1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
- Mục đích , ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích , hứng thú của việc đi bộ ngao du.
1.2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nước ngoài .
- Tìm hiểu , phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bai văn nghị luận cụ thể.
1.3.Thái độ: Có thái độ đúng đắn với việc đi bộ ngao du
2.Trọng tâm:Các luận điểm chính
3. Chuẩn bị
3.1. Gv : chân dung Ru-Xô
3.2.Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
? Người dân các sứ thuộc địa có tình nguyện ra đi vì cuộc chiến tranh hay không? Thực chất cái gọi là chế độ lính tình nguyện là gì?Kết quả của sự hi sinh ?
O.- Họ không thật sự tình nguyện ra đi . Thật chất là cuộc bắt lính .
? Bài học hôm nay viết về việc gì?
4.3. Bài mới
GTB: Đi Bộ Ngao Du trích từ tiểu thuyết Emin hay về giáo dục (quyển cuối cùng của tác phẩm ) của nhà văn Pháp Ru-Xô ( JJ Rousseau) . Đây là một văn bản nghị luận thể hiện những sắc thái đặc thù của tác giả . Chúng ta sẽ tìm hiểu .
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 29 Tiết 109 Đi bộ ngao du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:18/3/1012
ĐI BỘ NGAO DU
RU-XÔ
Bài ,Tiết 109
Tuần 29
Văn bản
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
- Mục đích , ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích , hứng thú của việc đi bộ ngao du.
1.2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nước ngoài .
- Tìm hiểu , phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bai văn nghị luận cụ thể.
1.3.Thái độ: Có thái độ đúng đắn với việc đi bộ ngao du
2.Trọng tâm:Các luận điểm chính
3. Chuẩn bị
3.1. Gv : chân dung Ru-Xô
3.2.Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
? Người dân các sứ thuộc địa có tình nguyện ra đi vì cuộc chiến tranh hay không? Thực chất cái gọi là chế độ lính tình nguyện là gì?Kết quả của sự hi sinh ?
O.- Họ không thật sự tình nguyện ra đi…. Thật chất là cuộc bắt lính…..
? Bài học hôm nay viết về việc gì?
4.3. Bài mới
GTB: Đi Bộ Ngao Du trích từ tiểu thuyết Eâmin hay về giáo dục (quyển cuối cùng của tác phẩm ) của nhà văn Pháp Ru-Xô ( JJ Rousseau) . Đây là một văn bản nghị luận thể hiện những sắc thái đặc thù của tác giả . Chúng ta sẽ tìm hiểu .
Hoạt động 1
- Đọc giọng hân hoan , hồ hởi chú ý từ ngữ biểu thị cảm xúc tình thái từ láy , các kiểu câu cảm thán , câu hỏi tu từ .
- Gv đọc mẫu – Hs đọc – Nhận xét
- Tìm hiểu chú thích
? Nêu vài nét về tác giả ?
-> Gv treo chân dung tác giả-> diễn giảng thêm về tiểu sử tác giả
- Gv hướng dẫn hs giải thích từ khó
Hoạt động 2
? văn bản có mấy đoạn ? Mỗi đoạn diễn một luận điểm . Hãy cho biết luận điểm ở mỗi đoạn ?
? Để làm sáng tỏ luận điểm ở mỗi đoạn văn , em hãy tìm các lý lẽ được tác giả trình bày ?
¡ Đi bộ ngao du làm ta hoàn toàn tự do , tuỳ theo ý thích , không bị lệ thuộc vào bất cứ ai ( gã phu trạm ) bất cứ cái gì (giờ giấc xe ngựa , đường sá…….. )
Đi bộ ngao du ta có dịp trau dồi vốn
kiến thức .(nông nghiệp : các sản vật ,
I/ Đọc- hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả- tác phẩm: Sgk
b. Từ khó: sgk
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Các luận điểm chính
- Đi bộ ngao du làm ta hoàn toàn tự do .
