I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt , phomg thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng , lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu , hình ảnh trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu , khâm phục , tự hào và biết ơn đối với các bậc tiền bối cách mạng .
II/ Chuẩn bị
1.Gv : Chân dung tác giả Phan Châu Trinh
2.Hs ; Sưu tầm tranh ảnh về nhà tù thực dân .
IV/ Tiến trình
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng
? Đọc thuộc lòng bài thơ : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? Tác giả ? Phn tích bốn câu thơ đầu ( 9 đ )
TL: - Đọc thuộc lòng – Phan Bội Châu ( 1867-1940) – Bài thơ được viết đầu thế kỷ xx trong lúc tù đày ( trích tập “ Ngục trung thư “ . Vào ngục PBC đã làm hai bài thơ
? Bài học hôm nay là gì? Tác giả là ai? ( 1 đ )
3. Bài mới
GTB: Phan Châu Trinh là môt chiến sĩ yêu nước cùng thời với Phan Bội Châu . Ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam nên bị chính quyền thực dân khép tội xúi giục dân chúng nổi loạn ( 1908) và bị đày ra Côn Đảo . Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn “ sẽ cho chúng ta thấy pohần nào tầm vóc và nhân cách lớn lao của ông .
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 15 Bài 15 Tiết 58 Đập đá ở Côn Lôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh
Ngày soạn:20/11/2011
Bài 15, Tiết 58
Tuần 15
Văn bản
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt , phomg thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng , lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu , hình ảnh trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu , khâm phục , tự hào và biết ơn đối với các bậc tiền bối cách mạng .
II/ Chuẩn bị
1.Gv : Chân dung tác giả Phan Châu Trinh
2.Hs ; Sưu tầm tranh ảnh về nhà tù thực dân .
IV/ Tiến trình
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng
? Đọc thuộc lòng bài thơ : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? Tác giả ? Phân tích bốn câu thơ đầu ( 9 đ )
TL: - Đọc thuộc lòng – Phan Bội Châu ( 1867-1940) – Bài thơ được viết đầu thế kỷ xx trong lúc tù đày ( trích tập “ Ngục trung thư “ . Vào ngục PBC đã làm hai bài thơ
? Bài học hôm nay là gì? Tác giả là ai? ( 1 đ )
3. Bài mới
GTB: Phan Châu Trinh là môt chiến sĩ yêu nước cùng thời với Phan Bội Châu . Ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam nên bị chính quyền thực dân khép tội xúi giục dân chúng nổi loạn ( 1908) và bị đày ra Côn Đảo . Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn “ sẽ cho chúng ta thấy pohần nào tầm vóc và nhân cách lớn lao của ông .
Họat động 1
Hướng dẫn học sinh đọc -tìm hiểu chung về bài thơ
- Gv hướng dẫn học sinh đọc : đọc làm nổi bật tư thế lẫm liệt , ngang tàng của người anh hùng cứu nước trong cảnh tù đày và ý chí kiên định không dời đổi .
- Hs đọc chú thích sgk/149
-> Khác với Phan Bội Châu Phan Châu Trinh có ra làm quan một thời gian ( đỗ phó Bảng ) . Sau đó thấy mặt trái của chốn quan trường , ông từ quan , đi khắp nơi kết bạn đồng tâm . Năm 1906 , vượt biển sang tận Nhật Bản , cùng cụ PBC thương thuyết . Sau đó về nước , năm 1908 bị bắt ở Hà Nội và sau bị đày ra Côn Đảo ……..Phan Châu Trinh mất 1926 , khi đó cả nước có phong trào để tang PBC ,PCT viết bài “ Văn tế PCT “ rất nổi tiếng .
? Xác định thể loại của văn bản ?
Gv hướng dẫn hs giải thích từ khĩ.
? Xác định bố cục văn bản?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
¡ ….. Trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai .
? Với bài thơ này ta có nên phân tích theo bố
I/ Đọc – Hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả- tác phẩm: sgk
b.Từ khĩ:sgk
3. Bố cục: 2 phần
cục như bài “ Càm tác ……….Đông “ không ? Vì sao ?
¡ Không cần , vì kết cấu của nó chia hai phần rõ rệt : 4 câu đầu là một ý : Hình ảnh người tù ở đảo Côn Lôn ; 4 câu cuối : ý chí sắt đá của người tù cách mạng .
Hoạt động 2
Tìm hiểu văn bản
-Phân tích 4 câu thơ đầu của bài thơ .
? Câu thơ mở đầu ( phá đề ) gợi lên một thế đúng của con người giữa đất trời – đó là một thế đứng như thế nào ?
¡ Thế đứng của kẻ “ làm trai “ -> của người đang làm phận sự , của kẻ anh hùng , của người có chí lớn , có khát vọng ……………
-> Câu thơ mở đầu toát lên vẻ đẹp cao cả , hùng tráng , ( PBC trong bài “ Văn tế Phan Châu Trinh ) , đã ca ngợi ông là người có chí “ viễn đại “ PCT mất coi như “ Thời thế khuất anh hùng “
? Trong hai câu thơ đầu , tác giả giới thiệu hình ảnh
của ai , người đó làm công việc gì ở đâu ?
