Giáo án Ngữ văn lớp nghề 10

I- Mục tiêu bài học:

- Nắm được kiến thức chung nhất, tổng quát nhất của hai bộ phận văn học Việt Nam (VHDG và VH viết), quá trình phát triển của văn học viết VN (VHTĐ và văn học hiện đại).

- Nắm được hệ thống vấn đề: thể loại văn học, con người trong văn học VN.

- Bồi dưỡng lòng tự hòa về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó có lòng say mê đối văn học dân tộc.

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án.

- Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

1- Tổ chức:

Sĩ số:

2- Kiểm tra: Trình bày các bộ phận hợp thành văn họcViệt Nam?

3- Bài mới:

 

doc213 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp nghề 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày 10/5/2009 Buổi 1 Nhìn chung nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, Thời kì văn học dân gian, vài nét khát quát về ca dao. Giảng ngày…. tháng 9 năm 2009 I- Mục tiêu bài học: - Nắm được kiến thức chung nhất, tổng quát nhất của hai bộ phận văn học Việt Nam (VHDG và VH viết), quá trình phát triển của văn học viết VN (VHTĐ và văn học hiện đại). - Nắm được hệ thống vấn đề: thể loại văn học, con người trong văn học VN. - Bồi dưỡng lòng tự hòa về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó có lòng say mê đối văn học dân tộc. II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án. Thiết bị: không. III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số: 2- Kiểm tra: Trình bày các bộ phận hợp thành văn họcViệt Nam? 3- Bài mới: Hoạt động của T- H Nội dung kiến thức cơ bản. Thời kì văn học trung đại có văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển như thế nào? Sự thay đổi văn học trung đại sang văn học hiện đại như thế nào? Sự kiện lịch sử nào đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học VN? Công cuộc hiện đại hóa văn học diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Hiện thực xã hội và chân dung con người được phản ảnh trong văn học như thế nào? Đặc trưng văn học dân gian Việt Nam? Các thể loại văn học dân gian? Những giá trị cơ bản của văn học dân gian? Khái niệm về cao dao? Nội dung và nghệ thuật của nhóm những bài ca dao tiếng hát than thân, yêu thương, tình nghĩa? Nội dung và nghệ thuật của nhóm những bài ca dao hài hước? I- Văn học Việt Nam qua các thời kì: 1- Văn học trung đại: từ TK X đến hết TK XIX) - Chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm. Nền văn học viết VN chính thức hình thành từ thế kỉ thứ X khi dân tộc VN chính thức giành được chủ quyền từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc. * Nền văn học chữ Hán: - Từ TK X và tồn tại đến hết TK XIX, đầu thế kỉ XX: Chữ Hán là phương tiện để nhân dân tiếp thu những học thuyết lớn của phương Đông thời đó như: Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão- Trang... Nhiều qua niệm triết học, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ chịu ảnh hưởng của các học thuyết này. các nhà thơ, nhà vănVN đã tiếp thu một phần quan trọng hệ thống thể loại thi pháp văn học cổ - trung đại TQ. Nhiều hiện tượng văn học lớn: thơ Thiền, Lí - Trần, các thể loại văn xuôi như truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi có giá trị hiện thực và nhân đạo thuộc về văn học chữ Hán. Nhiều tác phẩm lớn được viết bằng chữ Hán, các nhà thơ yêu nước nhân đạo đều sáng tác thơ chữ Hán. * Nền văn học chữ Nôm: - Chữ Nôm xuất hiện từ lâu, nhưng vă học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển từ TK XV và đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVIII- dầu TK XX. - Chữ Nôm và văn học chữ Nôm ra đời là kết quả của sự phát triển văn học dân tộc. + Là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta. + đạt được nhiều thành tựu: thơ Nôm thể Đường luật: Nguyễn Trãi, NBKhiêm, HXH, bà HTQ. Nhờ chữ Nôm mà thể lục bát, thể song thất lục bát có được vai trò quan trọng trong việc hình thành các thể loại văn học dân tộc (truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói). Hàng