- Đi bộ ngao du ta sẽ có dịp trau dồi tri thức .
- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần
Cách thức tròng trọt ………; tự nhiên học , xem xét đất , đá , sưu tập hoa lá , các hoá thạch ………)
Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ , tinh thần ( vui vẻ , khoan khoái , hài lòng , hân hoan thích thú , ngủ ngon giấc ………..)
? Theo em , nhũng lý lẽ nêu ra có làm sáng tỏ cho từng luận điểm không ? Vì sao ?
¡ Lý lẽ cụ thể , trình bày mạch lạc có sức thuyết phục
4.4. Câu hỏøi bài tập củng cố
? Nêu các luận điểm chính trong bài?
O. Có ba luận điểm chính….
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Tóm tắt lại văn bản, tác giả tác phẩm
- Chuẩn bị phần còn lại
5. Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:18/3/2012
Bài ,Tiết 110
Tuần 29
ĐI BỘ NGAO DU
RU-XÔ
Văn bản
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
- Mục đích , ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích , hứng thú của việc đi bộ ngao du.
1.2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nước ngoài .
- Tìm hiểu , phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bai văn nghị luận cụ thể.
1.3.Thái độ: Có thái độ đúng đắn với việc đi bộ ngao du
2. Trọng tâm: Trật tự các luận điểm , hình ảnh nhà văn
3. Chuẩn bị
3.1. Gv : chân dung Ru-Xô
3.2.Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
? Em hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử Ru-Xô? Nêu lên ba luận điểm mà tác giả nêu trong bài?
O. Đi bộ ngao du: + Hoàn toàn tự do
+ Trao dồi kiến thức
+ Tốt cho sức khỏe, tinh thần
? Lời ích của việc đi bộ ngao du?
4.3. Bài mới
Hoạt động 2
- Gv diễn giảng vài nét về tuổi thơ tác giả
(dựa theo những điều cần lưu ý sgv/126)
-> Chỉ được đi học vài năm ( 12-14tuổi) . Học nghề thợ chạm. Bị chủ xưởng chửi mắng đánh đập ……., bỏ đi tìm cuộc sống tự do . Đi nhiều nơi kiếmsống bằng nhiều nghề : đầy tớ , gia sư , dạy âm nhạc .
- Hs thảo luận
? Em có tán thành với trật tự các lập luận như tác giả không ? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào ? Vì sao ?
-> Gv không kết luận ai đúng ai sai -> Giải thích cho học sinh rõ : Với Ruxô tự do không bị lệ thuộc ai , cái gì là quan trọng hàng đầu ( vì tuổi thơ bị đánh chửi ………phải bỏ đi ) không được học hành chu đáo , nên luôn tự học , lúc nào cũng khao khát tri thức
=> Việc sắp xếp trật tự các lập luận ( luận điểm ) chặt chẽ , đậm sắc thái cá nhân tác giả Ruxô .
-Gv chuyển sang tìm hiểu sự đan xen giữa cái “ta” và cái “tôi” trong bài .
? Em hãy khảo sát cả 3 đoạn văn : những lý lẽ tác giả xưng “ta “ và những lý lẽ xưng ”tôi” ?
? Tác giả xưng “ta “ khi lý luận về những điều có tính chất như thế nào ? Xưng “tôi” khi nói về những việc có tính chất như thế nào ?
¡ Ta : lý luận có tính chất chung hiển nhiên
Tôi:kinh nghiệm riêng của cá nhân
II/ Tìm hiểu văn bản
2. Trật tự các luận điểm
- Đi bộ ngao du thì tự do -> Được trau dồi kiến thức từ thiên nhiên ->có lợi cho sức khoẻ , tinh thần .
=> Lập luận chặt chẽ đậm sắc thái cá nhân của tác giả .
3. Bài văn nghị luận sinh động
? Theo em , sự xen kẽ giữa lý luận có tính chung , hiển nhiên với kinh nghiệm riêng mình có tác dụng thế nào trong lập luận của bài văn ?
