Giáo án Người trong bao a.p.sê – khốp

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS: - Hiểu giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”, phê phán lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX qua hình tượng nhân vật Beelicôp.

 - Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo, giọng điệu vừa mỉa mai châm biếm, vừa trầm buồn

 2. Kĩ năng: Rèn cho HS:

 - Kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học nước ngoài theo bản dịch

 - Kĩ năng phân tích nhân vật điển hình

 - Kĩ năng khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm truyện ngắn

 - Kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng ứng dụng sơ đồ tư duy trong đọc – hiểu, phân tích nhân vật.

 3. Thái độ:

 Giúp HS có ý thức biết căm ghét và đấu tranh đến cùng với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn nhát trước quyền lực. Từ đó, giúp các em xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng sống cao đẹp.

II/ Sự chuẩn bị, phương tiện và phương pháp dạy học

1. Chuẩn bị của GV và HS:

 - GV: Đọc tư liệu về văn học Nga cuối thế kỷ XIX.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Người trong bao a.p.sê – khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI TRONG BAO A.P.SÊ – KHỐP Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: I/ Mục tiêu bài học: Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”, phê phán lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX qua hình tượng nhân vật Beelicôp. - Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo, giọng điệu vừa mỉa mai châm biếm, vừa trầm buồn 2. Kĩ năng: Rèn cho HS: - Kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học nước ngoài theo bản dịch - Kĩ năng phân tích nhân vật điển hình - Kĩ năng khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm truyện ngắn - Kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng ứng dụng sơ đồ tư duy trong đọc – hiểu, phân tích nhân vật. 3. Thái độ: Giúp HS có ý thức biết căm ghét và đấu tranh đến cùng với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn nhát trước quyền lực. Từ đó, giúp các em xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng sống cao đẹp. II/ Sự chuẩn bị, phương tiện và phương pháp dạy học Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Đọc tư liệu về văn học Nga cuối thế kỷ XIX. Đọc tư liệu về nhà văn Sê – khốp Đọc và thiết kế bài giảng dựa theo văn bản SGK - HS: Đọc và tóm tắt được tác phẩm trước giờ học Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. Phương tiện dạy – học: - SGK Ngữ văn 11 cơ bản, tập 2 - SGV Ngữ văn 11, tập 2 - Giáo án và slide bài giảng do GV tự thiết kế - Máy chiếu, phiếu học tập do GV thiết kế, giấy Ao, bút lông 3. Phương pháp dạy – học: GV sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Thuyết trình - Vấn đáp - Học theo nhóm - Sử dụng SGK,Internet - Sử dụng Mindmap - Nêu vấn đề - Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS: kỹ năng chung sống chan hòa với tập thể III/ Tiến trình dạy – học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Bài mới Gv dẫn vào bài: Thế kỷ XIX là mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển rực rỡ của văn học Nga với các tên tuổi vĩ đại. Ta biết đến Puskin, “người khởi đầu cho mọi sự khởi đầu trong văn học Nga”(M.Gorki) với bài thơ tình bất hủ “Tôi yêu em”. Hôm nay, cô giới thiệu với các em một đại biểu kiệt xuất của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, người được mệnh danh là “ông Thánh của truyện ngắn lịch sử văn học Nga”. Đó là nhà văn A.P.Sê – khốp với truyện ngắn nổi tiếng “Người trong bao”. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Phương pháp: - Thuyết trình - Vấn đáp - Sử dụng SGK,Internet - Sử dụng Mindmap. * Thao tác 1: Khái lược về VH Nga cuối thế kỉ XIX - GV thuyết trình giới thiệu ngắn gọn về văn học Nga thế kỷ XIX ( GV trình chiếu cho HS quan sát tình hình XH Nga thế kỷ XIX, các gương mặt VH Nga tiêu biểu,…) * Thao tác 2: Tác giả - Gv phát vấn: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Sê – khốp? - Hs trả lời - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại những nét chính. * Thao tác 3: Tác phẩm - GV phát vấn: Hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nêu đề tài và giá trị của tác phẩm? - HS trả lời * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản * Phương pháp: - Thuyết trình - Vấn đáp - Học theo nhóm - Sử dụng Mindmap - Nêu vấn đề - Sử dụng SGK, Internet - Đọc sáng tạo * Thao tác 1: Đọc sáng tạo Ngoại hình - GV căn cứ vào tình hình chuẩn bị bài ở nhà của HS, yêu cầu HS kể lại câu chuyện về “Người trong bao” hoặc tóm tắt tác phẩm. - HS kể hoặc tóm tắt - GV nhận xét giọng kể, nêu yêu cầu giọng kể, giọng đọc, chốt lại phần tóm tắt cốt truyện bằng sơ đồ tư duy và trình chiếu sơ đồ để HS nắm được cốt truyện. * Thao tác 2: Phân tích văn bản. - GV tổ chức HS học theo nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm thảo luận theo nội dung yêu cầu được ghi trong phiếu + Thời gian thảo luận: 10p + Nhóm 1: Tìm những chi tiết khắc họa ngoại hình, thói quen sinh hoạt của Bê-li-cốp và rút ra nhận xét về nhân vật? + Nhóm 2: Tìm những chi tiết khắc họa tính cách và lối sống của Bê-li-cốp và rút ra nhận xét? + Nhóm 3: Tìm những chi tiết cho thấy ảnh hưởng của Bê-li-cốp và nhận xét về sức ảnh hưởng của Bê-li-cốp? - Sau 10p thảo luận, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày nội dung nhóm đã thảo luận và thống nhất. - Sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, Gv gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung và chốt lại, trình chiếu nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy. - GV nêu vấn đề, gợi mở, dẫn dắt HS đánh giá tổng hợp về nhân vật: Qua phẩn trình bày của nhóm 1 và nhóm 2, em hình dung gì về nhân vật Bê-li-cốp? Từ đó rút ra nhận xét về đặc sắc nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Sê – khốp? (Dành cho HS khá, giỏi). - HS suy nghĩ, nhận xét - GV chốt lại - Gv yêu cầu đại diện nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung Nhà trường: Gv và hiệu trưởng đều sợ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại và trình chiếu sơ đồ ảnh hưởng của Bê-li-cốp I/ Tìm hiểu chung Khái lược về văn học Nga thế kỷ XIX. Nội dung VHHT: Phê phán thực tại và phê phán chế độ xã hội bạo tàn => Thành tựu: CNHT hình thành và đạt đến đỉnh cao với nhiều tên tuổi vang danh khắp thế giới: Leptonxtoi, Gorki, Dotoiepxki, Chevkhop,… VH Nga thế kỷ XIX Bối cảnh XH: Chế độ nông nô chuyên chế bảo thủ, ngột ngạt. => Niềm tủi hổ cho trí thức quý tộc Nga f Tác giả Cuộc đời - Antôn Paplôvich Sê – Khốp (1860 – 1904) - Xuất thân: gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Taganrôc => thuộc tầng lớp tiểu thị dân, gốc nông nô + Ông nội Sê- khốp là một nông nô