loạt các bài thơ Nôm, truyện thơ bình dân, ngâm khúc, bài hát nói => chứng tỏ năng lực sáng tạo của các nhà thơ VN khi sáng tác bằng tiếng Việt. Nhờ có chữ Nôm ghi âm tiếng Vệt mà tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ bác học có thể dễ dàng đến được với nhân dân lao động. So với văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Sự phát triển của chữ Nôm gắn liền với truỳen thống lớn nhất của văn học trung đại: Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại. Vậy: Văn học trung đại là sản phẩm của văn hóa phương Đông. 2, Văn học hiện đại( từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX): * Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến những năm 1930- đến thế kỉ XX văn học nước ta có quan hệ giao lưu quốc tế rộng hơn. VD: Pháp xâm lược, đô hộ nước ta cũng ảnh hưởng nhiều đến văn học. Khoa cử chữ Hán chấm dứt ở Bắc kì 1915, ở Trung kì 1918 => những người học chữ Hán ít dần, khi đó tri thức học tiếng Pháp ngày một đông đảo. Văn học Nga Xô- viết , văn học Mĩ la tinh cũng tác động ảnh hưởng + Xuất hiện các tầng lớp mới. + Đội ngũ tác giả Chữ Quốc ngữ: dễ học=)nền văn học viết bặng chữ Quốc Ngữ là nền văn học có nhiều công chúng nhất trong lịch sử. Số lượng tác giả và tác phẩm của cũng đạt qui mô chưa từng có. VHVNkế thừa tinh hoaVH truyền thống, mặt khóc tiếp thu tinh hoa những nền VHtrên thế giới để hiện đại hóa. Sự đổi mới=)THVN hiện đại=THVNTrung đại ở một sổ điểm sau : +Về tác giả:đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. + Về thể loại: thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết... dần dần thay thế hệ thống thể loại cũ (tuy một vài thẻ lọai văn học cũ vẫn tồn tại, song không đóng vai trò chủ đạo). + Về thi pháp: Hệ thống thi pháp cũ thay thế hẹ thống thi pháp cũ. Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã khôn còn thích hợp và lối viết hiện thực đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân được khẳng định. * Sự kiện lịch sử: Cách mạng tháng Tám 1945 ( Nhiều nhà văn 1930- 1945) đã đi theo cách mạng. - Công cuộc hiện đại hóa sau cách mạng tháng Tám diễn ra trong hoàn cảnh phải đấu tranh khỏi ách nô dịchthực dân phươn Tây. Đảng Cộng sản Đông dương đã lãnh đạo nhân dân ta... => Một nền văn học ra đời và phát triển tồan diện của đảng cộng sản Việt Nam. Những thành tựu to lớn của nền văn học từ 1945 => nay gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta. - Hiện thực và chân dung con người Việt Nam: + Trước cách mạng tháng Tám 1945: Văn học HTPP ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra. VHLM khám phá, đề cao “cái tôi”, đấu tranh cho quyền sống cá nhân. + Sau cách mạng tháng Tám: Văn học hiện thực XHCN đi sâu vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới. + Sau sự kiện giải phóng miền Nam, thóng nhất đất nước năm 1975, công cuộc đổi mới 1986 : văn học VN bước vào một giai đoạn mới: Phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình cảm tâm tư con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. - Thành tựu nổi bật: Văn học yêu nước và cách mạng, thể loại. II- Văn học dân gian Việt Nam: A- Đặc trưng: - Có hai đặc: + Đặc trưng thứ nhất: VHDG là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). + Đặc trưng thứ hai: VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể). 1- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng): - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng VD: Bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh... Nhớ ai............. Nhớ ai.............................. được thể hiện qua ngôn từ có hình ảnh, cảm xúc. Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. + Đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. Văn học dân gian ghi được phổ biến lại đã thông qua băng kính chủ quan của người truyền tượng nên được sáng tạo thêm + Có 2 truyền hướng của sự truyền miệng. + Truyền miệng theo không gian là lan tỏa tác phẩm từ nơi này đến nơi Truyền miệng theo thời gian: từ đời này sang đời Quá trình truyền miệng được thông qua diễn xứơng dân gian. Tham gia diễn xướng ít nhất 1 =>2 người =) nhiều là cả tập thể trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. + Các hình thức diễn xướng: nói, kể, diễn tác phẩm VHDG 2- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể - Văn học viết là sáng tác cá nhân còn VHDG là kết quả của quá trínháng tác tập thể - Hiểu theo nghĩa hẹp là một nhóm người, hiểu theo nghĩa rộng là cộng đồng dân cư. Trong một tập thể nhỏ có nơi cư trú của từng người, có hoàn cảnh riêng của họ. - Sáng tác tập thể nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả cá nhân tham gia gin sáng tác cùng một lúc. Mỗi cá nhân tham gia sáng tác ở mỗi thời gian điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là phẩm. Tác phẩm văn học dân gian trở thành của trung, ai cũng có thể tùy ý bổ sung, sửa chữa. Thường hay hơn: được bổ sung, sẽ đầy đủ, phong phú hơn *Tập thể mọi người đi cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng do thời đại trước đây, người người LĐ không có “ phương tiện sản xuất tinh thần ”.(CMác) nên học sáng tácVHDG coi đó là con đường có thức duy nhất để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của mình=> vì vậy, nhân dân lao động là lực lượng chính tạo kho tàng văn học dân gian đồ sộ của mỗi dân tộc. - VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhíp điệu của chính hoạt động đó. VD: Hò kéo lưới, hò giã gạo... - VHDG gây không khí để kích thích hoạt động gợi cảm hứng người đọc trong cuộc: VD: Đường vô sứ Nghệ...... Non xanh................... Hoặc: Đứng bên ni đồng........... Đứng bên tê đồng............. * TL: VHDG gồm 2 đặc trưng: - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. - VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể. B- Hệ thống văn học dân gian Việt Nam: Gồm có: 1- Thần thoại. 2- Sử thi. 3- Truyền thuyết. 4- Cổ tích. 5- Truyền ngụ ngôn 6- Tuyện cười 7- Tục ngữ. 8- Câu đố. 9- Ca dao. 10- Vè. 11- Truyện thơ. 12- Chèo ( Ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như tuồng dân gian, múa rối, các trò diễn mang tính truyện). III- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: 1- VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: - Tri thức VHDG đủ mọi lĩnh vực đời sống : Tự nhiên, xã hội và con người. - Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn, thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật => hấp dẫn người nghe, người đọc, dễ phổ biến, dễ tiếp thu, có sức sống lâu bền với thời gian VD: TN Chuồn chuồn bay thấp thì mưa..... - Tri thức dân gian là trình độ, quan điểm của nhân dân, vì vậy có sự khác biệt giữa nhân thức của giai cấp thống trị cùng thời, đặc biệt các vấn đề lịch sử, xã hội. VD: Cùng một câu “Con vua thì lại làm vua....” => Giai cấp thống trị nhận thức khác nhân dân lao động. - Mỗi dân tộc VN có kho ntàng VHDG riêng=> vốn sống, tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng. 2- Văn học dân gian có những giá trị sâu sắc về đạo lí làm người: - văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan - Bóp phần hình thànhnhững phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cầm kiệm, óc thực tiễm... 3 Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc VHDG được chắt lọc, mài giũa qua thời gian và không gian, khi đến với chúng ta nó đã thành viên ngọc sáng - Khi văn học viết với hình thành, VHDG vẫn đáng vai trò chủ đạo. Khi văn học viết phát triển, vhdg vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở văn học viết. Trong tiến hành lịch sử, vhdg đã phát triển song song với năm học viết=> nền văn học phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân t III- Vài nét khái quát về ca dao: A- Khái niệm: Lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả thế giới nội tâm của con người. B- Tìm hiểu về ca dao than thân, tình nghĩa và ca dao haì hước I- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: - Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân ta trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… - Ra đời trong xã hội cũ, ca dao là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng những vẫn đầm ấm, ân tình cảu người bình dân Việt Nam sau lũy tre làng, bên giếng nước, gốc đa, sân đình… 1- Tiếng hát than thân: - Người phụ nữ cảm nhận thân phận phụ thuộc trong xã hội phong kiễn: VD: Thân em như…. - Không những đau khổ vì cuộc đời bị phụ thuộc, người phụ nữ trong xã hội cũ còn chua xót vì nỗi phẩm chất, giá trị của mình không được biết đến (Thân em như củ ấu gai… (bài 2) - Không chỉ người phụ nữ mà người đàn ông cũng than cho cảnh ngộ tình duyên lỡ làng, dang dở “Ai làm chua xót lòng này khế ơi” (bài 3) 2- Tiếng hát yêu thương tình nghĩa: - Trong âm điệu than thở, người đọc còn nhận ra tiếng yêu thương tình nghiaT. Đó là sự ý thức về phẩm chất của người phụ nữ, là sự khao khát đem đến cho đời những điều đốt đẹp của mình dù thân phận bị phụ thuộc, vẻ đẹp không ai biết đến “Ai ơi nếm thử mà xem” (bài 2) - Cho dù tình duyên lỡ làng, người bình dân vẫn tin tưởng vào tình yêu thuyer chung, son sắt “TA như sao vượt chờ trăng giữa trời” (bài 3), “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa” (bài 6). - Trong các cung bậc của tình yêu, nỗi nhớ thương da diết là cảm xúc luôn thường trực ở những người đang yêu (Khăn thương nhớ ai… Mắt thương nhớ ai…) (Bài 4) - Ngoài nỗi nhớ, tình yêu còn có những cách bộc lộ thật chân thành, táo bạo (Ước gì sông rộng mọt gang- Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi) (bài 5) 3- Nghệ thuật: - Sử dụng hình thức lặp lại mô thức mở đầu bài ca dao “Thân em như…”, “trèo lên…”, “Ước gì…”. - Sử dụng các mô-típ trở thành biểu tượng trong ca dao: Cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay, muối mặn… - Sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ mà các đối tượng được dùng để so sánh lấy từ cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gia, đôi mắt… , hay từ trong thiên nhiên, vũ trụ: sao Hôm, sao Mai… - Sử dụng linh hoạt các thể thơ:lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, lục bát biến thể. II- Ca dao hai hước 1- Về nội dung: Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười lạc quan của người dân lao động. - Tiếng cười tự trào: Sắc thái tiếng cười tự trào thể hiện rõ nhất qua bài ca dao thứ nhất. Dù người lao động sống trong cảnh nghèo nhưng họ vẫn lấy cái nghèo của mình để tự trào một cách hồn nhiên, vô tư pha chút hóm hỉnh. Tự cười cũng là một cách để mua vui, giải trí rất hồn nhiên của người bình dân trong cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả. - Tiếng cười phê phán: phê phán, giễu cợt những thói hư tất xấu vẫn còn tồn tại trong nội bộ quần chúng lao động như: sự yếu đuối, lười nhác, không đáng mặt nam nhi (bài 2,3), sự đỏng đảnh, vô duyên, biếng làm mà siêng ăn của một vài phụ nữ (bài 4). Đây là tiếng cười giễu cợt nhưng không ác ý, rất phù hợp với đặc tính hài hước, ưa trào lộng của nhân dân ta. 2- Về nghệ thuật: - Hư cấu dựng cảnh tài tình (cảnh dẫn cưới- lời thách cưới ở bài 1), chọn lọc những chi tiết đặc sắc, có sức khái quát cao (chàng tai “khom lưng, chống gối” để “gánh hai hạt vừng” (bài 2). - Nghệ thuật đối lập, tương phản kết hợp với cường điệu, phóng đại (ở 4 bài ca dao). - Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. 4- Củng cố: - Văn học việt nam phát triển qua các thời kì lịch sử. - Đặc trưng cơ bản và những giá trị của văn học dân gian. - KHái niệm và tìm hiểu chung về ca dao: ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước. 5- Dặn dò: - Chuẩn bị Tìm hiểu về văn nghị luận (2 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập). Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày 11/5/2009 Buổi 2 - Khái quát về văn nghị luận. - Bài tập về văn nghị luận, cách làm bài văn nghị luận Giảng I- Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được khái quát về văn nghị luận nói chung. - Kĩ năng biết nhận diện được các đề ở dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội và biết cách viết bài. - Giáo dục ý thức, thái độ học kết hợp với hành (bài 1), tình yêu cuộc sống lạc quan, yêu đời (bài 2), ý thức luyện tập viết bài phân tích (bài 3) II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 2- Kiểm tra: Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam? 3- Bài mới: Hoạt động của T- H Nội dung kiến thức cơ bản T: Giới thiệu các dạng văn nghị luận và ví các đề cụ thể. T: Ra đề , học sinh làm bài tập. Cách làm bài văn nghị luận? I- Khái quát chung về văn nghị luận: - Văn nghị luận: gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. * Nghị luận văn học: - Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Nghị luận về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi. VD…. * Nghị luận xã hội: - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng xã hội. VD………………. * Yêu cầu viết văn nghị luận: - Hành văn phải mạch lạc, các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Sử dụng các thao tác lập luận phù hợp: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. y được cảm nhận giao mùa của nhà thơ rất tinh tế. II- Bài tập về văn nghị luận: 1-Đề 1: Phân tích bài ca dao: “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi, không yên một bề” đề nghị luận văn học: cụ thể là một bài ca dao. Gợ ý phân tích: Bài ca dao dựa vào những thủ pháp nghệ thuật: - Biện pháp nhân hoá và hoán dụ. * Khăn và đèn là hình ảnh hoán dụ để chỉ người có khăn, có đèn. + Chiếc khăn nhiều lần rơi xuống rồi lại được nhặt lên => Nỗi nhớ người yêu của cô gái không yên chút nào. + Ngọn đèn, đôi mắt cũng như lòng người nhớ thương, thao thức. Hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là hỏi chính lòng mình => Cô gái thương nhớ đến không ngủ được. * Lặp lại cú pháp (cùng kiểu câu): đã tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc không nguôi của cô gái, dường như cô đang ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, phiền muộn. * Câu thơ 4 tiếng (thể văn bốn) diễn tả tâm trạng cô gái ấy qua âm điệu thật rõ. - Hai câu cuối: Đêm qua.......Lo vì..... “ Một nỗi”, “một bề” mà hoá thành nhiều bề vấn vương, thao thức => vì sao? Cô gái lo cho chàng trai hay lo cho mình, hay lo cho chàng trai không yêu thương mình như mình đã yêu thương. => Đây chính là tâm trạng của người phụ nữ đang yêu. 2- Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về truyền thống đạo lí của nhân dân ta qua câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. đề thuộc nghị luận xã hội: cụ thể là về tư tưởng, đạo lí Dàn ý: A- Mở bài: a-Giải thích câu tục ngữ. - Nghĩa đen - Nghĩa bóng b- Nhận định, đánh giá: - Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm người. - Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Câu tục ngữ khẳng định đối nhân xử thế. - Câu tục ngữ nhắc nhở của mọi người đối với dân tộc c- Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay III- Các làm bài văn nghị luận: - Phải xác định yêu cầu đề bài về kiến thức, về kĩ năng. - Thực hiện 4 bước sau: + Lập dàn ý. + Viết bài dựa trên dàn ý + Sửa chữa, kiểm tra + Viết thành bài hoàn chỉnh 4- Củng cố: - Các dạng đề văn nghị luận. - Nội dung và nghệ thuật Bài ca người thợ mộc - Phân tích văn học (dạng đề thơ) 5- Dặn dò: - Chuẩn bị tiết Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày 12/5/2009 Buổi 3 Tát nước đầu đình, bài ca người thợ mộc. Phân tích văn học, bài tập, bài viết số 2. Tiếng việt: nguồn gốc tiếng Việt. Giảng I- Mục tiêu: - Học sinh nắm các kiến thức đọc văn về ca dao thấy được khúc hát chữ tình trò chuyện rất ý nhị của người bình dân. Học sinh nắm được kĩ năng phân tích văn nghị luận qua các đề cụ thể, nắm được nguồn gooc của tiếng Việt. - Kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng qua giờ đọc văn, kĩ năng thực hành qua giờ TV, TLV - Giáo dục ý thực học tập, tìm hiểu mở rộng nâng cao. II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 2- Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 3- Bài mới: Hoạt động của T- H Nội dung kiến thức cơ bản Hoàn cảnh ra đời bài ca dao? Chàng trai nói về chuyện cái áo bị mất như thế nào? Có phải chàng trai muốn hỏi để tìm lại chiếc áo không? Hay mục đích làm gì? Nhana vật trữ tình? Khái niệm phân tích và phân tích văn học? I- Tát nước đầu đình: 1- Hoàn cảnh ra đời bài ca dao: - Căn cứ vào nội dung và giọng điệu của bài ca dao ta có thể dự đoán được: + Khúc hát này chắc chắn được nảy sinh trong môi trường giao duyên, cảnh làng quê xưa, trong cuộc sống lao động. Nơi có nhiều ao, đình chùa…. 