Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 13 Bài 13 Tiết 51 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

I/ Mục tiêu

 1. Kiến thức:

- Đề văn thuyết minh.

- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.

- Cách quan sát , tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng:

- Xác định yêu cầu của một bài văn thuyết minh.

- Quan sát nắm được đặc điểm , cấu tạo, nguyen lí vận hành, công dụng, của đối tượng can thuyết minh.

- Tìm ý , lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.

 3. Thái độ: Lập dn ý trước khi viết bài làm văn .

II/ Trọng tâm: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

III/ Chuẩn bị

 1. Gv : bảng phụ

 2. Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk .

IV/ Tiến trình

 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

 2. Kiểm tra miệng

 ? Văn bản thuyết minh là gì? Đọc thuộc lịng ghi nhớ ( 9 đ)

 O. Là văn bản dùng phương thức trình bày , giới thiệu , giải thích đặc điểm tính chất của sự vật hiện tượng

 ? Bài học hôm nay sẽ học nội dung gì?( 1 đ)

 O. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

 3. Bài mới

GTB: Các em đã hiểu thế nào là thuyết minh , phương pháp thuyết minh và yêu cầu của một văn bản thuộc thể loại thuyết minh . Nhưng làm thế nào để nhận dạng được đó là văn thuyết minh và cách làm ra sao thì bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều ấy .

