I/ Mục tiêu
Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Rèn kỹ năng :
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
3. Thái độ:Gio dục lịng yu tổ quốc, kính trọng những bậc tiền bối cch mạng
II/ Trọng tâm: Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
III/ Chuẩn bị
1. Gv : Chân dung Phan Bội Chu,
2.Hs : Trả lời câu hỏi sgk
IV/ Tiến trình
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng
? Từ bài toán cổ của nhà thông thái em nhân thức được điều gì về sự gia tăng dân số ở Việt Nam? Em cần làm gì để góp phần hạn chế sự gia tăng dân số?(9 đ)
? Bài học hôm nay là gì? Tác giả là ai? ( 1 đ)
3. Bài mới
GTB: Các chiến sĩ cách mạng của chúng ta thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí của mình – nhất là ở trong tù . Một trong những bài thơ thể hiện điều ấy là “ Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác “
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 15 Bài 15 Tiết 57 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15,Tiết : 57 Ngày soạn:20/11/2011
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Phan Bội Châu
Tuần 15
Văn bản
I/ Mục tiêu
Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Rèn kỹ năng :
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
3. Thái độ:Giáo dục lịng yêu tổ quốc, kính trọng những bậc tiền bối cách mạng
II/ Trọng tâm: Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
III/ Chuẩn bị
1. Gv : Chân dung Phan Bội Châu,
2.Hs : Trả lời câu hỏi sgk
IV/ Tiến trình
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng
? Từ bài toán cổ của nhà thông thái em nhân thức được điều gì về sự gia tăng dân số ở Việt Nam? Em cần làm gì để góp phần hạn chế sự gia tăng dân số?(9 đ)
? Bài học hôm nay là gì? Tác giả là ai? ( 1 đ)
3. Bài mới
GTB: Các chiến sĩ cách mạng của chúng ta thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí của mình – nhất là ở trong tù . Một trong những bài thơ thể hiện điều ấy là “ Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm tác “
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh đọc – Tìm hiểu chú thích
- Đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng hào hùng , giọng to vang : Chú ý cách ngắt nhịp 4/3 riêng câu 2 nhịp 3/4 . Câu cuối đọc với giọng cảm khái , thách thức , ung dung , nhẹ nhàng .
- Hs dựa vào phần chú thích sgk .
-> Ngục Trung Thư : thư viết trong tù bằng chữ Hán – Chỉ vị trí bài thơ cảm tác . Phan Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh , có tài văn chương thi phú . Cuộc đời ông có ba giai đoạn :
I/ Đọc – Hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả- tác phẩm:sgk
b. Từ khĩ: sgk
+ 1886 - 1905 : Chuẩn bị
+ 1905- 1925 : Lưu lạc ở nước ngoài
+ 1925- 1940 : Ông già Bến Ngự
“ Ông già Bến Ngự “ hay “ Con voi già Bến Ngự “ để chỉ PBC trong những năm cuối đời bị thực dân pháp giam lỏng ở Bến Ngự , bờ sông Hương , Huế (1925- 1940 )
? Nêu thể loại bài thơ ?
¡ Đường luật thất ngôn bát cú
? Hãy nêu tên những bài thơ đã học thuộc thể thơ này ?
¡ Qua Đèo Ngang , Lấy Tây ,Bạn Đến Chơi Nhà
? Xác định bố cục của văn bản?
Hoạt động 2
- Gọi học sinh đọc lại hai câu đầu của bài thơ
? Hãy giải thích từ “ hào kiệt “, “ phong lưu “ ?
¡ Thể hiện một phong thái thật đường hoàng , tự tin , thật ung dung , thanh thản , vừa ngang tàng bất khuất lại vừa hào hoa tài tử .
? Tại sao đã bị kẻ thù bắt nhốt trong nhà ngục mà tác giả vẫn xem mình la”ø hào kiệt” nhất là “ phong lưu “ ? Quan niệm “ chạy mỏi chân thì hãy ở tù “ thể hiện tinh thần , ý chí như thế nào của Phan Bội Châu
¡ Học sinh phân tích ,suy luận , phát biểu .
? Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì ? Giọng thơ có gì đặc biệt ?
¡ Điệp từ “ vẫn “ gợi lên một phong thái ung dung , thanh thản , một khí phách ngang tàng của người cách mạng dù sống trong cảnh ngục tù .
- Gọi học sinh đọc lại hai câu 3 và 4
? Chuyển sang phần thực giọng thơ thay đổi ra sao ?