2- Nhân vật trữ tình: - Nhân vật trữ tình là chàng trai nói về chuyện mất áo, thời điểm mất áo là ‘đêm qua” tát nước đầu đình. - chiếc áo bị mất do bỏ quên trên cành hoa sen: có lí mà rất vô lí * Hình ảnh chiếc áo được giới thiệc rất kĩ - sứt chỉ đường tà * Từ chuyện mất áo lại chuyển sang giới thiệu chuyện khác: đó là hoàn cảnh bản thân mình: chưa có vợ, sống mới mẹ già, sống cô đơn, rất cần bàn tay người phụ nữ chăm sóc qua hình ảnh chiếc áo sứt chỉ đã lâu. * Từ chuyện giới thiệu hoàn cảnh bản thân => tỏ tình: Trả công của chàng trai cho cô gái nếu cô gái giúp đỡ khâu giúp cho anh bằng lễ vật của một lễ cưới: buồng cau, tiền cưới, đôi chiếu, đôi chăn. đôi chằm, lợn, sôi … Thì hóa ra đây là cách ngỏ lời của chàng trai rất tế nhị, khéo láo. Chuyện mất áo chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình tỏ tình với cô gái. II- Bài ca người thợ mộc: - Nhân vật trữ tình là một chàng trai có nghề nghiệp hẳn hoi, có cốt cách đa tình. * - Hai câu đầu: là câu xưng danh của người thợ mộc, đây là câu hát có tình nghi thức trong sinh hoạt ca hát dân gian: Đến đây hỏi thật quê chàng Hỏi danh, hỏi họ, hỏi làng làng chi? - Anh làm thợ mộc Thanh Hoa Làm cầu, làm quán làm nhà khéo thay! => Thợ giở, tài hoa. Song “anh” khác ‘ta”, tiếng “anh’ cất lên giành thế chủ động. Cách giới thiệu rất khéo - Những nét chạm trổ của chàng tai thợ mộc rất khéo léo, tài hoa “Bốn cửa anh chạm….)= Đối chiếu cách chạm trổ của giai cấp thống trị xưa thì đây là khuôn vàng thước ngọc. - Theo đó, hình ảnh cuộc sống của chàng trai được bừng nở ngát hương trong im lặng: ( Bốn cửa anh chạm bốn hoa- Trên là…….) Sự chuyển đổi linh hoạt bất ngờ: (Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ- Một đền….) => từ “bốn” chuyển sang “một” được lặp lại 4 lần. - Cuối cùng sự xuất hiện hình ảnh “hoa”, “đèn” chàng trai đã không thể giấu mối tơ lòng của mình nữa. Cảnh và tình hiện lên hài hòa lí tưởng. III- Phân tích văn học: 1- Khái niệm: * Phân tích: chia nhỏ vấn đề để xem xét, đánh giá * Phân tích văn học: Chia tác phẩm ở những bình diện khác nhau để xem xét, đánh giá từng bình diện, sau đó tổng hợp lại để đánh giá toàn diện. VD: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Phải xem xét các hình ảnh, từ ngữ, giọng thơ để thấy được cảm nhận giao mùa của nhà thơ rất tinh tế. 2- Bài tập: Lập dàn ý đề văn sau: Phân tích bài ca dao ‘Tát nước đầu đình” 4- Củng cố: - Nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao trên. - Nguồn gốc TV. 5- Dặn dò: - Chuẩn bị tiết 16,17,18: Bài viết số 2, Tiếng Việt: Nguồn gốc tiếng Việt. Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày 14/5/2009 Buổi 4 bài viết số 1. Tiếng việt: nguồn gốc tiếng Việt Giảng: I- Mục tiêu: - Học sinh nắm được kĩ năng phân tích văn nghị luận qua các đề cụ thể, nắm được nguồn gốc của tiếng Việt, quá trình phát triển và chữ viết của tiếng Việt. - Kĩ năng sử dụng tiếng Việt. II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 2- Kiểm tra: Phân tích bài ca dao ‘tát nước đầu đình”? 3- Bài mới: Hoạt động của T- H Nội dung kiến thức cơ bản H: Viết bài. TV trải qua những thời kì nào? Chữ viết của tiếng Việt? IV- Viết bài số 1: Đề: Phân tích bài ca dao: “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi, không yên một bề” V- Tiếng Việt: Nguồn gốc của tiếng Việt. A- Lịch sử phát triển của tiếng Việt: - Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt. Tiếng Việt giữ vai trò của ngôn ngữ có

File đính kèm:

  • docvan day lop nghe.doc