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 13 Bài 13 Tiết 51 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/11/2011 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH Bài 13,Tiết 51 Tuần 13 Tập làm văn I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: - Đề văn thuyết minh. - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. - Cách quan sát , tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của một bài văn thuyết minh. - Quan sát nắm được đặc điểm , cấu tạo, nguyen lí vận hành, công dụng, của đối tượng can thuyết minh. - Tìm ý , lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Lập dàn ý trước khi viết bài làm văn . II/ Trọng tâm: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh III/ Chuẩn bị 1. Gv : bảng phụ 2. Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk . IV/ Tiến trình 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng ? Văn bản thuyết minh là gì? Đọc thuộc lịng ghi nhớ ( 9 đ) O. Là văn bản dùng phương thức trình bày , giới thiệu , giải thích đặc điểm tính chất ……… của sự vật hiện tượng ………… ? Bài học hôm nay sẽ học nội dung gì?( 1 đ) O. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 3. Bài mới GTB: Các em đã hiểu thế nào là thuyết minh , phương pháp thuyết minh và yêu cầu của một văn bản thuộc thể loại thuyết minh . Nhưng làm thế nào để nhận dạng được đó là văn thuyết minh và cách làm ra sao ………thì bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều ấy . Hoạt động 1 Tìm hiểu đề bài văn thuyết minh Gv cho Hs đọc 12 đề bài và nêu nhận xét ? Tất cả 12 đề nêu lên điều gì ? ? Tất cả 12 đề nêu lên điều gì ? ¡ Đối tượng thuyết minh cho từng đề I/ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh VD .a/ Thể thao . b/ Tập truyện . c/ Chiếc nón lá Việt Nam . ? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những đối tượng nào ? ¡……… Con người , đồ vật ,di tích , con vật , thực vật , món ăn đồ chơi , lễ tết ………… ? Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh ? ¡ Đề không ra yêu cầu kể chuyện , miêu tả , biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu , thuyết minh , giải thích . ? Nhận xét về phạm vi các đề nêu trên ? ¡ ……… Nhìn chung các đề trên đều có phạm vi gần gũi , quen thuộc với đời sống , chỉ quan sát , tìm hiểu là có thể làm được . -> Trong thực tế , đề văn thuyết minh rất đa dạng , phong phú với nhiều kiểu cấu trúc diễn đạt khác nhau . Tuy nhiên đặc điểm chung nhất và cũng chính là đặc điểm dùng để phân biệt giữa đề văn thuyết minh với các loại đề văn khác , là các đề văn thuyết minh thường được diễn đạt thành một câu văn , thậm chí nhiều khi chỉ là một câu đặc biệt ( dưới dạng một cụm từ ) VD : Dạng đề có cấu trúc đầy đủ (bao gồm cả yêu cầu về thể loại và đôí tượng cần thuyết minh ) . + Thuyết minh về một lọ hoa em đã cắm để tặng mẹ nhân ngày 8-3 Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ : thường chỉ đề cập tới đối tượng cần thuyết minh ( 12 đề sgk ) - HS thảo luận : Ra đề thuộc dạng thuyết minh – Gv nhận xét sửa chữa . Hoạt động 2 Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh Gv cho đề bài “ Chiếc xe đạp “ 1. Đề văn thuyết minh - Nêu các đối tượng . - Phạm vi gần gũi , quen thuộc . * Một số dạng đề thường gặp : - Dạng đề có cấu trúc đầy đủ (yêu cầu thể loại , đối tượng ) - Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ ( 12 đề sgk ) 2. Cách làm bài văn thuyết minh - Hs đọc đề bài thuyết minh chiếc xe đạp sgk/138-139 ? Đề nêu lên đối tượng gì ? ? Yêu cầu gì ? Đề bài chỉ nêu : Chiếc xe đạp . Đề không có hai chữ “ thuyết minh “ nhưng rõ ràng là phải thuyết minh . ? Đề trên thuộc dạng đề nào ? ¡ Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ . ? Vì sao em biết đây là bài văn thuyết minh ? ¡ bài văn cung cấp tri thức về xe đạp : cấu tạo , nguyên tắc , hoạt động . -> Tìm hiểu tính chất của đề . Đề nàykhác đề miêu tả …… Đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến -> Cần trình bày cấu tạo , tác dụng củaloại phương tiện này => Hs chú ý vào đó để làm bài . ? Hãy tìm sự khác nhau giữa một bài văn miêu tả xe đạp và một bài văn thuyết minh xe đạp . Miêu tả Thuyết minh - Xe của ai(cụ thể ) - Xe đạp là một phương tiện giao thông - Xe nam , nữ - Cấu tạo - Màu sắc , hiệu - Nguyên tắc hoạt động Hoạt động 3 Xây dựng bố cục và nội dung ? Bài văn gồm mấy phần ? Nội dung từng phần ? ? Em thử giới thiệu cvhung về xe đạp ? Trong bài đoạn nào là giới thiệu ? ? Có thể diễn đạt cách khác không ? ¡ ………… Có thể bỏ câu đầu ( câu 1 ) -> Xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến không ai là không biết . Phần thân bài là phần trọng tâm . Bài : Xe đạp a. Bố cục - Mở bài : Từ đầu ………” nhờ sức người “ -> Giới thiệu khái quát phương tiện xe đạp - Thân bài : “ Xe đạp ….gần chỗ tay cầm “ -> Cấu tạo , nguyên tắc hoạt động của xe . Hoạt động 4 Tìm hiểu phần thân bài ? Trong phần thân bài , tác giả trình bày cấu tạo , nguyên tắc hoạt động của xe đạp bằng phương pháp gì ? ? Nên chia chiếc xe đạp ra mấy phần để trình bày? ¡ Bài làm ở sgk chia ba bộ phận . ? Theo em có thể dùng những phương pháp liệt kê được không ? ( VD : xe đạp có khung xe , bánh xe , càng xe , xích xe , líp , đĩa , bàn đạp ) ¡ Không , vì không nói rõ cơ chế họat động của xe đạp . -Gọi Hs lên thuyết minh từng hệ thống của xe đạp . - Gv nhận xét ? Qua tìm hiểu bài làm của Hs về xe đạp , bài làm có cung cấp tri thức cho em về chiếc xe đạp không? ¡ Giúp ta hiểu rõ nguyên tắc hoạt độngcủa xe đạp ? Dùng phương pháp phù hợp không ? ¡ Chia từng bộ phận một cách hợp lí . ? Nhận xét về cách diễn đạt ? ¡Văn gọn , từ ngữ chính xác , rõ ràng . ? Từ đó muốn làm bài văn thuyết minh cần lưu ý điều gì ? - Hs đọc ghi nhớ . Hoạt động 5 Hướng dẫn luyện tập Hs thảo luận để lập dàn ý bài : “ Chiếc nón lá “ Nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam - Kết bài : Phần còn lại -> Ích lợi và vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai b. Phần thân bài - Dùng phương pháp : phân tích phân loại ( VD : Chia một sự vật ra thành các bộ phân tạo thành để lần lượt giới thiệu … ) + Hệ thống truyền động . + Hệ thống điều khiển . + Hệ thống chuyên chở . * Ghi nhớ sgk/140 II/ Luyện tập BT1 : 1. Mở bài : Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa che nắng mà còn mang nét duyên dáng ? Hình dáng của nón ra sao ? Nón được làm bằng nguyên liệu gì ? Cách làm nón ra sao ? ? Nón thường được sản xuất ở đâu ? Vùng nào nổi tiếng về nghề làmnón ? ? Nón có thể dùng làm quà tặng được không ? ? Nêu điệu múa của nón? ? Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống người Việt Nam? cho người phụ nữ Việt Nam . 2. Thân bài : - Nón có hình chóp . - Được làm từ lá mây , lá cọ , lá lui …… , nan tre uốn thành từng vòng tròn …….nhỏ dần lên đỉnh . Dây cột là dây cước , lá mang về rửa , phơi ủi cho phẳng . - Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước . - Lộn ngược nón , cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che cho mối kết ở đỉnh , kết quai . - Miền Trung nổi tiếng với nghề làm nón ( nón Huế , nón bài thơ ) - Điệu múa nón : xếp hình tròn . di chuyển theo đường tròn hình chữ S . - Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba , nụ cvười tươi của cô gái hình ảnh quảng bá cho nghành du lịch Việt Nam . 3. Kết bài Yêu mến , tự hào , vị trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người Việt . 4. Câu hỏi bài tập củng cố ? Bố cục của bài văn thuyết minh ? O . Ba phần….. - Gv gọi hs đọc tuộc lịng ghi nhớ 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Thuộc gi nhớ - Làm bài hoàn chỉnh theo dàn ý bài “ Chiếc nón lá Việt Nam” - Đọc lại văn bản thuyết minh : Xe Đạp - Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương ( phần văn) + Chuẩn bị theo hai câu hỏi trong sgk V/ Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet51.doc
Giáo án liên quan