¡ Ngậm ngùi, xót xa .
? Qua hai câu thơ em hình dung cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu thế nào ?
¡ Từ năm 1905 -> 1914 trải qua 10 năm bôn ba khắp bốn phương trời : Trung Quốc , Nhật Bản Thái Lan ……… Phan Bội Châu đã sống cuộc đời gian lao tranh đấu đầy nguy hiểm , sóng gió , xa gia đình , quê hương , đất nước Bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912 Phan Bội Châu đã bị coi là một tội nhân đang bị truy lùng gắt gao . Và hiện tại , ông có thể bị nhà cầm quyền Quảng Đông trao cho pháp . Khách là thế mà tôi là vậy . ? Nói về cuộc đời mình , tác giả có phải để than thân không ? Vì sao ?
¡………Không phải để than thân , vì đằng sau bi kịch cá nhân là nỗi đau chung của cả dân tộc .
? Qua đoạn thơ , em hiểu được tấm lòng đối với đất nước và tầm vóc của người tù cách mạng như thế nào?
-> Gv hướng dẫn học sinh nhớ lại bài “ Qua Đèo Ngang “ để phân tích nghệ thuật đối trong hai câu này ?
¡ Đã – lại
Khách không nhà – người có tội
Trong bốn bể – giữa năm châu
- Gọi học sinh đọc hai câu 5-6
? Thử giải thích ý nghĩa hai câu thơ 5-6 ?
¡ Hai câu thơ thể hiện hoài bão lớn lao : trị nước, cứu đời , thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù -> Cách nói khoa trương .
? Hãy giải thích hai từ “ Bủa tay , kinh tế “
-> Dù thân phận bị giam trong ngục tối khi sự nghiệp cách mạng chưa thành , dù con đường cứu nước , cứu dân mãi còn dang dở nhưng bi kịch ấy không thể quật ngã nỗi Phan Bội Châu . Ông vẫn giữ vững chí khí , vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp .
- Gọi học sinh đọc hai câu thơ cuối .
?Nêu những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ
¡ Điệp từ , ngắt nhịp làm ý thơ thêm mạnh mẽ , dứt khoát , khẳng định con người sống là còn đeo đuổi sự nghiệp chính nghĩa mà là không sợ bất kỳ một thử thách nào .
-> “ Còn thân thì còn sự nghiệp “ -> lối diễn đạt thật giản dị , không khoa trương , kết hợp với điệp ngữ đã góp phần khẳng định , môt ý chí gan thép không gì bẻ gãy được ………
Hoạt động 3
Nhận xét tổng quát về cảm hứng bao trùm bài thơ
? Theo em , cảm hứng bao trùm bài thơ là gì ?
¡Cảm hứng lãng mạn hào hùng : niềm tin vào chính nghĩa , vượt lên thức tại khắc nghiệt của ngục tù .
? Nêu gí trị nghệ thuật của bài thơ ?
-Gv gọi hs đọc ghi nhớ
c. Thể loại : thơ Đường luật thất ngôn bát cú
3. Bố cục:4 phần
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề
Vẫn là hào kiệt , vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù .
-> Tư thế tinh thần , ý chí của người anh hùng -> Quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp .
- Điệp từ “ vẫn “ -> Phong thái ung dung , khí phách hiên ngang , bản lĩnh phi thường .
2. Hai câu thực
Đã khách …>< lại người có tội
-> Đối xứng , kết hợp với lối nói khoa trương , phóng đại .
-> Tấm lòng yêu nước thiết tha tầm vóc lớn lao .
3. Hai câu luận
Bủa tay ôm chặt ..>< Mở miêng cười tan ……
-> Giọng thơ khẩu khí , thể hiện hoài bão lớn lao , thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù .
4. Hai câu kết
Thân ấy hãy còn , còn ….
………………………..sợ gì đâu .
-> Niềm tin vào chính nghĩa , xem thường cảnh lao tù .
*Ghi nhớ sgk / 148
4. Câu hỏi bài tập củng cố
- Học sinh đọc diễn cảm bài thơ .
- Học sinh đọc phần đọc thêm .
- Gv cung cấp kiến thức về luật , đối trong bài thơ thất ngôn bát cú đường luật , các cặp câu 3-4 và 5-6
5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học thuộc bài thơ .
- Chuẩn bị :Đập đá ở Cơn Lơn
+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk
V/ Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet57.doc