? Qua cụm từ “ làm trai “em hiểu gì về quan niệm nhân sinh của tác giả ? Những từ “ lừng lẫy “ “lở núi non “ có ý nghĩa gì ?
¡ Trong quan niệm nhân sinh truyền thống làm trai đồng nghĩa với “ làm anh hùng “ , “ Chí làm trai “
Chính là “ chí anh hùng “
VD : “ Chí làm trai Nam , Bắc , Tây Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể “
( Nguyễn Công Trứ – Chí anh hùng )
“ Làm trai trong cõi thế gian
Phó đời , giúp nước , phơi gan anh hào “
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh người tù ở đảo Côn Lôn
“ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn “ -> Thế đứng của đấng nam nhi anh hùng .
“Lừng lẫy …………….lở núi non “
-> Hình ảnh người tù ở đảo Côn Lôn với công việc đập đá .
( NĐC – Lục Vân Tiên )
“ Làm trai phải lạ trên đời
Hà để càn khôn tự chuyển dời “
( PBC – Xuất dương lưu biệt )
-> Ở đây tác giả quan niệm “ làm trai “ phải đi khắp nơi để hiểu biết , chớ để công danh ràng buộc . Nhất là trong cảnh loạn lạc , một đấng nam nhi phải tự tạo cơ nghiệp lừng lẫy vang danh thiên hạ , đấy mới là anh hùng .
- Hs đọc hai câu thơ tiếp theo .
? Câu 3 và 4 phát triển ý của câu 1 và 2 như thế nào?
¡ Miêu tả cụ thể công việc đập đá .
? Em nhận xét gì về giọng thơ ? Có tác dụng khắc hoạ hành động , tư thế của người tù ra sao ?
¡ Giọng thơ mạnh mẽ cùng nghệ thuật khoa trương đã khắc hoạ hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng trong tư thế hiên ngang tầm vũ trụ đã biến công việc khổ sai thành công cuộc chinh phục thiên nhiên của một con người có sức mạnh thâàn kỳ . Bốn câu đầu đã xây dựng được tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt giữa đất trời .
- Hs đọc lại bốn câu thơ đầu
-> Gv : Công việc đập đá , cách miêu tả những đông tác ( động từ , tính từ rất mạnh -> Làm cho lở , đánh tan ,đập bể ) . Nhịp thơ mạnh dồn dập , gấp gáp ……
=> Dũng sĩ đập đá à như muốn san bằng bất công , tàn ác vì đại nghĩa ở đời .
- Hs đọc 4 câu cuối
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu luận ? Tác dụng của việc chuyển giọng điệu ấy ?
-> Quan niệm sống tích cực của tác giả
Xách búa ra tay
Đánh tan đập bể
-> Miêu tả cụ thể công việc
Đập đá .
2. Ý chí chiến đấu và tấm lòng son sắt của người chiến sĩ cách mạng
¡ Giọng tự bộc bạch -> tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc , của tâm hồn ….
-> Gv : Vĩ đại như Hồ Chí Minh mà trong tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch , Người vẫn thường
“tự khuyên mình “ :
“ Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm tăng “
( Tự khuyên mình – NKTT)
“ Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công “
( Nghe tiếng giã gạo )
? Ở Côn Lôn , người tù phải chịu đựng thử thách gì ?
¡ Thời gian – công việc
Khó khăn – thời tiết => sẵn sàng tiếp nhận
Vật chất tinh thần
- Gọi học sinh đọc hai câu cuối
? Phần kết khiến ta liên tường đến câu chuyện thần thoaị nào ? (Nữ Oa đội đá vá trời )
? Cụm từ “ vá trời “ có ý nghĩa gì ? Hình tượng nhân vật có gì độc đáo ?
- Hs thảo luận
¡ Kết thúc bài thơ con người lại mang tầm voc 1của một nhân vật thần thoại khiến hình tượng nhân vật giàu chất sử thi , gây ấn tượng .
- Gv chốt ý -> gọi hs đọc ghi nhớ
Tháng ngày Mưa nắng
Bao quản dạ sắt son
-> Đối lập giữa thời gian và công việc và khó khăn , thời tiết , giữa vật chất và tinh thần , sẵn sàng tiếp nhận và vượt qua .
=> Sức chịu đựng gang thép , tấm lòng trung thành với lý tưởng .
“ Những kẻ vá trời ……..con “
-> Ý chí kiên định , tầm vóc lớn lao của người tù cách mạng
* Ghi nhớ sgk / 150
4. Câu hỏi bài tập củng cố
Chia lớp thành hai nhóm thảo luận bài tập 2
Gợi ý :
- Khí phách , tư thế hiên ngang lẫm liệt ( chú ý giọng thơ , hình ảnh thơ )
- Thái độ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của ngục tù , tinh thần lạc quan , tin tưởng cào sự nghiệp cách mạng .
5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học thuộc bài thơ , ghi nhớ, nội dung ghi
- Chuẩn bị : Ôn luyện về dấu câu
V/ Rút kinh nghiệm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet58.doc