đã tự chuộc lấy mình => Cả cuộc đời Sê –khốp muốn vắt kiệt đi từng giọt nô lệ trong mình để huyết quản chảy dòng máu chân chính của con người. - Hoạt động xã hội: + 1884, tốt nghiệp đại học Tổng hợp, khoa y => trở thành bác sĩ nông thôn, đồng thời sáng tác văn học, hoạt động xã hội. + 1887, nhận giải thưởng Puskin của viện Hàn lâm khoa học + 1990, được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga. + 1904, mất tại Đức bởi căn bệnh phổi nặng. Sự nghiệp sáng tác - Thành tựu văn học: + Hơn 500 truyện ngắn và vừa: Anh béo và anh gầy, Con kỳ nhông, Phòng số 6,… + Kịch: Vườn anh đào, Hải âu, Ba chị em,… - Phong cách nghệ thuật: + Nội dung: Tác phẩm của Sê – khốp thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa + Nghệ thuật: Cốt truyện giản dị, hàm súc, Ít yếu tố gay cấn. Ngôn ngữ thâm trầm, giản dị, chú ý khắc họa nhân vật bằng chi tiết nhằm tô đậm chủ đề tư tưởng tác phẩm => Sê – khốp được đánh giá là đại biểu lớn cuối cùng của VHHT Nga thế kỷ XIX, nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch và là “Ông Thánh của truyện ngắn Nga”. 3. Tác phẩm “Người trong bao” a. Hoàn cảnh ra đời - 1898, khi tác giả đang dưỡng bệnh tại thành phố I- an- ta, trên đảo Crưm, biển Đen. - Bối cảnh xã hội Nga: Đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề => Đẻ ra nhiều kiểu người kỳ quái. b. Đề tài: Tác phẩm thuộc chùm ba tác phẩm có chung đề tài: phê phán lối sống tầm thường, dung tục TTS, lối sống trong bao của một bộ phận trí thức trong XH Nga cuối thế kỷ XIX. Đó là chùm tác phẩm: Khóm phúc bồn tử, Một truyện tình yêu và Người trong bao. Giá trị: Tác phẩm không chỉ phản ánh thực tại XH Nga đương thời mà còn mang ý nghĩa triết lý sâu sắc; “là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”(Nguyễn Tuân). II/ Đọc – hiểu văn bản Đọc và tóm tắt văn bản Yêu cầu giọng kể và đọc: chậm, buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm khi khắc họa chân dung Bê-li-cốp. Chú ý thay đồi giọng trong đối thoại của nhân vật. Sơ đồ tóm tắt cốt truyện Lối sống và tính cách Thói quen sinh hoạt Câu chuyện của Burơkin và IvanIvanứt Bê-li-cốp – GV dạy tiếng Hy Lạp Lời nhận xét của bác sĩ Ivan Ivanứt:“ Không thể sống mãi như thế được!” Nhà trường Thành phố Trong bao Phân tích văn bản Hình tượng nhân vật Bê – li – cốp Ngoại hình và thói quen sinh hoạt Ngoại hình Thói quen sinh hoạt - luôn đi giày cao su - luôn cầm ô - mặc áo bành tô - đeo kính râm - mặc áo bông chần - lỗ tai nhét bông => khác người, kì quái. - Vật dụng: dao, ô, đồng hồ quả quýt cho vào bao của nó. - Gương mặt của chính mình: giấu mặt sau chiếc áo bành tô cổ dựng đứng lên - Hình hài và hoạt động của mình: +đi xe ngựa kéo mui lên + sống trong một căn phòng chật hẹp, đóng kín cửa + nằm ngủ: kéo chăn trùm kín đầu + ở nhà cũng mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng kín cửa, cài then. => lập dị, khó hiểu, tất cả mọi thứ đều cho vào bao. => Bao vật chất: giúp Bê-li-cốp thực hiện khát vọng thu mình trong một cái vỏ bọc để bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng của bên ngoài. Tính cách và lối sống: + Môn dạy: tiếng Hi Lạp cổ -à lỗi thời, không mang tính thời sự Môi trường làm việc an toàn, ít cạnh tranh Bệnh nghề nghiệp: sùng cổ, khép kín, bảo thủ + Tư duy sống: - Sống theo những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán, nguyên tắc, giáo điều, - Đến ý nghĩ cũng cố giấu vào bao - Câu nói thường trực: “nhỡ xảy chuyện gì” - Đến nhà bạn chơi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì, độ một giờ sau thì cáo từ - Ngạc nhiên đến kinh khủng khi chứng kiến Coovalencô và Varenca đi xe đạp - Cho rằng việc mặc áo thêu, tay cầm sách ra đường là biểu hiện của lối sống buông thả. - Luôn sợ thanh tra và hiệu trưởng => Bảo thủ, sợ cái mới, sợ quyền lực, nô lệ của dư luận, sợ giao tiếp, hay dò xét người khác + Thái độ sống: luôn hài lòng với lối sống của mình, thậm chí muốn người khác học tập và làm theo - Yêu cầu Coovalencô tôn trọng cấp trên - Lúc nào cũng xử sự như một người tử tế, đứng đắn => Lớp bao tinh thần: che đậy sự run sợ trước cái mới, trước quyền lực, che lấp sự hèn nhát, bảo thủ, lạc hậu của Bê-li-cốp. * Tiểu kết - Bê-li-cốp hiện lên qua một bức chân dung dị thường – là một cái bao lớn trong có lớp lớp những cái bao chồng chất lên nhau + Lớp bao vật chất giúp ngăn cách B với thế giới bên ngoài + Lớp bao tinh thần giúp che đậy nhược điểm, tạo cho B cảm giác yên tâm, mãn nguyện với cách sống của mình. - Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật: + Nhà văn đã sử dụng nhiều chi tiết rất tỉ mỉ, tưởng như vụn vặt nhưng lại có ý nghĩa tạo điểm nhấn quan trọng trong bức chân dung + Giọng văn: chậm rãi, thoáng chút mỉa mai, châm biếm nhưng ẩn chứa nỗi buồn xót xa + Chi tiết về cái bao lặp đi lặp lại trong đoạn miêu tả chân dung nhân vật, gây ám ảnh cho người đọc Bê- li –cốp là điển hình cho kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao”, là sản phẩm của chế độ xã hội Nga chuyên chế cuối thế kỷ XIX. * Ảnh hưởng của Bê –li- cốp Phạm vi Thành phố: Dân chúng sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen,… Tất cả mọi người đều sợ hành vi dò xét và bẩm báo lên cấp trên của Bê-li-côp => chính sự nhút nhát, thiếu dũng khí đấu tranh của mọi người đã tiếp tay cho kẻ trong bao lộng hành. Thời gian : 15 năm => kéo dài, dai dẳng Nguyên nhân Ảnh hưởng của Bêlicop => Có thể thấy: ảnh hưởng của Bê-li-côp ngày càng lan rộng theo chiều hướng tiêu cực và trở thành nạn dịch phổ biến ở nước Nga thế kỷ XIX, khiến bầu không khí Nga trở nên ngột ngạt, nặng nề, trì trệ. Cả XH Nga hiện ra như cái hũ nút khổng lồ, bí bách. Tầm ảnh hưởng sâu rộng và sức lan tỏa của kiểu người trong bao Bê-li-côp cho thấy phải chăng trong mỗi người đều có một phần Bê – li – cốp? * Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò * Phương pháp: - Thuyết trình - Học theo nhóm - Động não - GV chốt lại đặc điểm chân dung và tầm ảnh hưởng của “người trong bao” và gợi mởi các nhóm: theo tưởng tượng của mình, em hãy vẽ lại chân dung của “người trong bao”? - Các nhóm vẽ sáng tạo chân dung Belicop và thuyết trình cho trí tưởng tượng của nhóm. - Gv cho điểm các nhóm và nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tiết sau * Đánh giá tổng hợp - Bê –li-cốp mang ý nghĩa điển hình khái quát như một hiện tượng xã hội phổ biến – hiện tượng con người sống thu mình, hèn nhát, ích kỷ. - Sức sống, sức ám ảnh của hình tượng người trong bao vô cùng lớn lao và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người. - Hình tượng Bê –li –cốp khiến ta nhớ tới hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao: họ đều là sản phẩm được nhào nặn bởi xã hội ngột ngạt, chuyên quyền 4. Rút kinh nghiệm giờ dạy: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docnguoi trong bao.doc