¡ Làm cho bài văn nghị luận sinh động cảm xúc .
? Không chỉ nghị luận bài văn còn có yêu tố biểu cảm , hãy tìm hiểu yếu tố biểu cảm bên cạnh lập luận của tác giả ?
¡ ………Tôi nhìn thấy một dòng sông ư , tôi đi men theo sông ………..
-> Nhờ sự đan xen giưã lý luận trừu tượng
(gắn với ta ) và những trải nghiệm của cá nhân của tác giả (gắn với tôi) nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động .
? Qua bài văn ta hiểu được những gì về nhà văn ?
Hoạt động 3
Tổûng kết lại bài – Hs đọc ghi nhớ
- Xen kẽ những lý luận chung , hiển nhiên với những kinh nghiệm của riêng mình
- Nghị luận có yếu tố biểu cảm
4. Bóng dáng nhà văn
- Giản dị , quý trong tự do , yêu mến thiên nhiên , tư tưởng tiến bộ .
III/ Tổng kết
Ghi nhớ sgk/102
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố
?- Nêu 3 luận điểm trong bài ?
- Đọc văn bản này em hiểu thêm những lợi ích mới nào cuả việc đi bộ ngao du .
- Đi bộ ngao du cho ta hiểu thêm gì về nhà văn Ruxô .
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài – Chuẩn bị : Hội thoại (tt)
- Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
5.Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:19 /3/2012
Bài ,Tiết 111
HỘI THOẠI (tt)
Tuần 29
Tiếng việt
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Khái niệm lượt lời.
-Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
1.2. Kĩ năng:
- Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại .
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
1.3. Thái dộ : Có ý thức về lượt lời trong giao tiếp
2.Trọng tâm: Lượt lời trong hội thoại
3. Chuẩn bị
3.1. Gv : Bảng phụ
3.2. Hs : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng :
? Em hiểu thế nào về vai xã hội trong hội thoại ? Quan hệ kính trọng , quan hệ thân tình được phân biệt khi thể hiện vai xã hôi như thế nào ?
? Bài học hôm nay học về điều gì trong hội thoại?
4.3. Bài mới
GTB: Trong tiếthọc trước ta hiểu vai xã hội trong hội thoại , tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về lượt lời và vài cách dùng lượt lời trong hội thoại .
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm lượt lời trong hội thoại .
- Gv hướng dẫn học sinh đọc thầm lại đoạn trích tiết trước (107) và trả lời các câu hỏi .
? Trong cuộc thoại đó , ba 2cô nói bao nhiêu lần ?
¡ Bà cô 6 lần ( kể cả một lần lời nhân vật được tác giả chuyển thành lời kể ) “ Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện ……….”
Hồng 3 lần ( kể cả lượt lời được chuyên thành lời kể )
? Trong cuộc thoại , chỗ nào lẽ ra Hồng được nói nhưng lại không nói ?
¡ Sau lời “ sao lại không vào …. Trước đâu”
Hoặc sau lời “………..bóng đèn “
-> Lượt lời của Hồng không được thực hiện – Chuyển thành lời kể của tác giả “ Tôi lại im lặng cui 1đầu xuống đất “ “……….cổ họng tôi đạ nghẹn ứ “
? Hồng không trả lời bà cô là vì sao ?
¡ Vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới không được phép xúc phạm người cô . Vì Hồng bất bình trước những lời người cô nói .
? Qua tìm hiểu đoạn văn em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại ?
? Vậy trong hội thoại có giới hạn người tham gia nói không ?
¡ ……..Mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói .
? Theo em căn cứ vào đâu để thực hiện một lượt lời ?
¡ Căn cứ vào tình huống cụ thể khi giao tiếp để thực hiện lượt lời .
? Nếu dựa theo đoạn văn nói trên , những tình huống cụ thể để thực hiện lượt lời là gì ?
