đối tượng đang được nói tới.. Sự xác thực là tiêu chí hàng đầu của văn thuyết minh. -> Những đặc điểm chung của vb thuyết minh là: a. Trình bày những đặc điểm tiêu biểu cuả đối tượng VD: - Cây dừa: thân, lá, nước, cùi, sọ... như thế nào. - Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc, các món ăn như thế nào? b. Trình bày một cách khách quan: - Cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó. - Không có các yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ các cảm xúc chủ quan, các thiên kiến yêu ghét... - Mục đích của Vb thuyết minh là giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế, chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu tưởng tượng. - Ngôn ngữ diễn đạt trong văn chứng minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người đọc nghi ngờ, khó chịu. Cần hết sức chánh. * Ghi nhớ: SGK ? Các vb sau có phải là vb thuyết không? Vì sao? 3. Luyện tập: Bài 1. a. Cung cấp kiến thức lịch sử. (vb thuyết minh) b. Cung cấp kiến thức sinh vật. (vb thuyết minh) Bài 2. - Vb nhật dụng thuộc kiểu văn nghị luận. - Có sử dụng thuyết minh có khi nói về tác hại của bao ni lông. Bài 3: Các vb khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh vì: a) Vb tự sự phải có sự việc và nhân vật. b) Vb miêu tả giới thiệu cảnh sắc, con người, thời gian, không gian và cảm xúc. c) Vb nghị luận giới thiệu luận điểm, luận cứ, luận chứng. * Hướng dẫn học bài - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài: + Phương pháp thuyết minh + Ôn dịch thuốc lá. ---------------------------------------------------- *** II. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh: = > Yêu cầu: - Muốn nói thì phải hiểu điều mình định nói. Không thể vu vơ. - Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cũng vậy, nghĩa là người viết, người nói phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, sự việc, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm chắc bản chát đặc trưng, mối tương quan của nó. Có thể trình bày một cách sáng tỏ, đầy sức thuyết phục, tránh lan man, vô nghĩa, nguỵ biện. 2. Phương pháp thuyết minh: Đề bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu... Nói vừa phải tránh đại ngôn. VD: Cách giữ những quyển sánh quí; Cách làm sạch gầu trên tóc; Trái thơm (quả dứa); Cây kè... [trang 185] III. Cách làm bài viết thuyết minh: 1. Phương pháp: Muốn làm một bài văn thuyết minh, trước hết cần phải biết rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết tminh 2. Phải quan sát, tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, tìm cách trình báy theo trình tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu. - Ngôn ngữ diễn đạt trong văn chứng minh phải chính xác, rõ ràng. chặt chẽ, cô đọng và sinh động. VD: Bướm và hoa (trang:186) Viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh: 1. Phương pháp: * Văn bản thuyết minh về một danh nhân thì giới thiệu nguồn gốc, hoạt động và sự hiến dâng. - Về một danh lam thắng cảnh thì giới thiệu về vị trí điạ lí, vẻ đẹp cảnh quan - Về một sự vật thì nói cấu tạo, dáng hình, tác dụng, công dụng của nó. * Cũng như các van bản khác, Vb thuyết minh có nhiều ý, mỗi ý là một hay vài đoạn văn. Các ý lớn (trọng tâm) cần được khắc sâu, được nhấn mạnh không chỉ bằng một đoạn văn mà là nhiều đoạn văn. - Tránh trùng lặp, đều đều mà cần có trọng tâm, trọng điểm, ý chính, ý phụ

File đính kèm:

  • docTuan 11(1).doc