I/ Lượt lời trong hội thoại
Mỗi lần người đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời . Tuy nhiên trong hội thoại im lặng cũng là một lượt lời
¡ Người nói ( bà cô ) chọn người nói tiếp theo
(Hồng )
Người đang nói tiếp tục một lượt lời …( Hồng im lặng )
* Hs xem xét tình huống sau :
Trong giờ sinh hoạt , cô chủ nhiện hỏi cả lớp :
- Lớp mình có ai tình nguyện giúp nam truy bài ?
Lan giơ tay đứng lên nói :
Thưa cô , em xin được giúp bạn Nam ạ !
? Lan được cô giáo nối tiếp hay tự chọn lượt lời cho mìmh ?
¡ Tự chọn lượt lời cho mình
? Nếu trường hợp cả lớp im lặng thì sao ?
¡Im lặng đến khi lượt lời của mình cũng là một cách biểu hiện thái độ . Nhưng trong trường hợp trên im lặng là không đúng .
? Trong đoạn văn ở phần luyện tập (102) có hiện tượng thực hiện lượt lời khi người đang nói chưa nói xong . Em hãy chỉ rõ ?
¡ Cai lệ cướp lời chị Dậu .
? Hiện tượng cướp lời thể hiện thái độ gì khi giao tiếp ?
¡ Mất lịch sự , cần phải tránh -> Tóm lại để hiểu thế nào là lượt lời và cách dùng lượt lời em hãy đọc phần ghi nhớ sgk/102
Hoạt động 2:ø luyện tập
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bt1 thảo luận theo tổ -> Đại diện tổ trình bày
-> Nhận xét
- Cai lệ và chị Dậu : nói nhiều lượt nhất
- Người nhà lý trưởng :nói ít hơn
- Anh Dậu : chỉ nói với vợ sau cuộc xung đột giữa chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lý trưởng đã kết thúc .
Ghi nhớ sgk/102
II/ Luyện tập
BT1 : Mỗi người một tính cách khác nhau :
Cai lệ : hung hăng hống hách .
Người nhà lý trưởng : nhát
Chị Dậu : là người phụ nữ đảm đang mạnh mẽ .
Anh Dậu : nhút nhát , cam chịu
BT2 Hs chuẩn bị ở nhà và nêu câu hỏi để sửa bài -> Gv nhắc lại đoạn trích .
-> Một lượt lời tương ứng một câu là chưa đúng . Trong hội thoại im lặng cũng là một lượt lời . Mặt khác một lượt lời là một lần nói , lần nói có thể là một câu hoặc nhiều câu .
BT2 :
a. Thoạt đầu , Cái Tí nói rất nhiều rất hồn nhiên , còn chị Dậu thì chỉ im lặng . Về sau cái Tí nói ít hẳn đi
-> Chị Dậu nói nhiều hơn .
b. Diễn biến cuộc thoại phù hợp với tâm lý nhân vật . Cái Tí nói nhiều vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi , còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng ……
c. càng đau lòng chị Dậu , khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo đảm đang ………
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Gv nhắc lại những điều cần lưu ý khi tham gia hội thoại
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài – làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị : Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
+ Soạn theo yêu cầu sgk
5. Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:19 /3/2012
Bài ,Tiết 112
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ
BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Tuần 29
Tập làm văn
1. Mục tiêu
Giúp học sinh
1.1.Kiến thức :
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
- Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
1.2. Kĩ năng:
- Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
1.3. Thái độ: Sử dụng yếu tố biểu cảm khi viết văn nghị luận.
2. Trọng tâm:Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Chuẩn bị
3.1. Gv : Bảng phụ
3.2. Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
? Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có giá trị như thế nào ? Để bài văn nghị luận có cảm xúc , người làm văn phải thực hiện những gì ? ( 10 đ )
O. Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm . Yếu tố biểu cảm giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn , vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc người nghe .
- ….Phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ , những câu văn có sức truyền cảm . Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vơ mạch lạc nghị luận của bài văn .
? Đề luyện tập hôm nay là gì?
4.3. Bài mới
GTB: Nếu các em phải làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu sgk thì em sẽ lần lượt làm những gì ? Tiết học hôm nay cả lớp ta sẽ cùng tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Hoạt động 1
Tìm hiểu đề bài
? Em hãy tìm hiểu những yêu cầu của đề bài trên ? Luận đề ? Cho ai ? Kiểu bài nào ?
Hs đọc đề ở sgk phần chuẩn bị ở nhà .
¡ Luận đề , lợi ích của tham quan du lịch .
Cho ai: Học sinh
Kiểu bài : Chứng minh
Thảo luận nhóm :
Ý kiến của bạn hs : chỉ cần tìm dẫn chứng thích hợp liệt kê ra , không cần xây dựng hệ thống luận điểm ……..Ý kiến của nhóm em ?
Gv để học sinh phát biểu rồi hệ thống lại
Các ý :
-> +Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong chứng minh .
+ Chứng minh không chỉ là liệt kê dẫn chứng mà người làm bài còn phải nêu quan điểm cuả mình về vấn đề ………
+ Luận điểm còn phải sắp xếp hợp lý mạch lạc , chặt chẽ để làm cho luận đề được sáng tỏ .
- Hs ghi vào tập dàn bài sau :
I/ Yêu cầu của đề bài
- Đề bài nêu luận đề : Tham quan du lịch vô cùng bổ ích với học sinh .
- Kiểu bài : Chứng minh
Dàn bài
1. Mở bài
Nêu lợi ích cuả việc tham quan
2. Thân bài
Nêu các lợi ích cụ thể
- Về thể chất : giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh .
- Về tình cảm :
+ Niềm vui cho bản thân
+ yêu thiên nhiên , quê hương , đất nước .
- Về kiến thức :
+ Hiểu cụ thể hơn , sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe
Hoạt động 2
Hướng dẫn hs tập đưa những yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận -> Đây là phần quan trọng .
- Hs đọc hai đoạn văn a,b sgk / 108,109
? Hai đoạn văn trên gợi cho em những gì về yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ?
- Giả sử em phải trình bày luận điểm :
“ Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui “
? Luận điểm ấy ghợi cho em những cảm xúc gì ?
¡ ………Thích thú , vui sướng
? Đoạn văn ở sgk thể hiệnä cảm xúc ấy chưa ? Nếu chưa , em hãy viết lại ? Có thể sử dụng một số từ ngữ , cách đặt câu như sgk gợi ý ……
->Gv để hs tự trình bày -> góp ý -> Gv nhận xét , sửa chữa .
=> Gv đưa đoạn văn mẫu (ghi vào bảng phụ )
Cho hs so sánh
-Từ thực tế luyện tập em hãy cho biết :
? Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận , bài văn có thuyết phục và gợi cảm hơn không ?
? Em có cần phải xác định đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm nào cuả bài văn hay không ? Vì sao ?
? Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vỡ của nhà trường
- Về ý thức :
+ Gắn bó với tập thể hơn
3. kết bài
II/ Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
- Cần xác định luận điểm gợi cho em cảm xúc gì
- Dùng các yếu tố biểu cảm : từ ngữ câu thể hiện cảm xúc vào đoạn văn nghị luận .
- Cảm xúc phải chân thật trong sáng , được diễn tả rõ ràng mạch lạc .
bằng phương tiện nào ?
? Tình cảm , cảm xúc có cần tự nhiên , trong sáng , có cần phải chân thật không ? Được diễn đạt thế nào ?
-> Gv đưa đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm sgk/134 – Gv đọc
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố
- GV nhắc lại những điều cẩn lưu ý khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ( gv treo bảng phụ)
- Tập viết lại đoạn văn có yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Chuẩn bị : Kiểm tra 1 tiết văn ( ôn lại kiến thức văn bản từ HK2-> nay , Chú ý kết hợp cả phần TV và TLV trong bài viết )
5. Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- van8tiet109..112.doc